
- Chỉ trong một năm phát triển, TopCV - công cụ trực tuyến đã giúp hơn 100.000 người tạo được CV (sơ yếu lý lịch) một cách nhanh chóng, ấn tượng. Đó là thành quả bước đầu khởi nghiệp của Trần Trung Hiếu - người sáng lập trang TopCV. Chàng trai thích các dự án vì cộng đồng
Theo Trần Trung Hiếu, để khởi nghiệp thì việc dám dấn thân, chấp nhận rủi ro và kiên trì là những điều không thể thiếu.
Ngay khi còn học ở lớp chuyên Tin – Trường THPT chuyên Sư phạm (ĐHQG Hà Nội), cậu đã tự tìm hiểu, mày mò cách tạo ra các phần mềm. Những sản phẩm này thường hướng tới cộng đồng, được nhiều người dùng và mang tính liên kết tốt.
 |
Trần Trung Hiếu |
Một sản phẩm tiêu biểu của thời kỳ này là dự án mang tên Inputoo, được Hiếu làm vào năm lớp 11. Đây là trang web hỗ trợ hỏi đáp cho cộng đồng Việt Nam, tương tự Yahoo Answers khi ấy. Lúc đó, có khoảng gần 1.000 người sử dụng sản phẩm Inputoo. Thành công bước đầu này là động lực giúp Hiếu thêm niềm khát khao khởi nghiệp.
Tới khi vào ĐH, ngay khi là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH FPT - Hiếu đã tính chuyện đi làm thêm cho các dự án để tích lũy vốn và kinh nghiệm. Cậu không chỉ hỗ trợ các cựu sinh viên trong trường thành lập một công ty phần mềm mà còn thành lập team (nhóm) chuyên nhận làm các dự án outsourcing (thuê ngoài) cho thị trường Nhật.
Cùng thời điểm ấy, Hiếu vẫn tích cực tham gia các dự án vì cộng đồng như thành lập CLB Web tại ĐH FPT với hơn 100 thành viên. Hiếu còn là người đồng sáng lập Google Developer Hà Nội - Cộng đồng những nhà phát triển ứng dụng Google do Google bảo trợ nhằm giúp mọi người tiếp cận với các công nghệ mới.
Tới năm 2014, khi là sinh viên năm cuối, một số dự án cộng đồng tạm gác lại nhưng cậu vẫn duy trì làm thêm để tích lũy vốn. Thời điểm này, Hiếu thay đổi “chiến thuật”. Thay bằng tự nhận dự án outsourcing thì Hiếu quyết định xin vào làm trực tiếp tại các công ty phần mềm. Lý do của sự thay đổi, như Hiếu chia sẻ, là để có thêm kinh nghiệm quản lý dự án cũng như quản trị nhân sự sau này.
Với ý nghĩ đó, chàng trai trẻ muốn làm một CV xin việc thật ấn tượng, bắt mắt. Tuy nhiên, loay hoay mãi Hiếu vẫn không làm được bởi không biết về thiết kế đồ họa. “Lúc đó, mình có lên google search các mẫu CV thì cái nào cũng giống cái nào và thấy không tiện ích. Rồi mình nghĩ, nhiều bạn trẻ chắc cũng gặp vấn đề như mình trong lúc làm CV nên mình thấy rằng giá như có một trang web giúp các bạn ấy sẽ tốt hơn”, Hiếu nhớ lại.
Để tìm hiểu thực tế nhu cầu làm CV ấn tượng, nhanh gọn, Hiếu đã tiến hành khảo sát 1.000 ban trẻ, đa phần là sinh viên. Kết quả cho thấy, có đến 70% trong số đó muốn có CV đẹp, ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng lại không biết cách làm thế nào. Chính điều này càng thôi thúc Hiếu phát triển một công cụ tạo CV nhanh, ấn tượng, hiệu quả.
Bí quyết “Thử - Sai – Thử lại”
Đã nghĩ là Hiếu bắt tay vào làm. Ra đời năm 2015, sau một năm phát triển, TopCV có tới hơn 100.000 người sử dụng thuộc nhiều nhóm đối tượng. Trong số này có sinh viên của hơn 150 trường ĐH, CĐ sử dụng, nhóm sinh viên sắp hoặc mới ra trường chiếm 60%.
 |
TopCV của Trần Trung Hiếu |
Mới đây, Hiếu và các bạn cũng vừa phát hành thêm một phiên bản dành riêng cho thị trường quốc tế. Hiếu cũng đã hợp tác với rất nhiều kênh tuyển dụng lớn cũng như các công ty công nghệ, startup để đưa ra các việc làm phù hợp, tăng kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Quá trình kết nối này được xử lý hoàn toàn tự động qua hệ thống Jobs Matching do công ty của Hiếu tự phát triển.
