当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Pascoe Vale SC vs Western United, 17h15 ngày 2/6 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Clip do Việt Trinh đăng tải
Trong clip, Việt Trinh nắm tay con trai Thiện Nhân 15 tuổi. Khi em đi ra giữa không gian được cho là khu vực lễ tân của một khách sạn, nữ diễn viên đuổi theo nắm chặt tay, hôn rồi ôm con trai trước sự chứng kiến của ít nhất 3 người.
Clip nói trên thu hút 2,3 ngàn lượt thích, hơn 200 bình luận đa chiều sau 3 giờ đăng tải. Nhiều người dùng mạng không đồng tình với Việt Trinh.
Tài khoản Daisy nêu quan điểm: "Ôm hay hôn con, thỉnh thoảng xoa vai, xoa lưng con là bình thường. Nhưng âu yếm, thì thầm vào tai, khoác tay con ngang eo mình... nơi công cộng tôi nghĩ không nên. Thay vì cầm tay, bạn có thể khoác tay mình vào khuỷu tay con sẽ hay hơn. Tôi cũng có 2 con trai 15 và 17 tuổi nên cũng tiết chế rất nhiều vì các con không còn bé nữa".
Tài khoản Đồng Mỹ Vi bình luận: "Tuổi cháu đang dậy thì, chị nên nên tiết chế lại. Không tốt cho chị, cháu và cả con dâu trong tương lai, nhất là hành động có thể thành thói quen kéo dài đến sau này. Một bà mẹ đơn thân nuôi con đã thấy yêu con lắm rồi. Ôm ấp kiểu trong video rất không nên".
Tài khoản Nguyễn Hòa viết: "Tôi cũng yêu 2 đứa con của mình, sẵn sàng hy sinh tính mạng nếu cần để đổi lại chúng được sống nhưng xem video hôn hít ngất ngây vẫn thấy thái quá. Chị Trinh đưa lên mạng chắc chắn phải có phản ứng tích cực và tiêu cực. Hãy giữ những khoảnh khắc này cho 2 mẹ con thôi, đừng đưa lên".
Một bộ phận bênh vực Việt Trinh, cho rằng các ý kiến trái chiều đang 'làm quá'. Tài khoản Kiều Anh viết: "Ai có con rồi sẽ hiểu ôm nựng, hít hà con từ bé sẽ thành thói quen. Những người chê trách hoặc chưa có con, hoặc từ khi con còn bé đã không gần gũi, ôm ấp nên mới thấy người khác làm vậy là bất thường. Tôi nghĩ bất thường hay không là tại tư tưởng lệch lạc theo chiều hướng không trong sáng thôi".
Chị T.L (biên tập viên, 45 tuổi, TP.HCM) có con trai 15 tuổi chia sẻ với VietNamNet, bố mẹ ở phương Tây hay phương Đông vẫn có thể ôm, hôn con trưởng thành. Quan trọng là cách ôm, hôn và nắm tay phù hợp, chừng mực.
Với trường hợp của Việt Trinh, chị T.L đoán nữ diễn viên theo tư tưởng của phương Tây nên cách thể hiện khá thoáng. Dù vậy, nếu cử chỉ quá thân mật ở nơi công cộng, đối với văn hóa Á Đông như Việt Nam, sẽ chưa thật phù hợp.
"Tôi không ủng hộ việc bày tỏ tình cảm thân mật đến mức này ở nơi công cộng nhưng không muốn bố mẹ vì lý do con trưởng thành mà tạo khoảng cách. Thỉnh thoảng, cá nhân tôi vẫn hôn lên má và trán 2 con rồi để chúng hôn lại. Tôi nói với con sau này lớn lên cũng đừng quên việc thể hiện tình cảm với người thân, như với mẹ hay sau này là vợ chồng", chị T.L cho hay.
Sau khi tuyên bố giải nghệ vào năm 2022, Việt Trinh chăm đăng ảnh bên con trai Thiện Nhân. Tất cả ảnh, clip đều giấu mặt cậu bé 15 tuổi. Hai mẹ con hay tương tác tình cảm như nắm tay, tạo hình trái tim, ôm và hôn, thường nhận bình luận trái chiều.
Trong một chia sẻ, Việt Trinh từng tiết lộ việc giải nghệ do công việc diễn viên, đạo diễn tốn thời gian, khiến chị không thể gần gũi con trai đang ở độ tuổi dậy thì, cần mẹ đồng hành. Với chị, con trai là 'tài sản quý giá nhất có được'.
