Bỏ 20 tỷ mua chung cư mini kinh doanh, vội vã 'tháo chạy' lo cháy nổ
Với giá bán vài trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng, tọa lạc ở vị trí các quận nội thành Hà Nội thuận tiện đi lại, “chung cư mini” cả chục năm nay vẫn được nhiều người chọn mua hoặc thuê. Sau vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội, lo lắng về quản lý cháy nổ, có người mua cả tòa chung cư mini với giá 20 tỷ đồng kinh doanh cho thuê đã “tháo chạy” khi mới vận hành được nửa năm… (Xem thêm chi tiết)
Chủ tịch Vicem Bùi Xuân Dũng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Ông Bùi Xuân Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Như vậy, Bộ Xây dựng hiện có 4 Thứ trưởng là ông Nguyễn Tường Văn, ông Nguyễn Văn Sinh, ông Bùi Hồng Minh và ông Bùi Xuân Dũng vừa được bổ nhiệm. (Xem thêm chi tiết)
Sắp kiểm tra thuế loạt 'ông lớn' bất động sản Bitexco, TNR Holding, GP.Invest
Tổng cục Thuế vừa công bố danh sách 42 công ty thuộc các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, y tế… nằm trong kế hoạch kiểm tra chuyên ngành năm 2023.
Trong đó có nhiều “ông lớn” bất động sản như Tập đoàn Geleximco - CTCP, Công ty CP Bitexco, Công ty CP Bất động sản Sơn Kim, Công ty CP Bất động sản toàn cầu (GP.Invest), Công ty CP Đầu tư Hải Phát, Công ty CP Bất động sản Khải Hoàn Land, Công ty CP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holding Việt Nam… (Xem thêm chi tiết)
Đấu giá đất ở Nghệ An: Nguy cơ ế tiếp vì giá khởi điểm quá cao
Trong lúc thị trường bất động sản “đóng băng”, UBND TP Vinh vẫn áp mức giá khởi điểm cao nhất gần 27 triệu đồng/m2 đất ở thuộc xóm Kim Trung, xã Nghi Ân khiến nhiều người dân không thể mua, còn chính quyền địa phương cũng thừa nhận giá cao. (Xem thêm chi tiết)
Giá nhà ở xã hội bị chê đắt, Bộ Xây dựng nói gì?
Theo cử tri tỉnh tỉnh Bình Thuận, hiện nhà ở xã hội bán giá rất cao, người dân có thu nhập thấp khó có thế tiếp cận được. Cử tri kiến nghị quan tâm điều chỉnh giá nhà ở xã hội hoặc có các gói hỗ trợ cho người có thu nhập thấp.
Trả lời kiến nghị trên, Bộ Xây dựng cho biết, về giá bán nhà ở xã hội (NƠXH), hiện nay, Chính phủ đang tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) theo ý kiến của các Đại biểu Quốc hội sau khi lấy ý kiến lần thứ 1 tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV. (Xem thêm chi tiết)
Thái Nguyên hủy bỏ đồ án quy hoạch Khu bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc
UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định hủy bỏ đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu bến tàu du lịch Hồ Núi Cốc và khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, nhà hàng ăn uống và khu neo đậu tàu, trạm sửa chữa bảo dưỡng tàu.
Tại quyết định này, UBND tỉnh Thái Nguyên không nêu rõ lý do hủy bỏ. (Xem thêm chi tiết)
Bộ Xây dựng: Địa phương phải quản chặt cấp phép xây dựng chung cư miniBộ Xây dựng đề nghị địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, quản lý việc cấp giấy phép xây dựng với chung cư mini." alt=""/>Bộ Xây dựng lên tiếng về chung cư mini bị cháy, nhà ở xã hội bị chê đắt
Anh Phùng Bá Phúc là bố của Thiên cho biết anh làm nghề chở xe ôm truyền thống, trước đây hàng ngày cũng chỉ kiếm được hơn một trăm nghìn và mấy tháng vừa qua hoàn toàn không có thu nhập. Vợ anh làm tạp vụ ở một công ty tại Quận 1, cũng đã phải nghỉ làm từ ngày thành phố thực hiện giãn cách.
