Nhiều sản phẩm OCOP từ hải sản TheưdânCửaLòđánhbắthơnngàntấnhảisảntrongmộtnălịch thi đấu giải tây ban nhao Phòng Kinh tế UBND thị xã Cửa Lò, Nghệ An, trong 3 năm qua, thị xã đã ban hành các quyết định về việc phê duyệt đề án “Ứng dụng Khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến hải sản và sản xuất nông nghiệp sạch tạo sản phẩm phục vụ du lịch giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”. Trong 7 chỉ tiêu của đề án, đến thời điểm này có 4 chỉ tiêu đạt và vượt, 3 chỉ tiêu dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt và vượt. Về sản lượng khai thác hải sản đến năm 2025 đạt 19.000 tấn. Chỉ tính trong năm 2022 đã đạt 18.121 tấn, sản lượng khai thác năm 2023 ước đạt 19.027 tấn (vượt kế hoạch đề ra). Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chế biến hải sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Phấn đấu tạo thêm được 2 - 3 sản phẩm chế biến mang thương hiệu Cửa Lò. Địa phương này đã xây dựng được 8 sản phẩm chế biến mang thương hiệu Cửa Lò như: Nước mắm, mắm tôm, mắm tép, cá thu nướng, chả mực, nem hải sản, tôm tẩm bột, bột ngũ cốc. Các sản phẩm đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu; tem nhãn, mã QR, công bố chất lượng sản phẩm và đạt OCOP 3-4 sao. Dự kiến đến 2025, 70-80% sản phẩm của làng nghề phải có tem nhãn. Hiện nhiều sản phẩm được ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch như 5 sản phẩm của làng nghề chế biến hải sản khối 7, phường Nghi Thủy; HTX làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang I, phường Nghi Hải có 3 sản phẩm: nước mắm, mắm tôm, mắm tép; 4 sản phẩm làng nghề bảo quản hải sản khối 6, phường Nghi Tân; Nước mắm Võ Kim và 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Đóng mới tàu cá hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm OCOP Phòng Kinh tế thị xã Cửa Lò cho biết, trong khai thác hải sản trên biển đã ứng dụng công nghệ trong đóng mới tàu cá, giai đoạn 2020-2021 thị xã đã đóng được 6 tàu trên kế hoạch đặt ra đến năm 2025 là 6-8 tàu, có công nghệ hiện đại, có chiều dài trên 15m để phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNN dừng cấp phép đóng mới tàu cá trên toàn quốc. Các tàu đóng mới có công suất lớn, có hầm bảo quản PU; lắp đặt máy dò ngang, máy dò đứng, radar hàng hải khi đi lại trên các vùng biển. Trong số các tàu đánh cá lớn, có 1 chiếc tàu ứng dụng công nghệ lưới rê hỗn hợp và 42 tàu ứng dụng công nghệ máy dò ngang, dò đứng, ứng dụng công nghệ bảo quản PU. Việc các tàu cá sử dụng công nghệ bảo quản vật liệu có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho ngư dân ra khơi đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi hải sản được chất lượng hơn và hiệu quả kinh tế tốt hơn mỗi lần ra khơi trở về. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả nguồn lợi hải sản đánh bắt khi vào đất liền, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ trong chế biến: Ứng dụng dây chuyền đóng chai, dán nhãn, chắt lọc nước mắm tại Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang I, phường Nghi Hải; Ứng dựng máy chế biến chả mực của Công ty TNHH 1 TV Hải sản Sơn Huyền đầu tư máy chế biến chả mực; Dây chuyển đóng chai tự động đồng bộ: 1 dây chuyền 1.200 sản phẩm/giờ (Công ty CP thủy sản Nghệ An), Máy co màng đóng gói sản phẩm (Tổ hợp tác Bình Minh). Ứng dụng máy hút chân không trong đóng gói sản phẩm: Ứng dụng công nghệ đóng gói chân không trong bao gói các sản phẩm như cá thu, chả cá, chả mực, tôm nõn, nem hải sản... Hiện trên địa bàn thị xã Cửa Lò có khoảng 65 cơ sở sản xuất sử dụng máy hút chân không trong đóng gói sản phẩm. Mô hình ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch: Hiện đã có nhiều sản phẩm được ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch như 5 sản phẩm của làng nghề chế biến hải sản khối 7 - Nghi Thủy; Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang I, phường Nghi Hải có 3 sản phẩm: nước mắm, mắm tôm, mắm tép; 4 sản phẩm làng nghề bảo quản hải sản hối 6, phường Nghi Tân; nước mắm Võ Kim, và 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP... UBND thị xã Cửa Lò đã có những chính sách hỗ trợ ngư dân trong mấy năm trở lại đây. Cụ thể, từ năm 2021 đến nay là 1.173 triệu đồng; ngân sách thị xã hỗ trợ đóng mới tàu công suất trên 700CV cho 6 tàu với số tiền 300 triệu đồng. Hỗ trợ nhân rộng mô hình kinh tế: 117,4 triệu đồng. Năm 2022, hỗ trợ nhân rộng mô hình 272,3 triệu. Năm 2023 hỗ trợ nhân rộng mô hình 198,5 triệu đồng và xây dựng nhà màng 60 triệu đồng. Các sản phẩm OCOP 225 triệu đồng. Về ngân sách tỉnh Nghệ An số tiền hỗ trợ từ năm 2021 đến nay là 2.749 triệu đồng, cụ thể: Hỗ trợ đóng tàu xa bờ 1,8 tỷ đồng; hỗ trợ trồng lúa 279 triệu đồng. Dây chuyền sản xuất cho 2 hộ có sản phẩm OCOP 200 triệu (HTX Sông Lam và HTX Hải Giang 1), các sản phẩm OCOP 470 triệu đồng. UBND thị xã Cửa Lò xác định, tiếp tục bám sát các nhiệm vụ đề ra trong đề án đã được phê duyệt, trong đó cần tập trung ứng dụng KHCN trong đánh bắt hải sản đối với tàu đánh bắt xa bờ. Xây dựng và phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Cửa Lò. Xây dựng các sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên... Thị xã Cửa Lò xác định, việc đưa công tác thông tin, dự báo thị trường thành một kênh quan trọng trong định hướng cho việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm ra trên địa bàn. Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV |