Bác sĩ tiếp tục xét nghiệm tầm soát các cơ quan khác, không có tổn thương bất thường. Kết quả sinh thiết, hóa mô miễn dịch cho thấy, bệnh nhân bị u lympho não không Hodgkin.
Người bệnh sau đó được chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 tiếp tục điều trị. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn giữa khoa ngoại thần kinh, hóa trị, xạ trị, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, thống nhất chẩn đoán xác định bà bị u lympho não nguyên phát.
“U lympho tại não là căn bệnh hiếm gặp”, bác sĩ Dũng cho hay. Người bệnh được chỉ định điều trị toàn thân, kết hợp hóa chất với thuốc nhắm đích.
Sau khi thực hiện đủ 5 chu kỳ điều trị toàn thân, bác sĩ nhận định người bệnh đáp ứng tốt. Bệnh nhân được hội chẩn lần 2, được chỉ định xạ trị toàn não 1 tháng. Kết thúc xạ trị, bệnh nhân cải thiện rõ rệt, không còn đau đầu, không yếu tay chân, không buồn nôn và nôn.
Theo bác sĩ Dũng, kết quả sau 24 tháng điều trị cho thấy có hiệu quả tốt về lâm sàng và hình ảnh học, bướu đáp ứng hoàn toàn, tác dụng phụ nhẹ không ảnh hưởng đến chất lượng sống. Sau xuất viện, người bệnh được sử dụng thuốc bổ trợ thêm như chống động kinh, vitamin nâng đỡ thể trạng…
Được biết, loại thuốc nhắm trúng đích dùng trong trường hợp này (Rituximab) được Bảo hiểm y tế chi trả. Nhờ vậy, giảm được gánh nặng tiền bạc cho người bệnh.
Bác sĩ Dũng cho hay, u lympho hệ thần kinh trung ương nguyên phát là khối u hiếm gặp, chiếm 0,7-0,9% tổng số u lympho và chỉ 0,3-1,5% các khối u trong sọ. Về cơ bản, bệnh thường khu trú tại vị trí nguyên phát, ít có tình trạng di căn sang vị trí khác của não, thường di căn theo đường đi của dịch não tủy. Ở người phụ nữ 64 tuổi này, chọc dò dịch não tủy không thấy có tế bào ác tính, nhưng vẫn có chỉ định điều trị bằng tiêm kênh tủy.
U lympho hệ thần kinh trung ương nguy hiểm hơn các dạng u lympho khác, tỷ lệ sống sau 5 năm là 30%. Ở những người đã suy giảm miễn dịch, ung thư thường tái phát nên tỷ lệ sống thấp hơn.
Nếu không điều trị, thời gian sống sót trung bình sau khi chẩn đoán là 1,5 tháng. Còn nếu điều trị, người bệnh có thể sống lâu hơn hoặc thậm chí hồi phục. Nhìn chung, việc điều trị sẽ giúp kéo dài thời gian cuộc sống ở 15–20% những người mắc bệnh.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Thọ cho biết, hội nghị hôm nay nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại BR-VT. Cụ thể, nhằm tạo nền tảng và chủ động tham gia quá trình chuyển đổi số, tỉnh đã quan tâm tập trung chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và nhiều chương trình chuyền đổi số, như xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh...
Theo ông Thọ, đứng trước thời cơ và thách thức của cuộc cách mạng 4.0, từ thực tế triển khai, tỉnh BR-VT luôn trăn trở làm sao để chuyển động thật nhanh, đồng bộ, sẵn sàng thích ứng và chủ động tham gia dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0. Trong đó, quyết liệt thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị và chương trình chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn năm 2025, hướng đến 2030 để thúc đẩy kinh tế tỉnh BR-VT phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, đã đưa ra các giải pháp mà BR-VT cần làm để tiến hành chuyển đổi số, nhấn mạnh rằng tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo là quan trọng nhất. Chuyển đổi số ở tỉnh BR-VT phải bắt đầu từ những “nỗi đau” của chính mình.
Thứ trưởng cho biết, chuyển đổi số của BR-VT được chia ra 6 nhóm chính: phát triển hạ tầng số; trở thành điểm đến công nghệ số; phát triển đô thị thông minh; phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số. Theo đó, có những công việc có thể triển khai ngay trong năm 2021.
Cụ thể như hạ tầng số, năm 2020 tại BR-VT, tỷ lệ smartphone/100 dân chiếm 80%; tỷ lệ hộ gia đình cáp quang băng rộng 78%; tỷ lệ địa chỉ số hộ gia đình 73%. Mục tiêu 2021 phấn đấu tỷ lệ smartphone/100 dân chiếm 100%, tỷ lệ hộ gia đình cáp quang băng rộng 90%, tỷ lệ địa chỉ số hộ gia đình 100%. Theo Thứ trưởng, giai đoạn 2021 - 2022, tỉnh hoàn toàn có thể đạt mục tiêu mỗi người dân một smartphone, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang, một địa chỉ số.