Mi Lê
Diễn viên Việt Trinh: Tôi như 'chết đi sống lại' khi bị thất tình''Thời điểm mới lớn tôi rất lụy tình, 1 ngày, 2 ngày cãi nhau mà chưa làm hoà thì mình như chết đi sống lại. Không ai tin nổi là tôi thất tình" - diễn viên Việt Trinh trải lòng." alt="Việt Trinh gây tranh cãi khi bàn về 'ôm hôn con trai tuổi thiếu niên'"/>Việt Trinh gây tranh cãi khi bàn về 'ôm hôn con trai tuổi thiếu niên'
Truyền thông địa phương cho biết, con cá ngừ được đánh bắt ở vùng biển Oma, phía bắc tỉnh Aomori. Nhà hàng sushi được gắn sao Michelin Onodera và công ty bán buôn Yamayuki là liên minh đã giành chiến thắng trong phiên đấu giá.
"Con cá ngừ năm nay có giá cao gấp đôi mức giá cao nhất hồi năm ngoái. Chúng tôi muốn truyền đi một số tín hiệu tích cực khi tác động của đại dịch Covid-19 dần đi qua", đại diện công ty Yamayuki cho biết.
Trên thực tế, giá tại các cuộc đấu giá đầu năm mới ở Nhật Bản thường cao hơn giá trị thực, bởi đây cũng là cơ hội quảng bá thương hiệu cho các đơn vị tham gia.
Kỷ lục con cá ngừ đắt nhất Nhật Bản được ghi nhận vào năm 2019, với mức giá 333,6 triệu Yên (gần 72 tỷ đồng).
Việt Dũng
Một doanh nhân Nhật, có biệt danh "Vua cá ngừ", đã khiến dư luận phải trầm trồ kinh ngạc vì sẵn sàng chi tới hàng chục tỷ đồng để mua một con cá ngừ vây xanh được đánh giá là tươi ngon nhất thị trường.
" alt="Cá ngừ vây xanh được bán đấu giá hơn 6 tỷ đồng ở thủ đô Nhật Bản"/>Cá ngừ vây xanh được bán đấu giá hơn 6 tỷ đồng ở thủ đô Nhật Bản
Nữ sinh gặp nạn, bốc cháy như đuốc tại lễ hội Halloween
Nữ sinh duy nhất được nam sinh cả lớp tặng quà ngày 20/10
Khen thưởng nam sinh lớp 6 trả lại cây vàng
Ông Bùi Vĩnh Giang, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, nhà trường vừa tuyên dương nữ sinh Trần Thị Tùng Lâm (học sinh lớp 8C) vì có hành động đẹp, trả lại tiền cho người đánh rơi.
Lãnh đạo trường tặng quà cho nữ sinh nhặt được tiền |
Trước đó, vào khoảng 11h trưa ngày 14/11, trên đường đi học về đến thôn Đại Hòa, xã Cẩm Hòa, em Trần Thị Tùng Lâm, học sinh Trường THCS xã Cẩm Hòa nhặt được 1 túi màu đen đánh rơi bên đường.
Dừng xe lại mở ra xem, em Lâm thấy bên trong túi có 30 triệu đồng. Trong phút bối rối, Lâm nhớ lại câu "nhặt được của rơi tìm người trả lại" và em đã cầm số tiền này đứng bên đường chờ người đánh rơi quay trở lại để trả.
Khoảng 1 tiếng sau, ông Nguyễn Tâm Thăng (trú xã Cẩm Hòa) quay trở lại tìm số tiền đã mất. Nhận ra ông Thăng là người cùng thôn nên em Lâm đã trả lại số tiền nói trên.
Xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Lâm, ông Thăng đã quay trở lại ngôi trường em đang theo học để báo tin cho lãnh đạo nhà trường. Đồng thời, ông Thăng gửi lại một ít tiền để cảm ơn nhưng nữ sinh này không nhận.
Theo ông Bùi Vĩnh Giang, Hiệu trưởng nhà trường, em Trần Thị Tùng Lâm có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, mẹ ruột bỏ đi từ lúc Lâm còn nhỏ. Hiện Lâm sống cùng với bố và dì tại xã Cẩm Hòa trong điều kiện thiếu thốn.
"Chúng tôi rất vui trước hành động đẹp của nữ sinh trong trường. Sắp tới tôi sẽ in giấy khen để khen ngợi nghĩa cử cao đẹp của em Lâm", ông Giang nói.