“Chúng tôi còn một bé gái năm nay lên lớp 2. Tuần vừa rồi tôi mới vay đủ tiền mua sách giáo khoa cho hai con hết hơn 1 triệu đồng. Tôi xin cô Duyên cho Thiên không tham gia học trực tuyến vì nhà có mỗi một chiếc điện thoại có thể dùng để học thì ưu tiên cho bé nhỏ” – anh Phúc phân trần về việc không thể cho con “vào lớp”.
Anh Phúc cũng nói rằng vẫn nhận bài tập cô gửi trong nhóm phụ huynh của lớp nhưng “trình độ của tôi chỉ có thể chỉ bài cho bé lớp 2 được thôi chứ không hướng dẫn nổi cho Thiên”.
Bố của cậu bé Thiên cũng lo lắng khi phải học online hết học kỳ I, lo rằng Thiên thiệt thòi so với bạn bè quá. “Nhưng thực sự gia đình chúng tôi lực bất tòng tâm” – anh Phúc bày tỏ.
Hai anh em Phùng Bá thiên chỉ có một chiếc điện thoại để học online hàng ngày, nên Thiên phải nhường phần học cho em |
Thiên là 1 trong 5 cậu học trò mà cô Duyên chưa thể "gặp" dù năm học mới đã trôi qua gần 1 tháng.
Sĩ số lớp 6A4 là 45, nhưng chỉ có 40 bạn điểm danh hàng ngày.
Ngoài Thiên vẫn chưa thể học vì thiếu phương tiện thì còn cậu trò tên tên Phó Ngọc Siếu. Mới chỉ cách đây 2 ngày, Siếu mới có mặt để điểm danh trong lớp học online, nâng sĩ số lớp lên thành 41.
“Đầu năm học, gia đình của bé báo là rất khó khăn, không có phương tiện cho con học online nên xin phép cho bé không học, nếu có bài tập thì cô giáo gửi để cho bé làm. Tôi cũng xin phụ huynh trong lớp hỗ trợ Siếu và Thiên để giúp các bé có phương tiện học tập, nhưng thực tình phụ huynh ở đây cũng hầu hết là người lao động nghèo, mấy tháng nay do dịch Covid-19 mà không có thu nhập, nên cũng chỉ có vài phụ huynh ủng hộ tổng cộng được hơn 1 triệu đồng” – cô Duyên cho biết.
Vì vậy, Siếu và Thiên “mất hút” trong suốt thời gian qua.
Bà nội của Siếu cho biết sau một hồi xoay xở thì cũng đã xin được một chiếc điện thoại cũ của người quen cho Siếu học.
“Điện thoại cũ, tiếng thì nhỏ, màn hình chập chờn nhưng thương cháu không được học nên bố nó xin về, mượn tiền đem ra hàng sửa mất hơn 1 triệu đồng cho con dùng tạm”.
Tuy nhiên, 3 trường hợp học sinh còn lại khiến cô Duyên vô cùng lo lắng.
“Đây là học sinh đầu cấp, các bé từ tiểu học lên và lại bắt đầu bằng việc học trực tuyến, nên tôi chỉ có thể liên hệ với học trò và phụ huynh qua điện thoại.
Cho đến lúc này trong lớp vẫn còn 3 học sinh mà tôi không thể liên hệ theo số điện thoại đăng ký trong hồ sơ nên không biết tình hình hiện tại của các bé như thế nào” - cô Duyên cho biết.
Theo cô Duyên, trong lớp có bé T.A.H. và L.H.B.N, hồi đầu năm học, cô liên lạc thì gia đình báo các bé bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, 2 tuần nay cô bị mất liên lạc.
“Phụ huynh của bé L.H.B.N báo là đang điều trị ở khu cách ly. Bé T.A.H. cũng ở khu cách ly luôn. Sau đó mẹ bé T.A.H. có nói rằng nếu bé khỏe thì cho vào học. Rồi có một hôm mẹ bé nói hôm nay bé khỏe, có đòi vào học nhưng cuối cùng bé không vào học được.
Sau lần đó thì tôi gọi cả T.A.H. và L.H.B.N đều không được nữa, có khi tắt máy nhưng cũng có khi có tín hiệu mà không ai bắt máy.