Tiếp đó, tỉnh tập trung phát triển hạ tầng giao thông thông minh bằng các giải pháp như: giám sát giao thông, theo dõi lưu lượng; đọc biển số, truy tìm phương tiện; phát hiện phương tiện đậu đỗ trái phép; phát hiện vi phạm đèn tín hiệu giao thông; tự động điều khiển đèn tín hiệu theo lưu lượng.
Ngoài ra, muốn là điểm đến công nghệ số, BR-VT có thể triển khai ngay công việc trong năm 2021: trở thành nơi tổ chức những sự kiện công nghệ của các tỉnh phía Nam cũng như quốc tế
Phát triển đô thị thông minh cần được triển khai sớm, tỉnh có thể tiến hành thí điểm Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh tại Trung tâm phục vụ hành chính công, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2021.
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị
Chính quyền số cũng là mục tiêu mà Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, BR-VT có thể thực hiện trong năm 2021. Cụ thể, năm 2020 dịch vụ công trực tuyến mức 4 của tỉnh là 59%; đến tháng 6/2021 có thể đặt mục tiêu dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 100%; dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ 50%, hồ sơ xử lý trực tuyến 50%. Theo Thứ trưởng, muốn làm được điều này phải có quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số. BR-VT có thể tham khảo kinh nghiệm của Bến Tre, Tây Ninh, Bình Phước - là những tỉnh đã thực hiện được điều này.
Từ quyết tâm và kế hoạch thực hiện như trên, dự kiến trước 30/6/2021 tỉnh sẽ giải quyết được vấn đề đo lường tự động thời gian xử lý dịch vụ công trực tuyến, điều tưởng đơn giản nhưng đến nay chưa địa phương nào làm được.
Về phát triển kinh tế số, theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, BR-VT nên tiến hành thúc đẩy chuyển đổi số trong nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hộ gia đình. Chẳng hạn như nông nghiệp thông minh, không phải bán sản phẩm mà bán trải nghiệm, giá sẽ vô cùng chứ không còn hữu hạn. Hay ở lĩnh vực du lịch hiện 71% du khách tham khảo trực tuyến để chọn điểm đến, 64% khách đặt chuyến qua kênh trực tuyến - tỉ lệ này vẫn chưa cao. Nếu áp dụng giải pháp của các doanh nghiệp sẽ đưa 100% cơ sở lưu trú lên trực tuyến, thời gian thực, thúc đẩy sự phát triển trong toàn tỉnh.
Ở lĩnh vực phát triển xã hội số, cụ thể là y tế số, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ triển khai bộ công cụ công nghệ số phòng chống dịch bệnh cho BR- VT như khai báo y tế với VHD, Ncovi, Bluezone; giám sát cách ly bằng GPS với Ncovi; phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng gọn với Bluezone, công cụ của các nhà mạng. Phổ cập các dịch vụ tư vấn sức khoẻ qua smartphone.
Để việc chuyển đổi số thành công, vấn đề quan trọng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng là Tỉnh ủy BR-VT cần ban hành Nghị quyết chuyển đổi số, UBND ban hành Chiến lược và Kế hoạch hành động.
Bài: Hồ Văn - Lê Mỹ
(Ảnh: Quang Hưng)
" alt=""/>Chuyển đổi số Bà Rịa – Vũng Tàu: Phải bắt đầu từ những “nỗi đau” của chính mìnhBưu cục số là mô hình mới được Viettel Post triển khai nhằm góp phần mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng với sự hỗ trợ của công nghệ số. Bên cạnh hệ thống hơn 1.000 bưu cục truyền thống, đội ngũ các Trưởng bưu cục số tại các địa bàn trên cả nước sẽ đưa được nhiều dịch vụ của Viettel Post đến gần người dùng hơn.
Điểm đặc biệt là các bưu cục số hoàn toàn không sử dụng giấy tờ, 100% thao tác giao nhận hàng hóa được điện tử hóa và thực hiện hoàn toàn trên smartphone. Đây là một sản phẩm chuyển đổi số trong hoạt động chuyển phát, giao hàng chặng cuối của Viettel Post.
Trước khi được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc khách hàng tại địa bàn, anh Huy cùng các Trưởng bưu cục số khác được đào tạo kỹ lưỡng về luồng vận hành, cách thức triển khai kết nối hàng, cách sử dụng phần mềm và công cụ dụng cụ số để phục vụ công việc cùng kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Bên cạnh việc chuẩn bị về nhân sự, để triển khai mô hình bưu cục số, Viettel Post còn phải đầu tư các công cụ, dụng cụ số; đồng thời xây dựng luồng kết nối mới trên app Viettel Post. Với luồng kết nối mới này, Trưởng bưu cục số được chủ động tiếp nhận bưu phẩm từ khách hàng và kết nối, bàn giao trực tiếp hàng về các Trung tâm khai thác mà không cần chuyển qua các bưu cục/ sub như trước đây.
Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số Viettel Post
Sau hơn 3 tháng triển khai, mô hình bưu cục số của Viettel Post đã đạt được những kết quả bước đầu, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng dịch vụ bưu chính chuyển phát.
Cụ thể, tại các địa bàn bưu cục số đã được đưa vào hoạt động, khách hàng không phải trực tiếp đến các bưu cục, cửa hàng của Viettel Post để gửi hàng, không phải chờ đợi để gửi hàng. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, bưu cục số sẽ giúp khách hàng hạn chế tiếp xúc, ở nhà vẫn có thể gửi hàng.
Các Trưởng bưu cục số được trang bị nhiều công cụ số như phần mềm cá nhân, máy in tốc độ cao, cân điện tử... để có thể khai thác và kết nối hàng tại địa điểm của khách (Ảnh: Nguyễn Tuyên) |
Bên cạnh đó, chất lượng nhận bưu phẩm được nâng cao. Bởi lẽ, chỉ cần người dùng tạo đơn trên app Viettel Post, trong thời gian ngắn, chậm nhất là sau 1 giờ, Trưởng bưu cục số sẽ chủ động tới địa chỉ của khách hàng và hoàn thành việc tiếp nhận bưu phẩm chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên smartphone.
Việc cho phép Trưởng bưu cục số có thể chọn khai thác bưu phẩm và kết nối chuyến xe thẳng đến người nhận, giúp giảm thời gian toàn trình của bưu phẩm, bưu phẩm được vận chuyển tới người nhận trong thời gian ngắn hơn khoảng 2 giờ so với cách làm trước đây. Đặc biệt, nếu hàng được gửi buổi sáng, người nhận sẽ có thể nhận hàng ngay trong buổi chiều với khu vực nội tỉnh và các vùng lân cận.
“Với mô hình Bưu cục số, chúng tôi có thể cá thể hóa hoạt động chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán. Mỗi khách hàng sẽ được một Trưởng bưu cục số chăm sóc và giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến chuyển phát hàng hóa. Ngoài ra, khách sẽ nhận được tiền hàng ngay sau khi đơn hàng được phát thành công, thay vì thanh toán theo ngày, tuần như mô hình cũ”, đại diện Viettel Post chia sẻ.
Đối với doanh nghiệp, theo đại diện Viettel Post, mô hình bưu cục số cũng giúp cho đơn vị tiết kiệm chi phí, tối ưu quy trình và đặc biệt là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số Viettel Post.
Cụ thể, việc triển khai bưu cục số giúp Viettel Post giảm bớt chi phí tổ chức các điểm giao dịch như chi phí thuê nhà, điện nước, nhân sự… nhưng vẫn đảm bảo công tác kinh doanh tại địa bàn.
Cũng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ số mà chỉ cần một nhân sự, doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng tất cả các khâu mà không cần tổ chức địa điểm cố định và bố trí nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bán hàng như trước đây.
Mô hình mới còn giúp Viettel Post tối ưu được về quy trình tiếp nhận bưu phẩm. Các bưu cục của Viettel Post có thể linh hoạt trong việc đi lấy hàng, từ đó nâng cao chất lượng nhận bưu phẩm.
Chia sẻ với ICTnews về định hướng phát triển bưu cục số trong thời gian tới, ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel Post cho biết, dự kiến đến hết quý 2 năm nay, số lượng bưu cục số được mở mới sẽ lên tới trên 1.000, phủ rộng tất cả các huyện, xã trên toàn quốc.
Cùng với đó, Viettel Post dự định sẽ xã hội hóa mô hình bưu cục số. Nghĩa là, các cá nhân hay tổ chức bên ngoài đều có thể trở thành bưu cục số của Viettel Post. “Đây là cơ hội cho những ai có khả năng kinh doanh khi họ có thể thay mặt Viettel Post đứng ra thu gom hàng hóa trên một địa bàn theo hình thức điểm ủy quyền”, ông Sơn cho hay.
Vân Anh
ictnews CEO Viettel Post Trần Trung Hưng nêu đề xuất xây dựng hạ tầng bưu chính dùng chung dựa trên nền tảng công nghệ mới nhằm tiết kiệm chi phí. Đây cũng là nền tảng cho công cuộc chuyển đổi số của ngành bưu chính.
" alt=""/>Doanh nghiệp bưu chính Việt đầu tiên mở bưu cục số chỉ gồm 1 nhân sự