Tôi 30 tuổi, đã kết hôn được 5 năm và có một con gái 4 tuổi. Tôi và chồng yêu nhau từ thủa sinh viên. Sau khi ra trường, chúng tôi làm đám cưới. Vợ chồng tôi sống chung cùng bố mẹ chồng. Ông bà dễ tính, thương con quý cháu nên cuộc sống của tôi rất êm đềm.Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi cách đây 1 năm, khi chồng tôi chuyển sang làm nhân viên kỹ thuật của một công ty viễn thông. Công việc bận rộn, bất kể giờ giấc khiến thời gian chồng tôi dành cho gia đình ngày một ít đi.
Tôi đã quá quen với việc chồng vừa ngồi xuống bàn ăn thì chuông điện thoại réo. Sau cuộc điện thoại, chồng tôi lại vội vã đi. Anh nói phải đi xử lý sự cố. Những lần như thế, tôi đều thấy miếng cơm nghẹn lại. Tôi rất thương chồng. Vì công việc của anh, lâu lắm rồi cả nhà không có được một bữa đoàn viên.
Từ ngày chuyển việc, tâm tính của chồng tôi cũng dần thay đổi. Anh hay cáu gắt với vợ con và không mềm mỏng như xưa. Khi tôi phàn nàn việc anh đi làm bất kể giờ giấc, chồng tôi nói:
- Không đi làm ở nhà ôm nhau mà sống nhé? Sự cố nhiều, để mình anh em hàn cáp mình về xem có nhìn được không?
- Thế anh xem đã bao nhiêu ngày tháng nay anh không ăn cơm nhà, có về nhà cũng chỉ là để tắm giặt thay quần áo rồi lại đi?
- Em thì thế nào cũng muốn, tiền cũng muốn, chồng ở nhà cũng muốn, anh chịu thôi. Em cứ ngủ đi, không phải chờ anh, làm muộn anh không về mà ngủ luôn ở công ty đấy.
Rồi có khi cả tháng, chồng tôi cứ đi triền miên, tối chẳng ngủ ở nhà. Lý do anh đưa ra là công ty thường xuyên xảy ra sự cố ban đêm, anh phải thức thâu đêm hàn cáp. Tình cảm vợ chồng tôi cũng vì thế không được mặn mà. Có khi vài tuần, hai vợ chồng tôi mới đụng vào nhau.
|
Ảnh minh họa |
Nhiều đêm nằm không ngủ được, tôi nhấc máy gọi cho chồng. Anh cằn nhằn:
-Đang trèo cột, gọi gì mà gọi, anh ngã xuống thì sao?
- Anh làm gì mà làm muộn thế?
- Anh đang xử lý sự cố. Hai mẹ con ngủ đi, anh làm nốt không anh em chờ.
Tôi vẫn tin tưởng chồng tuyệt đối cho tới khi cô bạn thân gọi điện hẹn gặp tôi và nói:
- Hồng ơi, mày thấy ông Tùng dạo này thế nào? Có biểu hiện gì khác không? Hai vợ chồng mày vẫn bình thường chứ?
- Sao mày hỏi tao thế, thì vẫn vậy thôi, công việc ông ấy bận lắm, đi triền miên ngày tháng, có mấy khi ở nhà đâu.
- Tao có cái này cho mày xem, nhưng dù gì mà cũng cứ bình tĩnh, không làm gì phải vội nhé.
Nghe bạn nói, tôi bỗng thấy nghèn nghẹt ở ngực, tim đập loạn nhịp, cảm giác lo lắng, sợ hãi bao trùm hết tâm trí. Bạn tôi chìa cái điện thoại cho tôi xem đoạn clip chồng tôi và một cô gái khác âu yếm ôm hôn nhau trong một quán cà phê. Bạn tôi giải thích thêm:
- Hôm qua, tao vô tình nhìn thấy cảnh này trong quán cà phê X ở cách đây 20km. Tao lặng lẽ ngồi xa quay lại để mày biết bộ mặt thật của chồng mày. Chắc lão ấy nghĩ quán ấy ở xa nhà, không ai để ý nên mới dám thoải mái với bồ như thế.
