您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
Giải trí49人已围观
简介 Pha lê - 02/02/2025 15:38 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
Giải tríNguyễn Quang Hải - 02/02/2025 08:50 Pháp ...
【Giải trí】
阅读更多Đóng 70 nghìn/ngày, phụ huynh ứa nước mắt nhìn bữa ăn của con
Giải tríBát cháo thịt của Trường AMIS. Ảnh: NVCC “Thời gian đầu, chất lượng bữa ăn khá ổn nhưng sau đó thì không. Ngày nào đi học về, con cũng kêu đói trong khi tiền ăn trường tăng lên 70 nghìn đồng/ngày từ tháng 10/2022. Thấy có vấn đề bất ổn, tôi đã theo dõi và yêu cầu cô giáo ở lớp chụp đầy đủ suất ăn của các con và gửi cho phụ huynh hằng ngày. Khi nhìn suất ăn của các con, tôi ứa nước mắt vì thương", chị T.H bức xúc.
Cũng theo chị, thực đơn nhà trường đưa lên một đằng, nhưng khi nấu đã không đúng món. Lượng đồ ăn quá ít ỏi. Cốc nước cam như nước lọc, 1 quả chuối chia 3-4 phần, mỗi con được 3 lát. Giáo viên ở lớp ý kiến lên trường rằng đồ ăn ít quá, nên tăng số lượng, nhà trường không tiếp thu”,
Theo chị T.H, các phụ huynh từng đề nghị họp để trao đổi, nhà trường giải quyết theo cách đối phó là không cho các giáo viên ở lớp chụp ảnh đồ ăn nữa, văn phòng nhà trường trực tiếp chụp gửi cho phụ huynh. “Họ chuẩn bị 1 khay cơm thật đầy, đẹp mắt để chụp lên nhưng khi giáo viên ở lớp chụp ảnh khay cơm thực tế của các con lại không như vậy”.
Các phụ huynh cho hay đã họp 4 lần với nhà trường và phía nhà trường cũng thừa nhận việc đồ ăn của các con chưa đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, tình trạng đến nay không cải thiện.
Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNettrưa 3/4, đại diện cơ sở AMIS Trần Hữu Dực lý giải: “Khi chia suất ăn cho trẻ, chúng tôi thường chia ở lượng vừa phải, nếu trẻ muốn ăn thêm sẽ cho thêm. Quy chuẩn là có đồ ăn thêm cho các con nếu có nhu cầu. Chúng tôi cũng muốn giáo dục các con ăn hết suất đồ ăn của mình. Nếu chia nhiều quá, thường các con ăn không hết hoặc cảm giác chán ăn”.
Vị này cho biết, từ tháng 10/2022, nhà trường tăng tiền ăn từ 65 lên 70 nghìn đồng/ngày. “Tuy nhiên, tiền ăn được chia làm 4 bữa ăn trong ngày, gồm bữa sáng, bữa ăn hoa quả, bữa trưa, bữa chiều. Ngoài ra còn có sữa cho các con, buổi sáng sau ăn, buổi chiều vào sau 4h”.
Theo vị này, những bức ảnh phụ huynh có là do giáo viên của trường gửi công khai. “Ngay từ đầu, phụ huynh đã yêu cầu giáo viên gửi. Nhà trường có biết việc những hình ảnh về bữa ăn của các con được chia sẻ ra, chứ không phải giấu giếm”.
Về phản ánh bát cháo trắng ít thịt và nước cam loãng, vị này cho rằng có thể do góc chụp. “Ví dụ một bát cháo sườn, phần thịt, sườn nặng sẽ ở phía dưới. Nhưng với cách chế biến khác, chúng tôi rải thịt băm ở phía trên cháo sẽ là câu chuyện khác. Chúng tôi sẽ thay đổi cách chế biến để tránh gây hiểu nhầm cho phụ huynh”.