Hiếu cho biết mục tiêu lâu dài mà cậu hướng đến là xây dựng một hệ sinh thái về việc làm, tuyển dụng và kết nối nhân sự tại Việt Nam cũng như thị trường Đông Nam Á.
Thế nhưng, để có được những kết quả này, không ít lần Hiếu và các bạn đã gặp thất bại, chưa kể đến những chi phí cho việc “được phép sai” khi chạy sản phẩm. “Để có được sản phẩm hoàn hảo nhất thì liên tục phải thử nghiệm. Chính vì vậy việc thử – sai – thử lại để làm sao cho ra sản phẩm đơn giản, tối ưu, hiệu quả và nhanh nhất là điều không tránh khỏi”.
Hiếu cũng luôn phải vắt óc nghĩ phương án tối ưu, cắt giảm các chi phí không cần thiết và tận dụng tối đa các phương pháp marketing 0 đồng để có hiệu quả cao nhất.
“Để thành công, ngoài việc chấp nhận rủi ro, kiên trì, chịu được áp lực thì yếu tố quan trọng không thể thiếu là kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực mình hướng đến để khởi nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có một khoản chi phí kha khá để bước đầu khởi nghiệp đạt thuận lợi” - Hiếu chia sẻ kinh nghiệm.
Kinh nghiệm khởi nghiệp của Trần Trung Hiếu: Với sản phẩm:Phải liên tục thử - sai - thử lại, ra sản phẩm đơn giản, nhanh nhất có thể để người dùng test sớm nhất sau đó tối ưu dần. Với con người:Nhân sự là yếu tố rất quan trọng giúp một startup có thể phát triển. Đầu tiên cần phải tập trung, liên tục động viên tinh thần và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho mọi người trong nhóm. Chú trọng cho việc marketing: Khi đã có sản phẩm tốt cần đặt marketing lên đầu bởi như vậy sản phẩm mới tới được nhiều người dùng. |
XEM THÊM:
>> Nam sinh sau 1 năm khởi nghiệp thu nhập tháng 200 triệu" alt="Sản phẩm khởi nghiệp giúp hơn 100 nghìn người có CV ấn tượng"/>
Sản phẩm khởi nghiệp giúp hơn 100 nghìn người có CV ấn tượng
Truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì nhà đài cần chiều cao của tháp để làm gì? Phát sóng đi đâu?Dân lợi ở đâu?Liên quan tới việc VTV xin xây dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới, PGS.TS Phạm Hùng Cường – Hội đồng kiến trúc quy hoạch TP. Hà Nội cho biết ông cũng như Hội chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào liên quan tới dự án này.
Theo đánh giá của PGS.TS Phạm Hùng Cường, dự án tháp truyền hình được cho là một công trình lớn, một dự án rất quan trọng do đó bắt buộc phải có những nghiên cứu, đánh giá tác động từ rất nhiều vấn đề.
Phân tích kỹ hơn, một cựu lãnh đạo trường Đại học Xây dựng cho biết, trước khi thực hiện dự án VTV cần làm rõ mấy vấn đề sau:
Thứ nhất,việc xây tháp truyền hình cao nhất thế giới trong lúc này vì mục đích gì và có thật sự cần thiết không?
Vị chuyên gia cho biết, ở nhiều quốc gia tháp truyền hình thường gắn với biểu tượng của thịnh vượng quốc gia, là điểm nhấn, điểm đến của khách du lịch... nhưng trên thực tế việc kinh doanh, khai thác hay thu hút được khách lên đó thăm quan, ăn, ngủ, nghỉ cũng là vô cùng khó khăn.
Ngay với tòa nhà Bitexco ở TP.HCM, từng lọt top 5 trong danh sách 20 tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do kênh du lịch CNNGo của hãng tin CNN bình chọn.
Đáng tiếc, không có nhiều du khách nước ngoài và cả trong nước chịu bỏ tiền mua vé lên đây tham quan. Vậy, VTV sẽ khai thác gì ở tòa tháp cao nhất thế giới đó? Kế hoạch biến nó thành điểm tham quan không thể bỏ qua cụ thể ra sao?
Và trong trường hợp không thể khai thác, kinh doanh được thì phải hiểu cái lợi mà VTV giải thích là lợi cho cả ngân sách và lợi cho cả người dân ở điểm gì? Doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu nộp thuế?.
Nên nhớ, thông điệp một công trình phải gắn liền với sự tương thích của nền kinh tế, điều kiện phát triển của xã hội. Khi kinh tế còn khó khăn, ngân sách còn nghèo, người dân còn khổ việc “cắm” một tháp truyền hình cao nhất thế giới ở đâu thì cũng không thể biến nó trở thành đầu tàu kéo cả nền kinh tế đi lên.
