游客发表

Ngành TT&TT lại lĩnh ấn tiên phong với sứ mệnh mới, không gian mới

发帖时间:2025-01-16 03:42:04

Diễn ra trong hơn 3 giờ đồng hồ sáng 12/1 với hình thức tổ chức trực tuyến hiệu quả,ànhTTTTlạilĩnhấntiênphongvớisứmệnhmớikhônggianmớxe thể thao đa dụng các phát biểu ngắn gọn, thông tin rõ ràng về những thành tựu vượt bậc cùng những bài học quý giá, hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ TT&TT đã gửi gắm nhiều thông điệp quan trọng cho sự phát triển.

Video clip về những kết quả hoạt động nổi bật của ngành năm 2020 và giai đoạn 2016-2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2025. (Thực hiện: Truyền hình VietNamNet) 

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong một giai đoạn đặc biệt của nhân loại, thế giới đang thay đổi nhanh, khó đoán định, phức tạp và mơ hồ. Bởi vì nhân loại đang bước vào một không gian sống mới. Sự di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số là sự di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. 

Trong cuộc di chuyển này, thách thức lớn và cơ hội lớn luôn đi song hành. Công nghệ số, chuyển đổi số và báo chí truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển đổi này. Ngành TT&TT chưa bao giờ có sứ mệnh lớn lao như bây giờ. Và đây cũng là cơ may hiếm có để ngành TT&TT định vị lại mình; nhìn rõ các thách thức và xác định đúng không gian sống mới đóng vai trò quyết định cho mọi sự phát triển".

Ngành đã tiếp nối những thành quả của các thế hệ đi trước và gìn giữ những giá trị cốt lõi Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình.

{ keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Sứ mệnh mới, không gian mới sẽ tạo ra năng lượng mới, cách tiếp cận mới, và đây sẽ là nguồn lực để bứt phá vươn lên". Ảnh: Trọng Đạt

Những thành tựu vượt bậc

Năm 2020, những thành tựu của ngành Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã và đang hiện diện ở khắp mọi nơi, đóng góp rất cụ thể vào việc biến Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường, thịnh vượng.    

Trong 5 năm qua, lĩnh vực bưu chính có sự tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng thấy với tốc độ trung bình trên 30%/năm. Năm 2020, tổng doanh thu dịch vụ bưu chính đạt trên 35.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 2.400 tỷ đồng. Việt Nam hiện có 555 doanh nghiệp bưu chính, 90% số xã đã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ, 89% điểm bưu chính có kết nối Internet. Nền tảng Mã địa chỉ bưu chính gắn với bản đồ số V-Map (Vpostcode) được công bố với hơn 23 triệu địa chỉ. Đây là công cụ giúp thúc đẩy chuyển đổi số trong bưu chính, tạo nền tảng logistic cho sự phát triển của thương mại điện tử và kinh tế số. 

Năm 2020 chính thức khởi động năm Chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam. Nhờ cách làm mới, dựa trên nền tảng số, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 năm 2020 đã tăng đột phá, đạt trên 30%, vượt mục tiêu đề ra. Đến nay, đã có 5 bộ và 28 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết và Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số.

Một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020 là phổ cập toàn diện nhận thức về chuyển đổi số cho xã hội. Điều này được thể hiện ở việc toàn dân tham gia chống dịch Covid-19. 

{ keywords}
Nền tảng mã bưu chính quốc gia Vposstcode sẽ thúc đẩy chuyển đổi số. Ảnh: Trọng Đạt

Trong 5 năm qua, ngành viễn thông Việt Nam cũng tăng tốc ngoạn mục. Sóng di động đã phủ tới 99,8% dân số. Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động tăng mạnh. Tỷ lệ ứng dụng địa chỉ Internet thế hệ thứ 6 (IPv6) trên Internet Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 4 Châu Á và thứ 10 toàn cầu.

Các doanh nghiệp viễn thông đã đóng góp ngân sách Nhà nước trung bình trên 40.000 tỷ đồng/năm. Thứ hạng viễn thông Việt Nam tăng 31 hạng, từ 108 năm 2018 lên 77 năm 2020.