Đại diện trường cho hay hôm qua 2/4, nhà trường cũng đã gửi thư xin phép phụ huynh một buổi họp để đối thoại và giải thích về tất cả những vấn đề còn băn khoăn.
“Để xảy ra những việc như thế này, thực sự là điều rất đáng tiếc. Đối với việc phụ huynh phản ánh, chúng tôi sẽ rà soát lại nội bộ trường. Sai hay không sai thì chưa bàn đến, nhưng khiến phụ huynh bất bình, đưa ra thì trường cũng phải xem lại, có những khắc phục”.
Vị này cho hay, thời gian tới, trường sẽ tăng thêm lượng thức ăn và kiểm soát chặt hơn về chuyện đồ ăn thừa của trẻ. “Ví dụ, ngày hôm nào, trẻ ăn thừa món nào đó, chúng tôi sẽ phải đánh giá món ăn đó có phù hợp, hợp khẩu vị của trẻ, để có những điều chỉnh. Chúng tôi sẽ làm quy trình chuẩn hơn”.
Đại diện trường nhận trách nhiệm và xin lỗi khi để cho phụ huynh phải bận lòng đến việc này.
Vụ thu 70 nghìn/ngày nhưng 'bữa ăn lèo tèo': Gỡ biển trường mầm non
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho hay, Trường American Montessori International School Trần Hữu Dực (AMIS) không phải trường mầm non và đã bị yêu cầu dỡ biển tên quảng cáo.">...
【Giải trí】
阅读更多Chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Giải tríMột trong những vấn đề quan trọng được hội nghị thảo luận là việc mở mặt trận thứ hai, vốn được Mỹ và Anh hứa hẹn nhiều lần nhưng sau đó lại tìm cớ trì hoãn. Lần này, trước sức ép manh mẽ của Stalin, cuối cùng hội nghị quyết định mặt trận thứ hai sẽ mở trên đất Pháp thay vì từ phía Balkans như Thủ tướng Anh đề xuất. Thời hạn xác định là tháng 5/1944. Điểm đổ bộ được xác định là bãi biển Normandy, Pháp. Tướng Mỹ D. Eisenhower được cử làm Tư lệnh tối cao lực lượng Đồng minh. Để đánh lạc hướng quân Đức, quân Đồng minh đã mở một chiến dịch tung hỏa mù, làm cho Bộ Chỉ huy Đức tin rằng mặt trận sẽ được mở ở Pas de Calais, nơi bắt đầu con đường ngắn nhất dẫn tới Berlin.
Lính Mỹ đổ bộ lên Normandy. Ảnh: Wikipedia Do đó, quân Đức tăng cường lực lượng bố phòng tại Pas de Calais. Khu vực bờ biển Normandy chỉ còn đóng vai trò thứ yếu trong thế trận phòng ngự của quân Đức.
Bộ Chỉ huy Đức cũng dự đoán, nếu quân Đồng minh đổ bộ vào Normandy thì thời điểm phù hợp nhất là cuối tháng 5/1944, khi thủy triều dâng cao, trăng sáng và ít gió. Vì thế, khi tháng 5 qua đi mà không có cuộc đổ bộ nào, trong khi tháng 6 đến mang theo những cơn bão, các chỉ huy quân Đức cho rằng mình có thể nghỉ xả hơi.
Về phía quân Đồng minh, những nhà khí tượng học hàng đầu của Mỹ, Anh được huy động và chịu trách nhiệm liên tục cung cấp thông tin về tình hình thời tiết. Đến ngày 3/6, hai nhà khí tượng học Mỹ là Windewing và Ben Holzman dự báo thời tiết ngày 5/6 là tốt, thích hợp để tiến hành cuộc đổ bộ theo đúng kế hoạch.
Tuy nhiên, nhà khí tượng Anh James Stagg có dự báo hơi khác, do vậy đã thuyết phục tướng Eisenhower vào phút cuối hủy cuộc đổ bộ vào ngày đã định.