Theo đó, vị chuyên gia cho rằng ở đây là bài toán tổng thể phải nghiên cứu. Ông nói rằng, cần phải nhìn vào lợi ích chung của cả đất nước chứ không thể chỉ nhìn vào lợi ích của một vài người hay một cá nhân nào đó.
“Thế giới bây giờ không còn chạy đua về kỷ lục cái gì cao nhất, to nhất nữa, thế giới cần sự chạy đua về trí tuệ về sự phát triển kinh tế, đời sống của con người, của xã hội. Việt Nam phải hướng tới sự khác biệt đó, chứ không nên vì mục đích phô trương, cũng không vì tư duy nhiệm kỳ mà thể hiện, chơi trội bằng mọi giá”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai, liên quan trực tiếp tới giá trị thực tế của tháp truyền hình so với nhu cầu của chính ngành truyền hình.
Giải thích cho những băn khoăn của mình, vị chuyên gia cho hay trong thời đại công nghệ hiện đại, phát triển như vũ bão. Việc VTV xây “tháp truyền hình cao nhất thế giới”, vượt qua Sky Tree, với chiều cao 636m, VTV đã tính toán thế nào?
Ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì nhà đài cần chiều cao của tháp để làm gì? Phát sóng đi đâu? Đưa một vật thể lên cao có lợi không?
Ông dẫn lại bài học từ tòa nhà cao nhất Đài Loan đã cho thấy, việc đưa một vật thể lên quá cao chính là nguyên nhân gây ra biến dạng các tầng địa chấn và là nguyên nhân gây động đất.
Rõ ràng với một tòa tháp cao như vậy, trọng lượng lớn như vậy chắc chắn nó sẽ tạo ra những biến dạng trong lòng đất, tạo những vết nứt, gãy gây nguy cơ xảy ra động đất rất cao.
Hơn nữa, vị trí đặt dự án nằm ngâm trong vùng đất yếu, nơi tập trung các đốt gãy của dòng chảy sông Hồng chắc chắn sẽ làm biến dạng toàn bộ bề mặt của khu vực đó và có khả năng gây ra những chấn động bổ sung khác. Vậy với trường hợp này, VTV có phương án thế nào?
Vì vậy, vị chuyên gia yêu cầu VTV cần trả lời rõ ràng các câu hỏi trước khi thực hiện dự án: Một là, VTV xây tháp cao để làm gì? Hai là, xây tháp cao VTV tính toán sẽ có bao nhiêu người lên thăm quan trên đó?
Xã hội hóa mà xin ưu đãi... là không được
Tiếp tục phân tích, vị chuyên gia đặt vấn đề về nguồn vốn xây dựng dự án. VTV giải thích sẽ xây dựng dự án bằng nguồn tiền huy động từ doanh nghiệp mà không sử dụng tiền từ ngân sách, việc này không nói ra thì VTV cũng đã nên làm như vậy.
Tuy nhiên, bài toán kinh tế đã được VTV tính toán thế nào? Vị chuyên gia đặt giả thiết, quy mô dự án có thể chỉ cần khoảng 10ha nhưng VTV lại xin tới 14,1ha. Khi đặt dự án tại đó, thị trường BĐS nóng lên, VTV bán đất, lấy nguồn nọ bù nguồn kia rồi nói không dùng tiền ngân sách là không được.
Đã thế, VTV còn xin rất nhiều ưu đãi, xin nhiều cơ chế, chính sách chỉ áp dụng đối với những dự án thực hiện những khu vực vùng sâu vùng xa là không hợp lý.
Theo vị chuyên gia, chính sách ưu đãi không giới hạn sẽ tạo sự bất bình thường, tạo cơ chế bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh.
“Nếu đã tính toán theo cơ chế kinh tế thị trường phải áp dụng đúng cơ chế thị trường. Nếu thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội thì phải thực hiện theo cơ chế đặc thù. Không thể có trường hợp ngoại lệ, nhập nhèm giữa mục đích chính trị với cơ chế thị trường để trục lợi”, nguyên lãnh đạo trường Đại học Xây dựng nhấn mạnh.
Cuối cùng, cựu lãnh đạo trường Đại học Xây dựng muốn nhắc nhở VTV làm gì cũng phải tôn trọng quy trình, phải tham khảo ý kiến của nhiều đơn vị đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia quy hoạch, xây dựng để đảm bảo chắc chắn, dự án làm xong rồi sẽ bị bỏ quên.
Theo Đất Việt
Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: VTV vì ai?" alt="VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Dân lợi gì?"/>
VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới: Dân lợi gì?