5G phát triển thần tốc là câu chuyện ấn tượng nhất của ngành viễn thông Việt Nam trong năm qua. Từ cuộc phát sóng thử nghiệm trạm BTS tháng 4/2019, đến tháng 12/2020, 5G đã được thử nghiệm thương mại hoá dịch vụ. Với sự kiện này, Việt Nam đã thuộc nhóm dẫn đầu cuộc đua 5G trên thế giới. 

{ keywords}
Sự phổ biến của các dịch vụ công trực tuyến đang dần thay thế việc người dân phải đến các trung tâm hành chính như trước đây. Ảnh: Trọng Đạt

Lĩnh vực viễn thông trong năm 2020 còn có một dấu ấn lớn trên trường quốc tế. Đây là năm Việt Nam đăng cai thành công Hội nghị và Triển lãm Thế giới số trực tuyến 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng nổ. Việc đổi tên Triển lãm Viễn thông Quốc tế là sáng kiến của Việt Nam và được đánh giá cao. Những con số kỷ lục như 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia sự kiện này  đã truyền đi một thông điệp mạnh mẽ về đất nước Việt Nam năng động, phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Năm 2020, các chiến dịch rà quét, bóc gỡ mã độc trên diện rộng tại Việt Nam đã được triển khai hiệu quả. Nhờ vậy, nước ta được đánh giá là có số lượng mã độc di động thấp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

{ keywords}
Ngành viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm 2020.

153 tiêu chí, đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử được ban hành, 5 nền tảng điện toán đám mây đã được công bố là những nền tảng Make in Vietnam đáp ứng các tiêu chí này.

2020 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng của ngành an toàn thông tin Việt Nam khi các doanh nghiệp Việt đã làm chủ được trên 90% các sản phẩm an toàn, an ninh mạng. Điều này đã giúp giải quyết bài toán về việc phụ thuộc vào các công nghệ, sản phẩm của nước ngoài.

Thành tựu đáng kể nữa là sau 1 năm khởi động chuyển đổi số, xuất hiện thêm 13.000 doanh nghiệp công nghệ, tăng 28%, gấp đôi so với dự kiến ban đầu.  Khẩu hiệu Make in Vietnam đã tạo nên nguồn cảm hứng cống hiến sáng tạo chưa từng có. Trong năm 2020, Bộ TT&TT đã tổ chức chuỗi sự kiện “Ngày thứ 6 công nghệ” đều đặn hàng tuần với 38 nền tảng số Make in Vietnam được đánh giá và giới thiệu.

{ keywords}
Việt Nam đã làm chủ 90% sản phẩm an toàn, an ninh mạng. Ảnh: Trọng Đạt

Một nhiệm vụ phải kể tới của ngành trong năm qua là quy hoạch báo chí và cuộc chiến với thông tin xấu độc

Từ0% năm 2017, mức độ tuân thủ xử lý vi phạm của các nền tảng xuyên biên giới (như Facebook, Google...) đã có chuyển biến đột phá, tăng lên thành 70% năm 2018. Đến năm2020, mức độ tuân thủ của Facebook xử lý các vi phạm theo yêu cầu của Việt Nam hiện đạt tới 95%và Google đạt87%. Trong 3 năm qua, hơn 4.500 bài viết, 154 fanpage, gần 30.000 video xấu độc, xuyên tạc sự thật đã được gỡ bỏ. Năm 2020, tỷ lệ tin bài xấu độc đã gỡ bỏ trên không gian mạng giảm 80% so với cùng kỳ.

Trong năm qua, cả nước đã giảm 71 cơ quan báo chí, chỉ còn 779 cơ quan báo chí hoạt động. Nhờ quy hoạch báo chí, tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích được khắc phục… Bộ máy báo chí tinh gọn và hoạt động hiệu quả hơn.

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Thanh Lâm, quy hoạch báo chí là một đợt tổng kiểm tra sức khỏe của hệ thống hàng trăm cơ quan báo chí Việt Nam. Công tác quản lý báo chí 3 năm trở lại đây đã có bước chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy cũ sang tư duy mới, triệt để ứng dụng CNTT để quản lý, nắm bắt các xu hướng thông tin, điều tiết nhịp độ. Công tác hậu kiểm, thanh tra xử lý vi phạm cũng đã được thực hiện bài bản, đồng bộ.