Đến tối 4/6, thời tiết tại cảng Portsmouth, Anh - nơi tập trung lực lượng đổ bộ chủ yếu, vẫn rất xấu. Tuy nhiên, Stagg vẫn khẳng định với tướng Eisenhower rằng thời tiết sẽ sớm cải thiện trong một vài ngày tới.
Sau đó, tại cuộc họp của Hội đồng tướng lĩnh cấp cao quân Đồng minh, nhiều ý kiến cho rằng, với điều kiện khí hậu như hiện tại, thời điểm hợp lý để tiến hành đổ bộ là hai tuần sau đó. Thế nhưng, nếu tiếp tục trì hoãn, quân Đồng minh sẽ mất yếu tố bất ngờ. Vì thế, trên cơ sở dự báo của nhà khí tượng Stagg, tướng Eisenhower quyết định chọn ngày 6/6 mở màn cuộc đổ bộ.
Đúng 6 giờ 30 phút ngày 6/6, thường được gọi là D-Day, chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh, mang tên Sao Hải Vương (Neptune), chính thức bắt đầu.
Phe Đồng minh huy động gần 7.000 phương tiện từ hải quân 8 nước cho chiến dịch, gồm 1.213 tàu chiến các loại, 4.126 tàu vận tải và xuồng đổ bộ, khoảng 750 tàu hậu cần và gần 900 tàu buôn. Lực lượng không quân được triển khai cho chiến dịch cũng rất đông đảo với 11.000 tiêm kích, oanh tạc cơ, vận tải cơ và tàu lượn chở quân.
Ngoài hai triệu binh sĩ chính quy, phe Đồng minh cũng nhận được sự yểm trợ từ khoảng 350.000 quân kháng chiến trên khắp lãnh thổ Pháp. Quân đội Mỹ đổ bộ lên hai bãi biển có tên mã sử dụng trong chiến tranh là Utah và Omaha, trong khi quân Anh, Canada đổ bộ lên các bãi Gold, Sword và Juno.
Giai đoạn đầu của chiến dịch diễn ra rất khốc liệt, quân đội Đức quốc xã – hóa ra mạnh hơn nhiều so với dự kiến, đã chống cự quyết liệt, gây thương vong rất lớn cho quân Đồng minh.
Chỉ tính trong ngày đầu tiên mở màn chiến dịch D-Day, thương vong của quân Đồng minh khoảng 10.000 người, với hơn 4.000 người tử trận. Quân đội Đức quốc xã tổn thất khoảng 1.000 người. Đến ngày 12/6, quân Đồng minh đã chiếm giữ mặt trận dài 97km, sâu 24km tính từ bãi biển. Tuy nhiên, những cuộc giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn.
Mãi đến cuối tháng 7, khi hàng trăm nghìn binh sĩ được tăng cường, kết hợp với lực lượng quân kháng chiến Pháp hỗ trợ, quân Đồng minh mới làm chủ thế trận, đẩy quân Đức vào thế bất lợi. Cuối tháng 8, chiến dịch đổ bộ kết thúc, 2 triệu quân Đồng minh bắt đầu tiến công vào sâu trong đất liền.
Tính chung cả chiến dịch Normandy, quân Đồng minh có hơn 226.000 người thiệt mạng, bị thương hoặc mất tích; hơn 4.100 máy bay và 4.000 xe tăng, thiết giáp bị phá hủy. Phía quân Đức thiệt hại khoảng 200.000 người, cùng 2.100 máy bay và 2.400 xe thiết giáp bị tiêu diệt. Khoảng 15.000 - 20.000 người dân Pháp thiệt mạng, hàng nghìn người phải bỏ nhà đi lánh nạn.
Cuộc đổ bộ Normandy đã đẩy lùi phát-xít Đức khỏi bờ biển Pháp, tạo ra vị trí tập kết lực lượng và bàn đạp để quân Đồng minh phản công tại Tây Âu, phối hợp với Hồng quân Liên Xô tạo nên gọng kìm siết chặt quân đội Đức từ hai phía. Gần một năm sau cuộc đổ bộ, Đức quốc xã bại trận, kết thúc cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.