Xem xong đoạn clip, tôi thấy đầu óc quay cuồng, choáng váng. Hôm qua, chồng tôi nói đi xử lý sự cố cả đêm, không ngủ ở nhà. Thì ra sự cố nhiều, đêm hôm đi trèo cột là đây. Tôi thấy tim mình như có ai bóp nghẹt.
Phải mất hàng tiếng đồng hồ, tôi mới có thể bình tĩnh lại để về nhà. Tôi nhấc máy gọi chồng, chồng tôi vẫn nói: “Anh đang làm việc, chưa về được”. Tôi muốn phát điên.
Cũng ngày hôm nay, tôi biết mình đã mang thai đứa con thứ 2 của tôi và người chồng tệ bạc.
Tôi thấy vô cùng đau đớn, xót xa, không biết phải đối mặt với việc này như thế nào nữa? Xin hãy cho tôi một lời khuyên để tôi có thể tìm ra lối thoát cho mình?
(Theo Dân Việt)
" alt="Bất ngờ khi chồng ngoại tình"/>
Bất ngờ khi chồng ngoại tình
- Tôi vừa trở về nhà sau 6 ngày công tác. Cứ tưởng cả gia đình sẽ quay quần trong hạnh phúc và tôi sẽ được nghỉ ngơi trong chính ngôi nhà của mình. Thế nhưng vừa nhìn thấy tôi, mẹ đã gào lên khóc, bố thì đề nghị một cuộc nói chuyện… về vợ của tôi.Tôi và vợ mới kết hôn được 3 năm. Khoảng thời gian một năm đầu tiên, cuộc sống của chúng tôi khá hạnh phúc. Vợ tôi rất hiền dịu và lễ phép với gia đình chồng. Tuần nào cô ấy cũng gọi điện về hỏi thăm bố mẹ chồng ở quê và rất chăm chỉ mua quà gửi tặng bố mẹ tôi.
Thế nhưng sau khi vợ tôi sinh đứa con đầu tiên, mọi sự thay đổi đến chóng mặt. Cô ấy khiến mọi thứ trở nên tanh bành.
|
Ảnh minh họa. |
Chuyện là sau khi cô ấy sinh con, chúng tôi có mời mẹ tôi lên ở cùng để chăm cháu và giúp đỡ vợ tôi trong thời gian ở cữ.
Mẹ tôi ở được một tháng vui vẻ, đến tháng thứ hai thì bà đùng đùng xách túi đòi về. Lý do thì đơn giản lắm nhưng qua đó tôi mới thấy vợ tôi không hề khéo léo chút nào.
Nghe lời mẹ tôi kể lại hôm ấy, mẹ tôi mang quần áo của cháu và cả nhà đi giặt. Trước khi cho vào máy giặt, mẹ tôi nhặt ra những chiếc khăn sữa của trẻ và quần áo lót của người lớn rồi mang đi ngâm.
Vợ tôi vào nhà tắm, nhìn thấy khăn sữa của con và quần áo lót của người lớn được ngâm chung một chậu, cô ấy hét lên như một chuyện tày đình.
Mẹ tôi thấy con dâu hét lên như quát, nghĩ nó coi thường mình nên tuyên bố bỏ về chứ không ở đây hầu hạ chúng tôi nữa. Tuy nhiên, trước khi đòi về, bà cũng chửi nhiều.
Những câu chửi ấy thực ra mẹ tôi chỉ nói cho hả dạ chứ không có ý thâm sâu gì. Thế nhưng vợ tôi lại chấp nhặt. Sau đó, dù mẹ tôi nguôi giận và vẫn ở lại trông cháu nhưng hai người bắt đầu để ý nhau.
Vợ tôi thì nhớ lâu thù dai khủng khiếp. Cô ấy cứ nhìn vào những cái sai của mẹ tôi và cho rằng bà quá đáng với cô ấy, hay soi mói. Vì thế đi làm về cô ấy chỉ chào hỏi xã giao mẹ tôi rồi vào phòng đóng chặt cửa.