Còn bé Đ.P.T. thì tôi chỉ gọi điện được duy nhất một lần, sau đó không thể liên lạc được với phụ huynh nữa”.
Việc mất liên lạc với phụ huynh khiến cô Duyên vô cùng lo lắng. “Tôi cũng sợ không biết các bé và gia đình có gặp chuyện gì hay không".
Cô Duyên hiện ở Bình Dương, lại ngay "vùng đỏ" là thị xã Dĩ An, nên chưa thể tìm tới nhà 3 học trò này của mình xem tình hình ra sao. Điều mà cô giáo này mong mỏi là sớm được thấy đủ 45 học sinh của mình vào mỗi buổi sáng.
"Tôi mong được biết tình hình các em T.A.H., L.H.B.N và Đ.P.T. Tôi cũng mong Thiên được giúp đỡ phương tiện để có thể học trực tuyến cùng các bạn của mình" - cô giáo Duyên bày tỏ.
Phương Chi
Từ đầu năm học đến giờ, hàng ngày, cậu bé Võ Nguyễn Gia Phúc, học sinh lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng (Quận 4, TP.HCM) học online bằng chiếc điện thoại cũ trước đây thuộc về ba của em.
" alt=""/>Những đứa trẻ không thể học online và nỗi lo của cô giáo Sài GònCác thí sinh đến trước thời gian thi để đo thân nhiệt, test nhanh covid -19, đảm bảo có kết quả âm tính mới được tham gia kỳ thi.
Đợt thi đánh giá năng lực cuối cùng cho thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp |
Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN Nguyễn Tiến Thảo cho biết: ngày 30/7/2021, Bộ GD-ĐT có công văn 3190 hướng dẫn các trường đại học dành chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh vì dịch Covid-19 không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Các trường đại học có thể dùng căn cứ xét tuyển là kỳ thi đánh giá năng lực của 2 đại học quốc gia. Tuy nhiên, do dịch bệnh, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ không tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực như kế hoạch đã thông báo.
Vì vậy, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi này nhằm mục đích đảm bảo thí sinh diện đặc cách có đủ điều kiện để xét tuyển vào các trường đại học trong tháng 9.
Với quy trình tương đối phức tạp so với đợt thi bình thường khác, Trung tâm Khảo thí đã rà soát kỹ công tác lọc danh sách, kiểm tra lại công tác phòng dịch, rà soát nhiều vòng, chuẩn bị chu đáo. Trung tâm tạo điều kiện để các thí sinh chủ động trong thời gian thi, các thí sinh có thể thi không cùng 1 thời điểm (thời gian bắt đầu và kết thúc), thí sinh đủ điều kiện có thể dự thi và kết thúc sau 199 phút làm bài.
Đây là đợt thi đánh giá năng lực cuối cùng cho thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp |
Các thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 214 sẽ được Trung tâm Khảo thí gửi Giấy chứng nhận kết quả thi ngay trong ngày mai 27/9 để kịp thời đăng ký xét tuyển vào các trường đại học trong tháng 9/2021.
Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Tiến Thảo cho biết: Trung tâm có kế hoạch tổ chức 7-8 đợt thi đánh giá năng lực với học sinh phổ thông, dự kiến từ tháng 2 đến tháng 8-2022. Việc này cũng tương ứng với xu thế tuyển sinh nhiều đợt mà các cơ sở đại học nhiều quốc gia đã làm. Tháng 2 có thể tổ chức cho thí sinh tự do và các học sinh. Từ tháng 3 trở đi, học sinh cơ bản hoàn thành chương trình lớp 12 cũng có thể tham gia thi. Hơn nữa, đề thi kiểm tra năng lực khác với kiểm tra kiến thức thuần túy. Các bạn học sinh đều có thể thử sức vì nếu chưa đạt, sau 28 ngày có thể đăng ký thi lại lần mới. Chúng tôi cũng tính toán tiệm cận dần với mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông bằng việc tăng tỉ lệ câu hỏi tích hợp kiến thức liên môn. |
PV
Theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022 của Times Higher Education (THE) về lĩnh vực Khoa học cơ bản, ĐH Quốc gia Hà Nội nằm trong top 601-800.
" alt=""/>Đợt thi đánh giá năng lực cuối cùng cho thí sinh diện đặc cách tốt nghiệp