Thiện Lương
Nhặt được 30 triệu đồng, nữ sinh nhà nghèo trả lại người đánh rơi
Một vài thành viên trong gia đình Sharaban K cũng đã tới nhận dạng thi thể, nhưng báo cáo mổ tử thi sau đó lại hé lộ sự thật bất ngờ. Theo đó, nạn nhân là cô Khadidja O, một blogger làm đẹp người Algeria cũng 23 tuổi sống tại thành phố Heilbronn thuộc bang Baden-Württemberg.
Với mái tóc đen dài, nước da giống nhau và lối trang điểm đậm, Sharaban K và Khadidja O được cảnh sát nhận định là trông “cực kỳ giống nhau”. Báo chí Đức đã gọi đây là “vụ giết người song trùng”.
Hôm 30/1, công tố viên Veronika Grieser của thành phố Ingolstadt tuyên bố “quá trình điều tra cho thấy khả năng bị cáo trốn chạy sau tranh chấp với gia đình nên muốn giả chết”.
Cảnh sát cho biết thêm một tuần trước khi xảy ra vụ án mạng, một số người phụ nữ có ngoại hình tương đồng đã bị Sharaban K theo dõi trên mạng xã hội.
“Bằng những lời hứa hẹn, cô ta đã lôi kéo nạn nhân đi gặp mặt, nhưng ban đầu không thành công”, ông Grieser nói.
Tuy nhiên, theo tờ Süddeutsche Zeitung, Khadidja O đã đồng ý gặp gỡ. Sau đó, Sharaban K cùng đồng phạm Sheqir K (23 tuổi) đã lái xe tới căn hộ của Khadidja O để đón nạn nhân. Khi tới khu rừng nằm giữa huyện Heilbronn và thành phố Ingolstadt, hai đối tượng đã lừa cô Khadidja O xuống xe, và sau đó dùng dao đâm chết nạn nhân.
“Hung khí gây án vẫn chưa được tìm thấy, nhưng bằng chứng là quá rõ ràng. Nạn nhân qua đời vì bị đâm hơn 50 nhát dao, khuôn mặt đã hoàn toàn bị phá hủy”, phát ngôn viên cảnh sát Andreas Aichele nói với tờ Bild.
Các công tố viên nghi ngờ hai kẻ thủ ác đã để nạn nhân nằm ở ghế sau xe ô tô, và lái tới bãi đỗ xe ở Ingolstadt. Đây cũng chính là nơi cha mẹ của Sharaban K phát hiện ra “thi thể con gái” vào ngày 16/8/2022.
Dù quá trình điều tra đang tiếp diễn và cảnh sát vẫn phải lấy thêm lời khai của nhân chứng, nhưng lệnh bắt giữ đối với Sheqir K và Sharaban K đã được ban hành vào ngày 26 và 27/1. Nếu bị kết tội, hai đối tượng này có thể phải nhận án tù chung thân.
Người đàn ông giả chết để đếm số khách tới dự lễ tangNgười đàn ông Brazil khiến gia đình và bạn bè vô cùng tức giận, sau khi ông này giả chết chỉ vì tò mò xem số lượng người tới dự lễ tang của mình." alt="Lên mạng tìm người giống mình sau đó giết hại để giả chết"/>Đóng góp, tên tuổi của Chomsky nổi lên và dường như được chia đều ở hai lĩnh vực chính là ngôn ngữ học và hoạt động phản biện chính trị - xã hội. Quan điểm của ông về cả hai lĩnh vực này hiện vẫn là những thách thức để cho người ta chứng minh, phát triển, thậm chí là bác bỏ để phát triển, phát triển để bác bỏ.
Có vẻ các nghiên cứu khoa học hàn lâm của ông về ngôn ngữ học thường mới chỉ dừng lại ở bậc lí thuyết, giả thuyết. Nhưng dù vậy, không ai phủ nhận được một thực tế rằng các công trình và hoạt động của Chomsky lại đầy chất “gợi mở”, “khiêu khích” và “gây chiến” đối với tư duy khoa học một cách lạ lùng.
Cuộc đời
Avram Noam Chomsky sinh ngày 7 tháng 12 năm 1928 tại Philadelphia trong một gia đình trí thức gốc Do Thái. Năm 1945, ông theo học tại Đại học Pennsylvania.