Đến khi con tôi được một tuổi, cô ấy đề nghị mang con đi gửi trẻ chứ không nhờ mẹ tôi nữa. Mẹ tôi nghĩ mình bị đuổi nên càng bực tức. Về nhà, bà kể lại mọi chuyện cho bố tôi và các anh chị nghe. Nghe xong, tất cả mọi người đều nói ra nói vào và tuyên bố không thể chấp nhận được đứa con dâu như vậy.
Không ngờ câu chuyện đến tai vợ tôi. Cô ấy làm ầm lên với tôi vì cho rằng mẹ tôi không thật thà và nhà tôi quá đáng với cô ấy. Sau đó, cô ấy kể ra một lô những chuyện nhỏ nhặt mà mẹ tôi đã làm với cô ấy. Cô ấy còn tuyên bố, từ nay cô ấy sẽ nhìn vào thái độ của mọi người trong gia đình tôi để cư xử. Ví như, cô ấy chào mà ai không trả lời thì lần sau cô ấy sẽ không chào nữa…
Lần ấy, tôi đã tát vợ tôi hai cái và cũng tuyên bố sẽ cư xử với gia đình nhà vợ như vợ đối đãi với gia đình nhà tôi. Cô ấy không nói gì nhưng từ đó, cô ấy im lặng đến đáng sợ. Ngày lễ, ngày Tết, thậm chí là ngày giỗ các cụ trong gia đình tôi, bố mẹ tôi không nhắc nhỏm đến cô ấy, cô ấy cũng không quan tâm…
|
Ảnh minh họa |
Thế rồi cách đây một tháng, bố tôi leo cây và bị ngã gãy xương. Chấn thương khá nặng nên sau một tuần nằm viện, tôi đưa bố về nhà tôi để tiện thuê y tá đến tthay băng, kiểm tra.
Thời gian bố ở nhà tôi, mẹ tôi cũng lên ở cùng. Vợ tôi không tỏ thái độ khó chịu hay xấc láo gì nhưng cô ấy lạnh lùng đến đáng sợ. Cô ấy làm tất cả mọi việc và không cho mẹ tôi động vào bất cứ việc gì. Ngay cả việc trông cháu. Mẹ tôi bảo, thời gian mẹ tôi ở đây thì cho cháu ở nhà chứ đừng gửi trẻ, vừa đỡ tốn tiền mà bà cũng đỡ buồn. Thế nhưng vợ tôi không nghe.
Thế rồi tôi có lịch phải đi công tác. Ở nhà 7 ngày với bố mẹ chồng mà cô ấy khiến mọi thứ rối tung. Mẹ tôi khóc lóc, bố tôi thì điện thoại cho tôi về gấp.
Cụ thể vào cuối tuần, mấy anh chị em nhà tôi đến thăm bố mẹ và tập trung ăn uống, cô ấy cũng nấu nướng nhưng nấu xong là cô ấy lấy lý do để ra ngoài chứ không ngồi ăn chung. Bố mẹ và các anh chị em nhà tôi bực tức lắm.
Đến lúc vợ tôi về, nhân có men rượu trong người, em trai tôi có nói vài câu. Đại ý, em ấy bảo vợ tôi láo, làm dâu mà coi gia đình chồng không ra gì. Thế là cô ấy không nhẫn nhịn nữa mà to tiếng với em trai trước mặt gia đình tôi. Cô ấy đuổi em tôi ra khỏi nhà sau khi em tôi định tát cô ấy…
Khi tôi về, trong cuộc nói chuyện với tôi về vợ tôi, bố mẹ tôi tiếp tục chỉ ra những cách cư xử không thể chấp nhận của vợ khiến tôi càng thêm chán ngán. Tôi chỉ muốn tống cổ vợ ra khỏi nhà. Thời gian qua, tôi đã quá nhu nhược nên vợ tôi mới láo như vậy có phải không?
Lê Bình (Hà Nội)
" alt="Có người vợ thế này là vì tôi quá hiền?"/>
Có người vợ thế này là vì tôi quá hiền?
