Đêm đầu tiên sau ngày cưới, chồng em thừa nhận, anh dành hết tình cảm cho người yêu cũ và lấy em để làm vui lòng bố mẹ. Khi người tình quay về, anh đòi ly hôn để đến với "tri kỷ" của đời mình.
" alt="Tâm sự: Vợ cũ của anh xuất hiện, tiết lộ bí mật động trời"/>
Rêu vốn dĩ chỉ được coi là 1 loại thủy sinh, nhưng với người dân tộc Tày, rêu đá là một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa ẩm thực. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.Rêu sông, suối là một món ăn từ xa xưa được nhiều dân tộc: Nùng, Thái, Mông, Mường… ưa thích. Rêu nướng được coi là đặc sản trong ẩm thực của người Tày.
Rêu đá là đặc sản chỉ có ở vùng Tây Bắc, thường mọc bám vào các gờ đá nơi lòng suối. Rêu được chia thành 3 loại. “Cui” là loại rêu mọc thành sợi như sợi tóc, màu hơi sẫm.
“Cay” là loại rêu có sợi mọc rời rạc màu xanh. Và với loại rêu mọc thành từng mảng ở ao hoặc các khe suối, không bám chặt vào đá thì được gọi là “tau”.
 |
Rêu sau khi được lấy từ suối lên |
Theo kinh nghiệm của người Tày, khi đi tìm rêu nên chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Khi vớt rêu, phải đứng ở dưới suối, hứng nước chảy từ trên rồi lấy tay quơ ngang nhưng chỉ được chọn những rêu non.
Rêu chỉ sống trong 7 ngày, tức là khi nó mọc lên 3-4 ngày là phải vớt ngay. Nếu để quá thời gian đó, rêu sẽ chuyển màu trắng, không thể dùng làm thức ăn.
Hái rêu là một công việc vất vả, nhưng việc đập rêu, loại bỏ tạp chất còn nhọc hơn. Các đám rêu ngậm nước nhiều, khi nhấc ra khỏi mặt nước nặng trĩu tay, phải từ từ cho rêu chảy hết nước rồi bỏ vào giỏ.
Sau đó là công đoạn đập rêu. Để những cục rêu lên thớt hoặc một hòn đá tảng to có mặt phẳng và đập cho rong rêu bong ra các tạp chất. Phải đập sao cho khéo để rêu không bị nát, dễ mất chất dinh dưỡng và màu xanh tự nhiên. Sau khi được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, rêu có thể chế biến thành nhiều món.
Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon thì ít. Hơn nữa, rêu ăn được cũng theo mùa, bởi vậy đối với bà con dân tộc Tày, rêu cũng là một món ăn quý. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ.
Nếu thực khách muốn thưởng thức món canh rêu tươi, người Tày sẽ đem rêu nấu với xương hầm hoặc nước luộc gà, cho mắm muối và các gia vị rồi ăn nóng. Với món nộm rêu, người ta thường lấy rêu non, đồ cho chín rồi trộn cùng súp, mì chính và các gia vị. Đây là những món ăn được coi là đặc trưng của người dân tộc Tày.
 |
Món canh rêu thanh mát |
Rêu còn có thể được chế biến thành nhiều món khác như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.
Người Thái có thể dùng rêu nướng không với các loại dong, lá chuối hoặc nướng cùng cá suối, thịt lợn, thịt gà và ớt. Đơn giản và hợp khẩu vị của nhiều người là món rêu nướng trên than hồng. Chọn loại rêu dài bằng ngón tay trộn cùng muối, ớt, rau mùi, hành, sả, “mắc khén” bọc trong lá chuối đã được hơ nóng cho mềm và tránh rách, rồi nướng trên than hồng cho tới khi xém lớp lá bên ngoài.
 |
Rêu nướng là món ăn thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người Tây Bắc |
Nhiều nơi còn dùng ống nứa non thay lá chuối nên rêu nướng có vị ngọt đặc trưng. Sau khi nướng, rêu đá trở nên mỏng tang, giòn, và vô cùng thơm ngon. Người ăn chơi nhấm nháp rêu đá nướng với rượu, người lại ăn kèm với xôi đồ thơm phức.
Người Tày có câu: “Quẹ chí áp, táp chí hơ”, có nghĩa là nướng quẹ phải đặt áp vào than, nước ngọt và thơm của nó chưa kịp rớt xuống thì quẹ đã chín. Khi nướng, không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô này.
Theo kinh nghiệm dân gian, rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.
(Theo Dân trí)
" alt="Món ngon: Lên Tây Bắc, thưởng thức đặc sản từ… rêu"/>
Món ngon: Lên Tây Bắc, thưởng thức đặc sản từ… rêu
Văn hóa Pháp luôn là niềm tự hào của người dân tại đây bao đời qua. Đó là thành quả của sự đấu tranh không ngừng nghỉ, hòa nhập nhưng không hòa tan, với những dấu ấn đặc thù tạo nên bản sắc riêng biệt của văn hóa Pháp. Được xem là cái nôi của nền văn hóa Châu Âu, văn hóa Pháp đã trải qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển. Cùng với dòng lịch sử của từ hàng trăm năm trước công nguyên, văn hóa Pháp mang trong mình những bản sắc riêng biệt và ấn tượng cho Pháp.