Ở đó, ông đã được tiếp xúc với một người bạn của cha ông là Zellig Harris, một nhà ngôn ngữ học cấu trúc luận xuất chúng và là người sáng lập bộ môn ngôn ngữ học đầu tiên tại Mỹ. Chính sự tiếp xúc này đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm học thuật của Chomsky về ngôn ngữ học và chính trị.
Năm 1947, Chomsky đăng kí học ngôn ngữ học, và rồi lần lượt tốt nghiệp Cử nhân và Thạc sĩ ngành này vào năm 1949, 1951.
Từ 1951 đến 1955, Chomsky là hội viên Hội Nghiên cứu sinh Đại học Harvard và hoàn thành luận án tiến sĩ về ngôn ngữ học tại đây.
Sau khi tốt nghiệp Harvard, ông vào làm việc tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), một môi trường học thuật mà theo ông là hết sức tự do, cởi mở, dễ nuôi dưỡng và thúc đẩy những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, không bị câu thúc bởi những định kiến hàn lâm cũ mòn.
Năm 1961, ông được bổ nhiệm là giáo sư chính thức của Bộ môn Ngôn ngữ học và các Ngôn ngữ hiện đại (sau này là của Bộ môn Ngôn ngữ học và Triết học) của MIT. Ông làm việc tại bộ môn này từ đó cho đến khi nghỉ hưu.
Noam Chomsky là tác giả của hơn 150 cuốn sách và hàng nghìn bài báo, bài nói chuyện, phỏng vấn, tranh luận về các chủ đề khác nhau như ngôn ngữ học, triết học, tâm lí học, giáo dục, lịch sử trí tuệ, chính trị, chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, truyền thông đại chúng, tự do ngôn luận,…
Ngay từ năm 1970, ông đã được London Timesbình chọn là một trong những người làm nên thế kỉ XX. Năm 1992, khi xem xét ba loại chỉ số trích dẫn khác nhau từ những năm 1970 đến 1992, ông là một trong những người được trích dẫn cao nhất: tính riêng từ năm 1980 đến 1992, trong khoa học xã hội và nhân văn, ông là nhà khoa học đang sống được trích dẫn nhiều nhất, và đứng ở vị trí thứ tám (sau Sigmund Freud và trước Georg Hegel) trong tốp những người được trích dẫn nhiều nhất mọi thời đại.
Năm 2005, trong cuộc bình chọn của tạp chí Foreign Policy và Prospects, ông đứng đầu danh sách 100 trí thức (dành cho/ vì) đại chúng nhất thế giới. Năm 2006, ông được tạp chí New Statesman bình chọn là người đứng thứ bảy trong danh sách tốp 50 “Anh hùng của thời đại chúng ta”.
Vị cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại
Chomsky là người có công thúc đẩy chủ nghĩa cấu trúc trong ngôn ngữ học sang một trang mới bằng việc hình thức hoá triệt để trong nghiên cứu ngôn ngữ.
Ông phát triển ngữ pháp tạo sinh - cải biến (transformational – generative grammar), một trường phái ngữ pháp (rộng hơn là trường phái ngôn ngữ học) mà hiện nay đang được xem là sôi động nhất, có sức “tạo sinh” lớn nhất và đang được tranh biện, ủng hộ, phủ định nhiều nhất.
Chomsky coi ngôn ngữ loài người là một thực thể tâm lí học và một thực thể sinh học, trong đó cái bẩm sinh là phần cốt lõi, tồn tại sẵn trong trí não/ ý thức của mọi thành viên cộng đồng và cái trưởng thành là cái có được nhờ kinh nghiệm sống của từng cá thể.
Nghiên cứu ngôn ngữ chính là nghiên cứu ngữ thi, nghiên cứu ngữ pháp có giá trị phổ quát, có tính di truyền của con người, nghiên cứu cách thức tổ chức và hoạt động của cái thực thể vật chất là não/thần kinh trong quá trình sản sinh phát ngôn,…qua phương pháp của các khoa học tự nhiên, có tính hình thức.
Chính quan điểm khoa học này của Chomsky đã thúc đẩy hàng loạt những nghiên cứu mới mẻ về sau này trong ngôn ngữ học, bao gồm cả những nghiên cứu ủng hộ ông lẫn những nghiên cứu chống lại ông.