{ keywords}
Bộ TT&TT đã thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Xã thông minh: Hướng đi chuyển đổi số từ dưới lên

Buổi tổng kết diễn ra khẩn trương, với những tham luận chất chứa hơi thở cuộc sống từ các địa phương đang có những bước đi ngoạn mục trong công cuộc chuyển đổi số.

Ông Phan Văn Mãi - Bí thư tỉnh ủy Bến Tre chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số của địa phương là: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm và quyết liệt chỉ đạo chuyển đổi số, phải đổi mới mạnh mẽ nhận thức và cách làm. 

Với tinh thần này, chỉ trong 3 tháng, toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Bến Tre đã được chuyển đổi lên mức độ 4. Bến Tre đã thành lập các đội thanh niên tình nguyện để hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đào tạo để học sinh trở thành người hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình. 

{ keywords}
Ông Phan Văn Mãi, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre: "Người đứng đầu phải quyết liệt chỉ đạo". Ảnh: Trọng Đạt

Còn Ninh Bình mang đến bài học từ mô hình chuyển đổi số tại xã Yên Hòa (huyện Yên Mô).  Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, địa phương tập trung chuyển đổi số trong đời sống hàng ngày của người dân: Triển khai phần mềm khám chữa bệnh từ xa, nhóm hỗ trợ y tế trên Facebook, hệ thống thanh toán không tiền mặt, hỗ trợ người dân đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử.

Nhờ đó, thu nhập của người dân xã Yên Hòa đã tăng từ 1,5-2 triệu đồng lên 5 triệu đồng/tháng. Với ứng dụng công dân số, người dân có thể tra cứu thủ tục hành chính, nộp hồ sơ tố giác tội phạm.  Hiện 100% cán bộ xã đã được cấp chứng thư số. Yên Hòa cũng đã triển khai thành công mã địa chỉ bưu chính, hệ thống truyền thanh thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo. 

Từ những kết quả này, lãnh đạo tỉnh tự tin hơn trong việc triển khai chuyển đổi số. Đây sẽ là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược của Ninh Bình trong nhiệm kỳ tới. 

{ keywords}
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình: "Mấu chốt là phải tìm ra bài toán hỗ trợ người dân, lấy người dân làm trung tâm".

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, bài học rút ra là khi chuyển đổi số, kinh phí không phải là điều quyết định, mấu chốt là phải tìm ra bài toán hỗ trợ người dân, lấy người dân làm trung tâm. Hiện ở Yên Hoà, chuyển đổi số đã trở thành nhu cầu tự thân của người dân trong xã. Bài học thứ 2 là phải có quyết tâm chính trị cao. 

Đại diện của Bình Phước thì mang đến kinh nghiệm:  Ngoài sự quyết tâm của lãnh đạo, còn một vấn đề mà các địa phương khác cần quan tâm, đó là phải coi trọng việc tổ chức đào tạo số cho người dân để từ đó biến họ thành công dân điện tử. Bí quyết riêng nữa là đầu tư ngân sách hợp lý cho ứng dụng CNTT, đô thị thông minh, chọn lọc công nghệ phù hợp và có giai đoạn đột phá khi đủ điều kiện.  

Thời cơ hiện thực hóa khát vọng Việt Nam

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, năm 2020 là một năm hết sức đặc biệt, ở chính 2 chữkhó khăn. 

Cả thế giới đều không lường hết được quy mô, sức tác động và sự tàn phá của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn có những bước tiến ngoạn mục. Năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm trở lại đây. 

{ keywords}
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Ngành bưu điện trước đây và CN-TT bây giờ luôn có trọng trách lĩnh ấn tiên phong. Ảnh: Trọng Đạt

Trong sự thành công đó, có đóng góp trực tiếp của đội ngũ người lao động ngành TT&TT. Điều này thể hiện ở việc, trong nhiều cuộc khảo sát, Việt Nam đứng đầu về lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, giải pháp của Chính phủ, qua đó thể hiện sự hiệu quả của công tác truyền thông. Với chuyển đổi số, cũng có rất nhiều ví dụ về sự phổ biến của các dịch vụ công và những nền tảng trực tuyến.  