Nguyên Phong
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Soi kèo góc MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
-
Các báo cáo của KGB, sau khi qua “xử lí” bổ sung của trợ lí các cấp, khi đến bàn làm việc của lãnh đạo cấp cao nhiều khi chỉ còn 15 – 20% giá trị tin tức. Cuối cùng, ngay cả những báo cáo đó, hoặc những báo cáo khẩn cấp cũng thường bị rơi vào tình trạng im lặng đáng sợ. Theo hồi tưởng của nguyên Chủ tịch KGB V. Kryuchkov, về sau Gorbachov thậm chí trở nên cáu bẳn mỗi khi nhận được báo cáo của KGB, đến mức ông ta yêu cầu các trợ lí “đừng chuyển những báo cáo kiểu này cho tôi”.
Không chỉ bỏ qua những lời cảnh báo về hiểm hoạ đối với quốc gia do cơ quan tình báo đưa ra, Gorbachov còn thực hiện nhiều nỗ lực để làm tê liệt hoạt động của cơ quan này. Dưới áp lực của các phong trào “dân chủ”, Gorbachov đã yêu cầu KGB cũng “cải tổ”, “công khai”, đến mức cho mở hồ sơ lưu trữ về một loạt các vấn đề tối mật và nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia cũng như uy tín quốc tế của Liên Xô.
Về mặt tổ chức, KGB phải từ bỏ một số chức năng như đấu tranh với các lực lượng xã hội phản động và chủ nghĩa xi-ô-nít. Về mặt nhân sự, trong KGB bắt đầu xuất hiện những cán bộ không có chính kiến rõ ràng, không có uy tín và kinh nghiệm hoạt động.
Huy hiệu KGB Ngay sau vụ chính biến không thành ngày 19/8/1991, Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô trở thành trụ sở không chính thức của các “lực lượng tiến bộ, dân chủ”. Nhân viên CIA công khai phóng xe trên đường phố Moscow.
Chiến dịch điên cuồng chống tình báo Liên Xô lên đến đỉnh điểm, với mục tiêu là bôi nhọ, loại trừ KGB. Người ta kích động đám đông lật đổ bức tượng F. Dzerzhinsky (người theo chỉ thị của Lenin đã tổ chức ra CHEKA – cơ quan tiền thân của KGB). Đám đông quá khích và “được đảm bảo” còn gỡ tấm biển kỉ niệm Yu. Andropov khỏi toà nhà KGB ở Lubyanka.
Trong khi đó, theo lệnh của Gorbachov, hầu hết chỉ huy KGB ở các địa phương bị bãi chức mà không tính toán đến lợi ích công việc, thay thế họ chủ yếu là những người được xem là “thức thời, dân chủ”.
KGB trung ương không còn thẩm quyền điều hành các cơ quan KGB địa phương. Thay vào đó, họ phải kí “hiệp định hợp tác” với các nước cộng hoà và chỉ làm chức năng phối hợp với cấp dưới của mình. Cục Bảo vệ chính trị chuyên theo dõi các phong trào “dân chủ” bị giải thể.
Các đơn vị biên phòng, trinh sát điện tử, mật mã và các đơn vị tình báo hành động bị tách khỏi KGB và “ném” về các bộ, ngành khác nhau. Đến một nửa tình báo viên đang hoạt động ở nước ngoài vô cớ bị triệu về nước mà không có người thay thế. Hệ thống cơ sở điệp báo bị xáo trộn, bộc lộ. Nhiều nhân viên bị sa thải, một số khác bị chuyển sang “kinh tế quốc dân”, một số nữa bị phân tâm và ngừng làm việc.