Quan điểm này đã gây nên cuộc chiến tranh ngôn ngữ hết sức sôi động và có nhiều giá trị giữa một bên là ông và một bên là các đồng nghiệp và những học trò đã thoát li khỏi ông vào những năm 60 – 70 của thế kỉ trước.
Người tiên phong trong khoa học nhận thức
Chomsky tạo ra cuộc Cách mạng nhận thức(cognitive revolution) qua việc phê phán và góp phần đánh đổ chủ nghĩa hành vi trong tâm lí học nói riêng và chủ nghĩa kinh nghiệm trong triết học nói chung để rồi đề xuất một cách lí giải, tiếp cận mới về trí não, ngôn ngữ, năng lực nhận thức.
Ông đã bác bỏ quan điểm nhị nguyên luận trong sự phân biệt giữa trí não và thể xác của truyền thống khi cho rằng: trí não của con người chính là cái có giá trị bẩm sinh, là sản phẩm của quá trình nhận thức, chứa đựng tất cả các trạng thái, năng lực tinh thần vô thức khác nhau; trí não hình thành từ các hợp phần hay các mô đun, các năng lực nhận thức khác nhau và ngôn ngữ cũng chỉ là một bộ phận cấu thành nên trí não. Quan điểm này đối lập với truyền thống và tạo nên sự cách tân trong các nghiên cứu khoa học về năng lực nhận thức của con người.
Khoa học nhận thức/ tri nhận (cognitive science/ cognitivism) là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên ngành về trí não/ ý thức (mind) và sự hoạt động của trí não, có nhiệm vụ khảo sát bản chất, nhiệm vụ và chức năng của sự nhận thức của con người, cách thức mà hệ thống thần kinh của con người lưu trữ, biểu diễn, xử lí, chuyển tải và truy xuất thông tin.
Để làm được việc này, các nhà khoa học phải nghiên cứu về ngôn ngữ, tri giác, trí nhớ, chú ý, lập luận, xúc cảm…, phải sử dụng kết quả và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học, tâm lí học, trí tuệ nhân tạo, triết học, khoa học thần kinh và nhân học. Thật tuyệt vời là những nghiên cứu, đề xuất lí thuyết của Chomsky lại liên quan mật thiết, hay được dẫn xuất, được thực chứng và hỗ trợ từ tất cả những nhánh nghiên cứu này.
Người trí thức dấn thân
Noam Chomsky là một trí thức cánh tả, một người bất đồng chính kiến điển hình và không khoan nhượng đối với chính quyền Mỹ, “một trong những thách thức có ý nghĩa và quan trọng nhất đối với cường quyền, sự bất công và dối trá” (Edward Said), “một trong những vị anh hùng đáng chú ý nhất của nhân dân” (Wolfgang B. Sperlich), “một nguồn cổ vũ lớn lao cho những nước thuộc Thế giới thứ ba” (John Pilger).
Ông thường tự nhận mình là người theo chủ nghĩa vô chính phủ hay chủ nghĩa công đoàn - vô chính phủ. Có lẽ chính vì thế mà ông đã trở thành bạn thân của nhiều nguyên thủ quốc gia cánh tả ở Mỹ La tinh (như Fidel Castro, Hugo Chavez,…).
Ông ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của Mỹ, thậm chí đôi khi người ta còn xem ông như là một đối trọng của chính sách ngoại giao Mỹ.
Ông chủ trương chống lại chủ nghĩa bá quyền Mỹ, chủ nghĩa đế quốc Mỹ, chống lại chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa tư bản nhà nước hiện tại của Mỹ, chống lại sự dung dưỡng và bao che cho chủ nghĩa khủng bố của Mỹ, chống lại sự can dự thô bạo có tính hai mặt của Chính phủ Mỹ đối với những quốc gia độc lập, có chủ quyền,... Fred Halliday từng xem Chomsky chính là “người đỡ đầu” chống lại chủ nghĩa tư bản, chống lại chủ nghĩa đế quốc, chống lại sự bất công trên toàn thế giới.
Ông cũng chính là người ủng hộ và tham gia một cách bền bỉ và mạnh mẽ phong trào Chiếm lấy phố Wall trong những năm qua.
Chomsky, một mặt, phản đối gay gắt sự bao che của Mỹ đối với những chính phủ độc tài, vi phạm nhân quyền vốn là đồng minh của Mỹ (như các nước Ả Rập, Israel, Indonesia,…), nhưng mặt khác, cũng lên án mạnh mẽ sự can thiệp của Mỹ hay đồng minh của Mỹ đối với những quốc gia không theo Mỹ (như sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, Nam Tư, Iraq, Iran,…, sự can thiệp của Indonesia, của Australia vào Đông Timor,…).