Tồn tại song song với thời kỳ hoàng kim phát triển rực rỡ nhất văn hóa Pháp có thể sánh ngang với thời kỳ La Mã cổ đại, thời kỳ Phục Hưng hay cuộc cách mạng tư sản trong thời kì hiện đại. Bắt nguồn từ chính lối sống của người Pháp qua nhiều thế kỷ, văn hóa Pháp luôn là niềm tự hào của người dân tại đây bao đời qua. Đó là thành quả của sự đấu tranh không ngừng nghỉ, hòa nhập nhưng không hòa tan, với những dấu ấn đặc thù tạo nên bản sắc riêng biệt của văn hóa Pháp.
 |
Những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong viện bảo tàng Louvre |
Các công trình kiến trúc hay những tác phẩm nghệ thuật tại Pháp thể hiện tư duy thẩm mỹ của những người thực hiện, những nghệ sĩ với sức ảnh hưởng rộng khắp và lâu bền. Cho tới ngày nay, những tác phẩm hội họa, văn chương hay thi ca của Pháp vẫn là những nền tảng truyền cảm hứng đến cho những tác giả hiện đại. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực văn chương, thi ca, sức ảnh hưởng của những tác phẩm ấy còn lan rộng đến nhiều lĩnh vực khác như thời trang hay cả nghệ thuật sống của người Pháp.
 |
Viện bảo tàng Louvre – nơi lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật quan trọng đối với nhân loại |
Đến Pháp, trò chuyện cùng người Pháp là chúng ta cũng có thể cảm nhận được cái chất văn hóa Pháp rất khác biệt. Cái chất ấy được bắt nguồn từ chính cuộc sống của họ, từ tình yêu bất diệt họ dành cho nước Pháp và từ niềm tự hào với di sản nghìn năm.
Nếu có dịp đến Pháp, bạn không thể không ghé chân đến bảo tàng Louvre ở Paris với những tác phẩm nghệ thuật được gìn giữ từ đời này qua đời khác, hay cung điện Versailles với những khung cảnh nguy nga tráng lệ tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Baroque kiểu Pháp.
Đừng quên ghé thăm đồi Montmartre, nơi được coi là “trái tim linh thiêng” của Paris, là “ngôi nhà” tinh thần mà những nghệ sĩ lừng lẫy luôn đến để tìm nguồn cảm hứng. Trên đỉnh đồi Montmartre là Nhà thờ Sacré-Cœur, tại đây, mọi người có thể phóng tầm mắt để bắt trọn toàn cảnh Paris, để có thể bắt đầu yêu Paris, yêu đất nước Pháp và tự hào về tình yêu ấy.
 |
Nhà thờ Sacré-Cœur trên đỉnh đồi Montmartre  | Trên đỉnh đồi Montmartre, mọi người có thể nhìn thấy toàn cảnh Paris |
|
Ẩm thực Pháp với những món bánh vang danh khắp năm châu bốn bể cũng là một trong số những nét tinh túy của văn hóa Pháp.
Nhắc đến những niềm tự hào của người Pháp phải kể đến quốc kì Pháp, nước hoa Chanel No.5, tháp Eiffel của kỹ sư kết cấu Gustave Eiffel và chiếc bánh quy bơ LU.
Với hơn 170 năm lịch sử, bánh quy bơ LU gắn liền với kí ức tuổi thơ của từng con người Pháp qua rất nhiều thế hệ. Hình dạng chiếc bánh với 52 khứa quanh viền, hay 24 chấm trên mặt bánh hay hương vị đậm mùi bơ Pháp vẫn luôn được giữ nguyên trong suốt 170 năm qua.
Bởi một lẽ, những gì người Pháp làm ra không chỉ để đáp ứng những nhu cầu nhất thời; mà đó còn là những biểu tượng trường tồn với thời gian.
 |
Chiếc bánh LU gắn liền với ký ức tuổi thơ của rất nhiều người Pháp |
Hãy bắt đầu tìm hiểu về văn hóa Pháp bằng một buổi trò chuyện, cùng thưởng thức một tách cà phê cùng bánh quy bơ với một người Pháp. Họ là những minh chứng sống hết sức thuyết phục về một nền văn hóa, một lối sống tài hoa, thấm đượm dấu ấn nghệ thuật. Tất cả đều tự nhiên, không khiên cưỡng và biết đâu bạn sẽ yêu cái chất Pháp ấy lúc nào không hay.
Doãn Phong" alt="Vì sao văn hóa Pháp rạng danh 5 châu?"/>
Vì sao văn hóa Pháp rạng danh 5 châu?