Được sự đồng ý của Gorbachov và Yeltsin, Chủ tịch mới của KGB là Bakatin thậm chí còn làm hai việc “vô tiền khoáng hậu”: cho phép CIA thiết lập các cơ sở tình báo của họ ở SNG, trước hết là ở Nga; và chuyển giao cho CIA sơ đồ hệ thống nghe trộm (của KGB) lắp trong toà nhà Đại sứ quán Mỹ tại Moscow.
Nhiều năm sau, khi đã thất sủng, ông này giải thích làm thế là vì quan hệ giữa hai nước đã “bước sang giai đoạn mới, vì hai nước không còn là kẻ thù của nhau nữa” như thời Chiến tranh Lạnh.
Sau khi Liên Xô chính thức giải thể, các chuyên gia CIA dưới vỏ bọc Ủy ban về Pháp luật và an ninh quốc gia thuộc Hiệp hội Luật gia Mỹ lại tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo dự luật mới của Nga để kiểm soát hoạt động tình báo và phản gián của Nga.
Đứng đầu ủy ban là cựu Giám đốc CIA Webster! Tình báo Mỹ – kẻ thù chiến lược của KGB trong suốt mấy chục năm - cảm thấy thoải mái như ở nhà mình tại thủ đô nước Nga. Ủy ban này đã tổ chức một cuộc “hội thảo” kéo dài 3 ngày bàn về hoạt động của tình báo và an ninh Nga “thời kì dân chủ”.
Thật trớ trêu, đại diện hai cơ quan này của nước chủ nhà vì lí do bí mật đã không được mời đến dự “hội thảo” mà ở đó thực tế số phận của họ được quyết định.
Kết thúc, hội thảo đưa ra khuyến cáo: hoạt động của cơ quan phản gián Nga chỉ được đóng khung trong tiến hành chống tội phạm và khủng bố; SVR và GRU (Tình báo Đối ngoại và Tình báo Quân sự) phải chấm dứt các hoạt động chống lại tình báo phương Tây và ngừng việc sử dụng các điệp viên được tuyển mộ từ thời Xô-viết...
KGB đã bị tàn phá một cách có chủ định, chịu những tổn thất lớn lao và do đó gây ảnh hưởng tiêu cực trong nhiều năm đối với nền an ninh của Nga. Rất may là thời gian đã đặt lại mọi thứ đúng vị trí của nó.
Dù KGB không còn, song hai cơ quan kế thừa nó là SVR và FSB vẫn tiếp tục truyền thống hào hùng, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia Nga, góp phần đưa Nga trở lại ngôi vị cường quốc. Tuy nhiên, những sự việc đau buồn xảy ra với KGB đã gây những tổn hại mà phải nhiều năm nữa ngành tình báo Nga mới có thể khắc phục được.
Nguyên Phong
" alt="Hé lộ lý do tan rã của cơ quan tình báo nổi tiếng thế giới">Hé lộ lý do tan rã của cơ quan tình báo nổi tiếng thế giới
-
Lê Xuân Mạnh vô địch Đường lên đỉnh Olympia, giành phần thưởng 1,2 tỷ
Sau khi Minh Triết nhường câu trả lời cho 2 người còn lại, nam sinh đến từ Thanh Hóa - Lê Xuân Mạnh đã xuất sắc chạm tay vào vòng nguyệt quế. Quán quân nhận thưởng kỷ lục là 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng)." alt="Nam sinh Huế vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia">Nam sinh Huế vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia
-
- Tin vui cho HLV Park Hang Seo khi tiền đạo Văn Toàn không dính chấn thương nghiêm trọng như dự đoán ban đầu. Chân sút số 9 có thể trở lại từ trận bán kết lượt về Việt Nam vs Philippines. Ông Hải “lơ”: “Philippines không có gì ghê gớm, Việt Nam thắng thôi!”