Ông được đánh giá là một trong hai người (cùng nhà báo John Pilger) có công đầu đưa đến sự độc lập của Đông Timor vào năm 2002 (Wolfgang B. Sperlich).
Ông cũng là người ra sức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của con người. Ông cho rằng quyền tự do ngôn luận “phải được mở rộng tới tất cả các loại quan điểm khác nhau”, dù là đối lập, ngược chiều với quan điểm chủ lưu của đa số.
Cũng chính vì sự nhiệt tình này mà đôi khi danh tiếng của ông đã bị tổn hại. Chẳng hạn, để bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận của nhà sử học Pháp R. Faurisson trong việc đưa ra quan điểm chính danh của mình, Chomsky đã viết lời giới thiệu cho cuốn sách gây nhiều tranh cãi, có nội dung phủ nhận tội ác tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã Mémoire en défense contre ceux qui m’accusent de falsifier l’histoire (1980).
Cũng chính vì thế mà dù rằng ông và một số đồng nghiệp lúc đương nhiệm từng đảm nhận việc giảng dạy một số môn về chính trị học, độc lập với bộ môn khoa học chính trị học vốn đậm chất bảo thủ tại MIT, song các sách báo mà ông viết hiếm khi được kể vào trong các chương trình đào tạo chính trị học chính thức.
Ông cũng là người đi đầu trong việc vạch trần sự thiên lệch hay lừa bịp của truyền thông.
Cũng chính vì điều này mà dòng truyền thông chính thống thường tảng lờ, không tham chiếu hay trích dẫn quan điểm học thuật của ông, thậm chí là xuyên tạc quan điểm và bôi nhọ ông.
Ví dụ, cũng vì vạch rõ tính hai mặt trong chính sách đối ngoại bá quyền của Mỹ mà truyền thông đã bao che và tiếp tay mà ông đã từng bị quy kết là bỏ lơ chính sách diệt chủng của Pol Pot tại Camphuchia. Ông cho rằng vì Indonesia là đồng minh của Mỹ nên Mỹ và truyền thông đã chẳng đếm xỉa gì đến hành động xâm lược Đông Timor của Indonesia lúc bấy giờ mà lại quá chú trọng đến tội ác diệt chủng tại Camphuchia, một đất nước vốn dĩ được xem là kẻ thù của Mỹ.
Với tư cách là một người trí thức, thường định vị và ví mình như là một người lao động bình thường như bao nhiêu người khác, Chomsky cho rằng người trí thức phải là người có trách nhiệm, nghĩa vụ nói lên sự thật, vạch trần sự dối trá một cách kiên quyết, không khoan nhượng, thúc đẩy một xã hội tự do, dân chủ, bình đẳng và công bằng.
Cường quyền, đàn áp, sự bóp méo và bưng bít thông tin không thể là thứ làm rối trí hay nhụt chí người trí thức.
Trí thức chính là những người mà tất thảy vật liệu, chất liệu, nguyên liệu lao động, công cụ lao động, công xưởng lao động, sản phẩm lao động đều diễn ra và nằm trong trí não.
Trí thức không thể là người run sợ trước cường quyền, mờ mắt trước sự cám dỗ của những nguồn lực tài trợ cho những đề tài nghiên cứu… để mà chối bỏ trách nhiệm định hình, dẫn dẵt xã hội của mình.
Do sự quyết liệt, thẳng thắn và độc lập của mình mà Chomsky cũng là đối tượng bị những người bảo thủ, truyền thông xuyên tạc và bóp méo.
Là một người gốc Do Thái nhưng do lên tiếng ủng hộ và bảo vệ lẽ phải và quyền con người trong cuộc xung đột Palestine – Israel mà ông đã bị nhiều người kết tội là phản bội lại người Do Thái.
Do phản biện và bác bỏ lại chính sách của Chính phủ Mỹ mà ông đã từng bị quy gán là người độc tưởng (monomaniac), người phản bội lại nước Mỹ, người phủ định và chối bỏ mọi điều mà lãnh đạo Mỹ nói và làm, là người không có năng lực phân biệt giữa dân chủ và phản dân chủ,…
Những chỉ trích, cáo buộc và gán ghép tiêu cực như vậy dành cho ông, theo McGilvray, là do người ta cố tình bóp méo, xuyên tạc ông bằng cách trích rút những phát biểu của ông khỏi những ngữ cảnh cần thiết.
