Bộ Giáo dục lên tiếng về trường chuyên
Tại họp báo thường kỳ quý II năm 2020 của Bộ GD-ĐT diễn ra hôm nay 30/6,ộGiáodụclêntiếngvềtrườngchuyêket qua epl phóng viên VietNamNet đã nêu vấn đề về những tranh luận trong việc tư nhân hóa trường chuyên, cũng như hiệu quả và vai trò của các trường chuyên hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Thành (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT) cho hay, Luật Giáo dục đã quy định rất rõ trường chuyên là những trường được thành lập ở cấp THPT dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên.
“Mô hình trường chuyên đã được thể chế hóa trong các điều luật của nhà nước. Như vậy cũng không thể nào có chuyện xã hội hóa được. Chắc chắn nhà nước phải đầu tư để bồi dưỡng tài năng, có nguồn nhân lực chất lượng cao và các nước đều như vậy. Phần dễ thì chúng ta mới có thể xã hội hóa được”, ông Thành nêu rõ.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT chia sẻ tại cuộc họp. Ảnh: Thanh Hùng |
Giải thích về mô hình này, ông Thành cho hay: “Trường THPT chuyên trước hết phải là một trường THPT và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT. Vì là trường chuyên nên được đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, hay đội ngũ giáo viên là những người có năng lực trội hơn so với các giáo viên khác. Cũng vì thế mà chất lượng giáo dục đại trà trong các trường THPT chuyên cũng đạt được chất lượng cao, từ đó mới nói đến chất lượng giáo dục mũi nhọn”.
Minh chứng cho điều này, theo ông Thành, số lượng học sinh thi quốc tế là rất ít, số học sinh thi học sinh giỏi quốc gia cũng không phải là nhiều. Đại đa số học sinh trong trường chuyên học chương trình bình thường và chỉ có những học sinh ở lớp chuyên mới học thêm các chuyên đề chuyên sâu của môn học theo năng khiếu, sở trường.
Sẽ có cơ sở khoa học để đánh giá trường chuyên
Về tiêu chí đánh giá chất lượng của trường chuyên, theo ông Thành, khi đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong trường chuyên thì các học sinh không phải chỉ học lý thuyết như trước đây nữa.
“Các thí sinh dự thi các kỳ thi quốc tế thì các bài thi có cả phần lý thuyết và thực hành. Những năm trước, điểm lý thuyết của học sinh chúng ta rất tốt nhưng thường bị mất điểm ở phần thực hành vì không có điều kiện thực hành trên các thiết bị, lúng túng vì không quen thiết bị. Nhưng gần đây, chúng ta đã có những kết quả tốt ở phần thực hành, thậm chí không thua kém các nước bạn. Đây là một trong những minh chứng để thấy được trong trường chuyên, học sinh đã được thực hành với những thiết bị”.
Ngoài ra, các trường chuyên hiện nay cũng có rất nhiều các câu lạc bộ về âm nhạc, thể dục thể thao, mỹ thuật, trình diễn… tức là rất toàn diện.
“Như vậy, để đánh giá chất lượng trường chuyên, trước hết chúng ta cũng phải đánh giá ở chất lượng giáo dục đại trà, chứ không chỉ số được chọn đi thi quốc gia, quốc tế”.
Về đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020, Bộ GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch triển khai tổng kết Đề án này.
"Chúng tôi đang yêu cầu các địa phương báo cáo về quá trình phát triển hệ thống trường chuyên và tổ chức hội nghị tổng kết Đề án vào cuối năm nay. Qua đó, sẽ đánh giá một cách căn bản quá trình phát triển trường chuyên, xác định rõ đến giờ chúng ta đã đạt được những gì để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Đề án. Cùng đó phát hiện ra những gì còn bất cập so với xu hướng phát triển của giai đoạn mới. Từ đó xác định hướng đi căn bản cho hệ thống trường chuyên trong thời gian tiếp theo”.
Theo ông Thành, Bộ GD-ĐT cũng đã giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xây dựng một nhóm nghiên cứu, khảo sát bài bản để có được cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm đánh giá quá trình phát triển của hệ thống trường chuyên trong 10 năm qua.
Trả lời câu hỏi về sự tồn tại của hệ THCS trong một số trường THPT chuyên hiện nay, ông Thành cho hay, theo quy định, trường THPT chuyên là loại trường THPT mà không có hệ THCS. Tuy nhiên, thực tế vẫn có 2 trường THPT chuyên có hệ THCS.
“Ví dụ như trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) ngay từ khi thành lập đã có hệ THCS, hay Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cũng đã có hệ THCS từ nhiều năm. Chúng tôi xin khẳng định hệ THCS trong những trường này không phải là chuyên, mà chuyên chỉ có ở hệ THPT. Tới đây chúng ta cũng sẽ đánh giá một cách rõ ràng để xem vai trò đóng góp của hệ THCS trong các trường chuyên này ra sao. Tuy nhiên, qua theo dõi chúng tôi thấy số các học sinh học hệ THCS này thì khi thi vào hệ chuyên của THPT có một tỷ lệ trúng rất cao”, ông Thành nói.
Thanh Hùng
‘Kẻ đốt đền’ trường Ams: Trường chuyên đang tồn tại không mục đích
Là cựu học sinh THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, những ngày qua, TS Nguyễn Đức Thành bị coi là “kẻ đốt đền” với đề xuất bán trường Ams gây xôn xao dư luận, “châm ngòi” cho cuộc tranh luận về mô hình trường chuyên hiện nay.
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/223b498779.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。