Con chị 4 tuổi rồi vẫn không dám cho cầm cái cốc hay cái bát vì sợ rơi vỡ đâm vào người.Câu chuyện bé gái Trung Quốc, mới 4 tuổi đã được mẹ dạy cách cầm dao, nấu ăn, rửa bát… từng khiến dân mạng xúc động mạnh. Lý do người mẹ mắc căn bệnh ung thư đưa ra là:
“Việc nấu cơm liên quan rất lớn đến cuộc sống. Mẹ muốn dạy con làm thế nào để cầm dao, làm thế nào để làm việc nhà. Học hành con có thể xếp xuống hàng thứ hai, chỉ cần con có sức khỏe, tự nuôi sống được bản thân thì bất kể tương lai có đi đến đâu, làm gì thì đều có thể sống tốt”.
|
Bé gái Trung Quốc được mẹ dạy cầm dao thái rau từ lúc 4 tuổi |
Không phải ai cũng đủ mạnh dạn để dạy con “cầm dao” như bà mẹ này bởi, phần nhiều quan niệm rằng, trẻ con đáng được nâng niu, chiều chuộng.
Con 6 tuổi vẫn phải đút cơm, bón cháo
Sinh ra trong gia đình nhà nông nên chị N. L. (làm nghề kinh doanh, Bắc Giang) luôn ý thức được vai trò của sự tự lập. Chị quan niệm, muốn con có cuộc sống tốt thì trước khi dạy chữ phải dạy con tự chăm sóc bản thân
Chị L. là mẹ đơn thân của hai người con, bé trai 6 tuổi, bé gái 4 tuổi. Dù một lúc gánh trên vai trách nhiệm làm cha lẫn làm mẹ nhưng chị vẫn thấy nhàn… bởi ngay từ nhỏ, chị đã huấn luyện con tự làm mọi việc.
“Con tôi, 19 tháng tuổi đã tự xúc ăn được rồi, mẹ không bao giờ phải bón hay ép ăn. Sáng dậy đi học, đứa nào vào việc ấy, tự đánh răng, rửa mặt, soạn sách vở, lấy quần áo rồi ăn sáng và lên xe”, chị chia sẻ.
Bởi vậy, khi nhìn các bà mẹ chật vật nuôi con chị thấy… thương thay. Chị kể, hàng xóm nhà chị, con trai lên 6 tuổi vẫn phải đút cháo, bón cơm vì nếu để tự xúc thì không chịu ăn. Lo con đói, họ phải một tay cầm ipad cho con xem hình, một tay cầm thìa xúc cơm dỗ dành con từng miếng.
|
Nhiều ông bố, bà mẹ Việt quá nuông chiều con cái |
Nhà chị và hàng xóm thay phiên nhau đưa trẻ con đi học. Cứ hôm nào đến lượt mình, chị lại sốt ruột khi chứng kiến cảnh nhà họ giục cậu “quý tử” 6 tuổi đánh răng, thay quần áo, ăn sáng… Có lần, thấy bà mẹ đôn đáo chuẩn bị mọi thứ cho con chị thắc mắc: “Sao mày vất thế, không có cách nào khác à?”, thì nhận được câu trả lời tỉnh bơ: “Nó còn nhỏ thế, tự làm sao được. Tao làm luôn cho nhanh”.
Nhìn đứa con gái 4 tuổi của mình ngơ ngác ngồi ngóng đợi bạn đi học, chị L. quyết định, từ sau sẽ tự đưa con đi học.
“Xung quanh tôi có vô số trường hợp tương tự. Bà chị họ, con 4 tuổi rồi vẫn không dám cho nó cầm cái cốc hay cái bát vì sợ rơi vỡ đâm vào người. Cô bạn cùng tuổi, không dám cho con ra ngoài chơi với trẻ hàng xóm vì sợ lạc, ngã, lây bệnh… Mà cứ cho 4 tuổi vẫn nhỏ đi nhưng nhiều đứa mười tám, đôi mươi rồi vẫn chỉ biết ăn và học, ngoài ra không làm nổi thứ gì. Do bố mẹ quá chiều chuộng thôi”, chị L. nói.
Lo con tương lai không thể tự lập, chị L. tranh thủ mọi lúc dạy con làm việc nhà. Bé trai 6 tuổi, chị giao việc xách nước tưới cây, thi thoảng xếp hàng cùng mẹ. Bé gái 4 tuổi chị dạy cách xếp bát đũa, lấy gia vị giúp mẹ trong lúc nấu ăn… Làm bất cứ việc gì chị cũng lôi con vào làm cùng.