Quang Hải gây sốt với khả năng chuyền bóng cực đỉnh ở AFF Cup
Vietnam Airlines phục vụ chuyến bay riêng cổ vũ đội tuyển Việt Nam
Fan nữ Việt Nam, Thái Lan "đọ sắc" trên khán đài AFF Cup 2018
Xem video:
Thông tin Văn Toàn sớm trở lại sân ở AFF Cup 2018 được bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Anh Tuấn xác nhận trong chiều nay. Theo đó, Văn Toàn không gặp chấn thương nghiêm trọng vỡ sụn chêm như chẩn đoán ban đầu, mà chỉ bị gân kheo và dây chằng đầu gối.
Văn Toàn trong phòng thay đồ. Ảnh S.N "Qua kiểm tra bằng chụp cộng hưởng từ MRI, Văn Toàn chỉ chấn thương gân kheo và giãn dây chằng đầu gối độ 1. Văn Toàn phải nghỉ khoảng 2 tuần, tuy nhiên với điều kiện chữa trị tốt, cầu thủ này hoàn toàn có thể đá trận bán kết lượt về gặp Philippines ngày 6/12 tới", bác sĩ Trần Anh Tuấn cho biết.
Và đi bộ trên sân với tâm lý rất thoải mái. Ảnh S.N Cũng theo bác sĩ Anh Tuấn, trong thi đấu thể thao việc chấn thương là khó tránh khỏi. Sau khi bị chấn thương Văn Toàn đã rất lo lắng, tuy nhiên bác sĩ cùng các thành viên đội tuyển Việt Nam đã luôn động viên, giúp Toàn vượt qua cú sốc.
Trước đó, trong trận đấu với Campuchia, sau khi Tiến Linh ghi bàn mở tỷ số, các cầu thủ Việt Nam đã tri ân người đồng đội khi lấy chiếc áo số 9 của Văn Toàn ra để ăn mừng.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn. Ảnh S.N Được biết hiện tại, ngoài chấn thương của Văn Toàn, một số cầu thủ Việt Nam khác cũng bị đau nhẹ, nhưng theo bác sĩ Tuấn, tất cả đều có thể lực tốt nhất cho trận gặp Philippines tới, khi tuyển Việt Nam có 7 ngày để chuẩn bị cho trận đấu này.
Văn Toàn có thể trở lại ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2018. Ảnh S.N Trong chiều nay, Văn Toàn xuất hiện trên sân tập với nụ cười tươi. Anh đi bộ cùng bác sĩ nhiều vòng quanh sân, sau đó được nghỉ sớm. Việc Văn Toàn có thể trở lại là một tin rất vui không chỉ với người hâm mộ, mà còn với HLV Park Hang Seo.
Trước đó, ông Park cho biết không chắc Văn Toàn có thể chơi được ở AFF Cup hay không và mong điều thần kỳ xảy ra, và điều đó đã đến.
Ngày mai, tuyển Việt Nam lên đường sang Philippines bằng chuyên cơ riêng của Hãng hàng không Việt Nam. Văn Toàn cũng có mặt trên chuyến bay này, dù anh chắc chắn không thể ra sân ở trận lượt đi bán kết AFF Cup 2018.
Song Ngư
" alt="Văn Toàn báo tin vui cho HLV Park Hang Seo AFF Cup 2018">Văn Toàn báo tin vui cho HLV Park Hang Seo AFF Cup 2018
-
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
-
Tàu khu trục Nam Xương trong lễ biên chế chính thức hoạt động trong Hải quân Trung Quốc hôm 12/1. Ảnh: PLA Tân Hoa xã đưa tin, tàu khu trục loại 055 Nam Xương chính thức gia nhập lực lượng Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong một buổi lễ long trọng tổ chức tại thành phố cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông hôm 12/1. Chiến hạm tối tân này hoàn thành các khâu thử nghiệm cuối cùng hồi năm ngoái nhưng đã tham gia hoạt động cùng hạm đội tàu chiến của Trung Quốc kể từ khi hạ thủy vào năm 2017.