Dĩ nhiên, mọi điều thánh thiện, tử tế và trung thực đều có thể bị bóp méo để biến thành những “phản đề” khi người ta cố tình cô lập chúng khỏi ngữ cảnh mà chúng tồn tại với tư cách là một bộ phận không thể tách rời.
Chomsky với Việt Nam
Quan tâm tới chính trị từ nhỏ, thậm chí khi học đại học từng có ý định bỏ sang Trung Đông để có cơ hội trải nghiệm chính trị, nhưng các hoạt động chính trị của Chomsky chỉ thực sự bắt đầu để lại dấu ấn khi ông tham gia các cuộc tuần hành phản đối sự can thiệp, xâm lược của Mỹ đến Việt Nam.
Ban đầu, ông thể hiện sự phản đối của mình đối với Chính phủ Mỹ bằng những cuộc nói chuyện, diễn thuyết nhỏ tại nhà thờ, đường phố, khuôn viên trường đại học, nhưng dần dà về sau ông đã thể hiện điều này bằng các bài báo và các cuốn sách, những bài thuyết trình tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Bài viết The Responsibility of Intellectuals (1967) (Vai trò của người trí thức)thường được xem như là sự khởi đầu một cách chính thức của ông đối với các hoạt động chính trị - xã hội, đối với nghiệp dấn thân của một người trí thức.
Cũng vì tham gia biểu tình và viết bài chỉ trích Chính phủ Mỹ mà ông đã nhiều lần bị bắt và cũng đã từng nếm trải “một đêm” trong nhà tù của chính quyền Mỹ.
Ông từng bị Tổng thống R. Nixon liệt vào Danh sách kẻ thù (Enemy List) của mình.
Thậm chí, vợ ông, nhà ngôn ngữ học Carol Schatz, do hiểu được sự nguy hiểm tiềm ẩn trong các hoạt động của chồng và cũng là để chia sẻ và ủng hộ chồng đã phải tính đến việc tiếp tục học tiến sĩ về ngôn ngữ học để có thể đảm bảo tài chính cho gia đình trong trường hợp Chomsky bị bỏ tù hoặc bị MIT đuổi việc; nhưng rất may, MIT đã không đuổi việc ông vì những đóng góp to lớn của ông cho MIT và cho khoa học (thậm chí MIT còn cử riêng người để bảo vệ ngầm ông, mặc dù ông phản đối sự bảo vệ này).
Năm 1970, ông đã cùng một số trí thức Mỹ sang thăm Việt Nam nhằm bày tỏ sự phản đối sự xâm lược của Mỹ đến Việt Nam, bày tỏ sự ủng hộ đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam.
Ông cũng từng tiếp kiến cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Có điều đặc biệt là, dù thời điểm Chomsky đến Việt Nam là thời điểm mà cái lối tư duy “trăng Liên Xô đẹp hơn trăng nước Mỹ” vẫn còn ngự trị, là thời điểm mà trong các bài giảng ở giảng đường đại học hay trên các bài viết khoa học ngôn ngữ học, người ta vẫn thường e ngại và dè dặt khi nhắc đến cấu trúc luận (structuralism), kết cấu luận (constructionism), phân bố luận (distributionism) – những đặc sản của ngôn ngữ học học tư bản mà đại diện là của tư bản Mỹ, một kẻ thù của Việt Nam, nhưng ông cũng vẫn đến và được nói chuyện, trình bày lí thuyết ngôn ngữ học của mình tại Hà Nội, mà giáo sư Tạ Quang Bửu chính là người dịch buổi nói chuyện này.
Năm 1972, Chomsky cũng đã trình bày quan điểm của mình về nguồn gốc của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam trước Uỷ ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có vài cuốn sách của Chomsky về ngôn ngữ học và về chính trị - xã hội đã được dịch và giới thiệu.
Đó là các cuốn Tham vọng bá quyền (2006)do Trịnh Lữ dịch, Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức (2007) và Nhận diện quyền lực (2012)do Hoàng Văn Vân dịch.
Lí thuyết ngôn ngữ học của Chomsky đã được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam, và cũng đã được ứng dụng phần nào vào trong việc miêu tả tiếng Việt.