"Chỉ cần con tôi an toàn và tăng cân"
Chị Nguyễn Thảo (làm nghề trang điểm, Hà Nội) cũng từng “choáng váng” khi chứng kiến cách dạy con của nhiều người. Trong đó, phần lớn đều chăm chăm nhồi nhét chữ vào đầu con thay vì dạy kỹ năng sống.
Trẻ em 4, 5 tuổi cả ngày học chữ ở trường, tối về vẫn bị bố mẹ “nhồi nhét” tiếp. Họ không sợ con mình không biết đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, không biết mở miệng chào người lớn, sang đường đúng cách… mà chỉ sợ con không biết viết đẹp, tính toán giỏi như bạn bè.
Đến lúc lớn hơn, trẻ lại được bố mẹ hối thúc sáng học, tối học để thi vào trường điểm, trường đại học top đầu… Vừa ăn cơm xong, con chưa kịp đề nghị giúp mẹ dọn mâm, rửa bát đã bị đuổi lên phòng học bài… dần dần tạo nên thói quen ỷ lại và hình thành suy nghĩ: “Chỉ cần học, còn lại để bố mẹ lo”.
|
Những điều đầu tiên chị Thảo dạy con là phải chào người lớn, không tự tiện dùng đồ người khác... |
Đó là những gì chị Thảo nhìn thấy trong cách dạy con của nhiều ông bố, bà mẹ Việt.
“Vì thế nên mới có cảnh mẹ khom lưng lau nhà, con ngồi nghịch điện thoại. Đến bữa, mẹ tất bật sắp mâm, còn con ngồi im chờ bát cơm để trước mặt. Tôi thấy nhiều cảnh chướng tai gai mắt như thế lắm rồi, trước khi trách bọn trẻ vô ý thức, hãy thử hỏi xem, chúng từng được dạy dỗ thế nào”,chị Thảo chia sẻ.
Theo chị, bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con cái không sai nhưng hãy nghĩ, khi không có bố mẹ con sẽ sống thế nào.
“Một đứa trẻ hư có hai trường hợp: một là được bố mẹ quá nuông chiều, hai là bị gia đình hành hạ quá nhiều. Tôi khỏe mạnh và kiếm ra tiền nhưng vẫn bắt con tự làm mọi việc. Học giỏi hay dốt không quan trọng, cái đầu tiên nó phải học là cách đối nhân xử thế và tự biết chăm sóc bản thân”,chị Thảo chia sẻ.
Trong một năm làm giáo viên mầm non, chị N. cũng nhiều lần "giật mình" khi chứng kiến cảnh bố mẹ Việt dạy dỗ con. Chị N. kể, có vị phụ huynh gửi con trai hơn 3 tuổi đến trường với yêu cầu duy nhất: "Chỉ cần con tôi được an toàn và tăng cân. Nếu sau ba tháng, nó không tăng được cân nào tôi sẽ chuyển trường".Vị phụ huynh này cũng từ chối mọi hoạt động vui chơi trường tổ chức cho con trẻ.
Chị N. kể, đứa trẻ vốn đã ít nói, bố mẹ lại cấm không cho chơi đùa với bạn bè nên ngày càng lầm lì, ít nói. Cô giáo đã nhiều lần phân tích cho ông bố về việc dạy con kỹ năng sống nhưng chỉ nhận được câu trả lời duy nhất: "Đừng để con tôi có vết xước nhỏ nào".
"Trẻ ở đây 2 tuổi đã biết xúc cơm ăn, còn con ông ấy hơn 3 tuổi rồi vẫn phải bón. Một lần, ông đến trường vui chơi cùng con theo chương trình của trường, nhìn cách ông ấy dỗ con mà phát mệt. "Tít há miệng ra bố xem nào, Tít ăn ngoan đi rồi bố cho chơi điện thoại...". Kết quả, cậu bé ấy cân nặng tăng nhưng ngày càng ì ạch", chị.N chia sẻ.
(Theo Dân Việt)
" alt="Cách dạy con sai lầm của bố mẹ Việt"/>
Cách dạy con sai lầm của bố mẹ Việt