Tàu Nam Xương trong lễ diễu binh trên biển hồi tháng 4/2019. Ảnh: Reuters Báo South China Morning Post dẫn một nguồn tin bên trong quân đội Trung Quốc tiết lộ, khi tham gia diễu binh kỷ niệm 70 năm thành lập PLAN hồi tháng 4/2019, phần lớn các trang thiết bị trên tàu Nam Xương, kể cả hệ thống radar, thông tin liên lạc và vũ khí chưa hoàn thiện.
Ảnh: Tân Hoa Xã Theo Sputnik, NATO gọi các tàu khu trục tên lửa dẫn đường loại 055 là tàu chiến lớp Renhai và coi chúng là tuần dương hạm, chứ không phải tàu khu trục vì chúng có thể thực hiện các chức năng chỉ huy. Dù được gọi là gì, đây cũng là loại tàu chiến đồ sộ và vô cùng tân tiến.
Với lượng choán nước là 13.000 tấn, dài 180 mét, tàu Nam Xương, chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu khu trục loại 055 hiện là chiến hạm "khủng" nhất ở châu Á và lớn thứ hai trên thế giới sau các tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ với trọng lượng choán nước nhỉnh hơn đôi chút, đạt 15.000 tấn.
Theo chuyên trang quân sự Jane’s, tàu Nam Xương to gấp 1,3 lần tàu khu trục chính lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ và gấp đôi kích cỡ tàu khu trục lớp Sovremenny của Nga. Tàu khu trục "khủng" của Trung Quốc có thể đạt vận tốc tối đa là 55,6 km/h.
Ảnh: Word Press Tàu Nam Xương có thể chở theo tới 112 hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, có khả năng bắn một số tên lửa nguy hiểm nhất của PLAN, gồm tên lửa chống hạm tầm xa YJ-18, tên lửa hành trình CJ-10 và tên lửa phòng không HHQ-9, vốn được đánh giá là tương đương "rồng lửa" S-300 của Nga. Thêm vào đó, tàu còn được trang bị một trực thăng chống tàu ngầm và diệt hạm mạnh, là phiên bản trực thăng chiến đấu Z-20 đã điều chỉnh để phù hợp cho các hoạt động của hải quân.
Ngoài ra, tàu Nam Xương còn sử dụng phiên bản mới nhất của hệ thống radar quét mảng điện tử chủ động (AESA) loại 346, hoạt động trong dải băng tần S tương tự hệ thống AEGIS của Hải quân Mỹ. Do dùng tần số thấp hơn nên radar loại 346 được đồn có thể phát hiện cả máy bay tàng hình, vốn được thiết kế tối ưu để tránh các radar tần số cao hơn trong dải băng tần X và Ku.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự lưu ý, do là chiếc đầu tiên trong loại 055 nên tàu khu trục Nam Xương còn mắc một số lỗi về thiết kế, chẳng hạn như vị trí đặt hệ thống radar chưa phù hợp làm hạn chế tầm hoạt động và việc sử dụng hợp kim nhôm trên boong phía trên tàu làm giảm khả năng chống chịu trong chiến đấu.
Chuyên gia hải quân Li Jie nhận xét, dù chưa hoàn hảo nhưng tàu Nam Xương sẽ "đóng vai trò hộ vệ cho hạm đội hàng không mẫu hạm non trẻ của Trung Quốc trong tương lai". Bắc Kinh đã lên kế hoạch đóng thêm ít nhất 4 nhóm tàu sân bay tấn công nữa.
Theo tạp chí Diplomat, ngoài Nam Xương, PLAN hiện còn sở hữu 5 tàu khu trục loại 055 khác, trong đó chiếc được đưa vào biên chế hoạt động gần đây nhất là tàu khu trục Sơn Đông vào ngày 26/12/2019.
Tuấn Anh
" alt="'Mổ xẻ' tàu khu trục tên lửa lớn thứ hai thế giới của TQ">'Mổ xẻ' tàu khu trục tên lửa lớn thứ hai thế giới của TQ