"Chúng ta có quá nhiều các trường đại học sư phạm nên rất khó đầu tư nên tấm nên món" - GS Minh khẳng định tại Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai phương hướng năm học 2016-2017 sáng nay, 5/8.
![]() |
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm HN phát biểu tại hội nghị sáng 5/8. (Ảnh: Lê Văn) |
Nói về vấn đề đầu tư cho các trường đại học sư phạm, GS Minh cho rằng, vấn đề đổi mới giáo dục, trong đó có việc đổi mới đào tạo đội ngũ giáo viên càng đòi hỏi cấp thiết phải sớm có cơ sở vật chất và điều kiện thực hiện công tác đào tạo.
Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất của các trường đại học sư phạm hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập. "Nếu chúng ta tham quan tất cả các trường đại học sư phạm trên toàn quốc sẽ thấy cơ sở vật chất của các trường còn rất khó khăn" - GS Minh nói.
Ông Minh cho biết, trong những năm vừa qua, mặc dù đã được lãnh đạo Bộ quan tâm, tuy nhiên vì hạn hẹp về tài chính, số lượng trường nhiều nên các trường sư phạm nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản vẫn ở mức rất khiêm tốn.
"Đơn cử, đối với trường ĐHSPHN, một trường lớn trong hệ thống sư phạm, trong 5 năm qua( 2011-2015), nhà trường đã được đầu tư mới 1 công trình và cải tạo sửa chữa 5 công trình" - GS Minh cho hay.
"Kiến trúc, chất lượng xây dựng và bố trí của các tòa nhà xây dựng trước những năm 1990 ngày càng trở nên xa lạ với yêu cầu của một giảng đường hay phòng thí nghiệm của đại học hiện đại" - ông Minh nói thêm.
Ngoài cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị từ phòng thí nghiệm, hạ tầng công nghệ thông tin, ký túc xá cho sinh viên… đều đã cũ và lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu việc giảng dạy và học tập.
GS Minh cho rằng, thực trạng trên bắt nguồn từ 3 nguyên nhân: Thứ nhất, trong quan niệm còn tồn tại tư duy cũ kỹ, đào tạo thầy cô thì cần gì nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị; giảng viên sư phạm thì cần gì nghiên cứu.
Thứ hai, nguồn kinh phí đầu tư cho các trường sư phạm khá hạn chế trong tình hình khó khăn của đất nước.
Thứ ba, bản thân các ĐHSP chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể nên qui trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị manh mún, chắp vá, có khi thừa, khi thiếu.
Từ đó, GS Minh kiến nghị các Bộ, ngành sớm bố trí kinh phí đầu tư để nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường đại học sư phạm, quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm để đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng manh mún, thiếu chiến lược trong thời gian qua.
GS Minh cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm xã hội hóa trong đầu tư để tăng nguồn vốn cho các công trình xây dựng hạ tầng, kể cả công nghệ thông tin; xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng nghiên cứu, phòng học tiếng đủ tiêu chuẩn.
Lê Văn
" alt=""/>Đề xuất quy hoạch hệ thống trường đại học sư phạm
Học viện Tài chính thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 với 919 chỉ tiêu vào hệ đại học chính quy năm 2016 (dựa vào kết quả thi THPT quốc gia).
Vị đại diện nhà mạng này cũng cho biết thêm, đây chỉ là phương án cấu hình nguồn tạm thời của hệ thống để khôi phục dung lượng. Để khắc phục triệt để sự cố xảy ra ngày 26/7 trên tuyến cáp biển APG, thời gian tới, đối tác vẫn cần huy động tàu sửa chữa. Tuy vậy, hiện chưa có lịch khắc phục sự cố APG gặp phải lần này.
APG là 1 trong 5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 4 tuyến khác gồm (Asia - America Gateway), SMW3 (còn gọi là SEA - ME - WE3), Liên Á (IA - Intra Asia) và AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1).
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào khai thác từ giữa tháng 12/2016. Có chiều dài khoảng 10.400 km, tuyến cáp này được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps.
Tuyến cáp APG có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam, APG được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, hiện lưu lượng truy cập Internet nước ngoài vẫn lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, mỗi khi có sự cố trên các tuyến cáp biển quốc tế thì chất lượng dịch vụ Internet bị ảnh hưởng. Các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tối ưu để lưu lượng Internet trong nước tăng lên như tăng cường các hệ thống Caching, CDN.
Vân Anh
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được xác nhận gặp sự cố vào gần 16h ngày 26/7. Sự cố lần này gây mất kết nối trên toàn tuyến, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ Internet quốc tế của người dùng Việt Nam.
" alt=""/>Cáp biển APG được cấp hình lại nguồn, khôi phục một phần dung lượng