Đặc biệt là, sau cuộc viếng thăm của Chomsky đến Việt Nam vào năm 1970, đến năm 1977, lí thuyết ngôn ngữ học của Chomsky cũng đã chính thức được Nguyễn Đức Dân giới thiệu tại Đại học Tổng hợp Hà Nội qua tập bài giảng Những mô hình ngôn ngữ. (Năm 2012, bản thảo Những mô hình ngôn ngữ của Nguyễn Đức Dân đã được Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh ấn hành dưới tiêu đề Ngữ pháp tạo sinh).
Thay lời kết
Nói không quá lời, nhiều người đã từng ví von rằng nước Mỹ hùng mạnh và vĩ đại đã rất may mắn khi có được một nhà khoa học, một trí thức phản biện tầm cỡ như Noam Chomsky.
Trong một ngành khoa học, mỗi một cá nhân dường như chỉ là một mảnh vụn, còn ông dường như ông là một tảng đá khổng lồ vượt qua khỏi khung khổ của một khoa học chuyên ngành.
J. Lyons, một nhà ngôn ngữ lí thuyết đại chúng nổi tiếng trong thế kỉ XX, ngay từ năm 1978 đã từng định vị ông trong khoa học ngôn ngữ học giống như Freud trong tâm lí học, Einstein trong vật lí học.
Viết về Chomsky là một việc thực khó, đánh giá về ông lại càng khó. Khó bởi hai lẽ.
Thứ nhất, ông là một tượng đài đang sống, những gì ông viết đều thực sự đồ sộ và đều vượt qua ranh giới, kích thước của một khoa học chuyên ngành đơn lẻ, ông và những sản phẩm trí tuệ của ông đã thực sự là những cột mốc lừng lững, lừng danh trong lịch sử khoa học nhân loại thế kỉ XX.
Thứ hai, chính vì sự đồ sộ ấy cho nên đã có rất nhiều học giả viết về ông qua những cuốn chuyên khảo tầm cỡ (ví như J. Lyons, R. Barsky, Neil Smith, Wolfgang B. Sperlich), cho nên viết được “một cái gì đó cho ra hồn” trong khuôn khổ một bài báo về ông là chuyện không dễ.
Dầu vậy, ông thực sự rất xứng đáng để chúng ta viết và giới thiệu nhiều và cập nhật liên tục về ông. Hơn nữa, những sản phẩm tinh hoa tinh thần của ông cũng nên phải được chuyển ngữ sang tiếng Việt càng nhiều, càng nhanh và càng sớm càng tốt.
Cụ thể, trang tin Now News đưa tin về Ý Nhi với nội dung liên quan đến “ảo tưởng quyền lực”. Trong bài viết của mình, trang tin đề cập đến phát ngôn đang gây lùm xùm trong thời gian qua của Hoa hậu Ý Nhi: “Tôi tham gia cuộc thi sắc đẹp trong khi các bạn cùng trang lứa dành thời gian để ngủ, chơi và uống trà sữa. Tôi đã trở thành hoa hậu khi bạn bè đi học, đi làm nên tôi sẽ chăm sóc bản thân nhiều hơn để trở thành một người phù hợp với ngôi vị này trong tương lai”.
Cư dân mạng chỉ trích cô “mắc bệnh ngôi sao”, “ảo quyền lực” và “quá cẩu thả”. Đặc biệt, những người đồng trang lứa thể hiện sự thất vọng và tức giận nhiều hơn”.
Bên cạnh đó, bài báo cũng nhắc đến nhóm group anti-fan của Ý Nhi cũng như những tranh cãi giữa thần đồng bơi lội Nguyễn Hữu Kim Sơn và Hoa hậu Phương Lê liên quan đến Ý Nhi.
“Nhiều người đã đề nghị tước bỏ tư cách Hoa hậu Thế giới của Ý Nhi và không cho phép cô tham gia các cuộc thi quốc tế”, bài báo cho hay.
Ngoài Now News, một trang tin khác là Daum (Seoul Newspaper) cũng đăng tải bài viết liên quan đến Hoa hậu Ý Nhi với nội dung tương tự. Đáng chú ý là trong bài báo này, đã có tới 939 người bày tỏ cảm xúc phẫn nộ.
Chỉ hai tuần sau đăng quang, Hoa hậu Ý Nhi liên tiếp bị khán giả chỉ trích vì những lần “vạ miệng” của mình. Nhóm anti-fan của Ý Nhi hiện có tới gần 500.000 thành viên và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hà Vy