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng ghi nhận, cảm ơn nỗ lực của những người làm CNTT-TT Việt Nam. Các doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành TT&TT đã thể hiện vai trò không nhỏ trong việc giúp Việt Nam vượt qua đại dịch.

Theo Phó Thủ tướng, 30 năm trước, các thế hệ người lao động ngành bưu điện đã cùng nhau giải quyết câu chuyện “alo”. Giờ đây, sẽ đến lượt thế hệ mới giải quyết bài toán về dữ liệu. 

"Đây là thời cơ, cũng là sự thôi thúc có tính lịch sử với ngành. Đây cũng là thời cơ để Việt Nam “chen chân” vào top những quốc gia cho ra đời các sản phẩm công nghệ không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn từ đó đi ra thế giới".

Thực tiễn vừa qua đã giúp nhận ra thời cơ và cách làm: Trước làm từ chỗ hiện đại xuống; giờ muốn làm nhanh, thay vì từ trên xuống, giờ hãy làm 2 mũi: từ trên xuống; từ chỗ khó khăn nhất, làm ngược lại. Mũi từ trên xuống vẫn tiếp tục, thêm mũi từ dưới lên. Xã Yên Hòa làm được chuyển đổi số, tại sao hàng chục nghìn xã khác không thể làm được? 

Cơ hội định vị lại ngành TT&TT

Đáp từ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: Những thành tích của quá khứ làm chúng ta vững tin hướng tới tương lai. Hơn 30 năm trước đây, ngành viễn thông đổi mới lần 1, chuyển từ thế hệ thiết bị viễn thông tương tự sang thiết bị số.

Đổi mới lần 2 này là CĐS. Ngành TT&TT lại lĩnh ấn tiên phong một lần nữa, dẫn dắt CĐS quốc gia, nhưng lần này thành hay bại là ở địa phương - tức là CĐS các địa phương, ở các bộ ngành - tức là CĐS các ngành.

Ở hội nghị này, sự có mặt lãnh đạo của 30 ban, bộ ngành TW, sự có mặt lãnh đạo của 56/63 tỉnh, TP trực thuộc TW, đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự quyết tâm đi đầu, đi nhanh về CĐS, với khát vọng thông qua CĐS để phát triển nhanh và bền vững đất nước.

CĐS ngành là CĐS doanh nghiệp. CĐS địa phương là CĐS người dân, và đây cũng là việc khó nhất, và vi thế cũng là việc hiệu quả nhất. Các nền tảng số toàn quốc của các DN công nghệ số Vietnam đã sẵn sàng, và bây giờ là sự quyết tâm vào cuộc của các địa phương.

Câu chuyện của Bến Tre, của Ninh Bình, của Bình Phước và nhiều địa phương khác nữa khích lệ chúng ta đi nhanh hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, tiếp cận đột phá hơn nữa, và chỉ có như vậy, Việt Nam mới bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng của tỉnh mình, thay đổi thứ hạng quốc gia mình, trở thành tỉnh phát triển thu nhập cao, trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao.

"Công nghệ số, CĐS và báo chí truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển đổi này, trong sự nghiệp này. Ngành TT&TT chưa bao giờ có sứ mệnh lớn lao như bây giờ. Chúng ta lại lĩnh ấn tiên phong lần 2, và thông qua đây sẽ định vị lại ngành TT&TT".

(Quý độc giả có thể xem toàn văn phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh  Hùng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ TT-TT TẠI ĐÂY; phát biểu đáp từ của Bộ trưởng TẠI ĐÂY).

*****

CÁC THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ:

Bí thư tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số

Bí thư tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số

Bến Tre là tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng mức phát triển vẫn còn thấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Làm sao để Bến Tre phát triển đột phá là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền, đảng bộ và nhân dân Bến Tre trong thời gian tới.

    热门排行

    友情链接