Cùng điều trị với D. là ông N.V.V (67 tuổi, Lạng Sơn) cũng được chẩn đoán sán lá gan lớn. Ông cho biết mình thường xuyên đau thượng vị, mệt mỏi, ăn uống không ngong nên đi bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ phát hiện có tổn thương bất thường ở lá lách nghi ngờ ký sinh trùng làm tổ.
Tại đây, ông V. được làm nhiều xét nghiệm cùng với phim chụp. Bác sĩ chẩn đoán ông V. bị nhiễm ký sinh trùng sán lá gan lớn. Tuy nhiên, ký sinh trùng này lạc chỗ lên lá lách thay vì làm tổ ở gan như nhiều người khác. Người đàn ông này cho biết mình thường xuyên ăn rau sống do gia đình tự trồng bên suối, được tưới bằng nước suối chảy qua nhà.
Từ khi biết mình mắc bệnh do thói quen ăn rau sống, gia đình ông V. đã bỏ không ăn rau sống. Ông cũng chia sẻ với bạn bè, hàng xóm của mình mức độ nguy hiểm khi ăn rau có thể nhiễm ký sinh trùng.
Theo bác sĩ Phan Thị Thu Phương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, ấu trùng sán lá gan lớn thường ký sinh ở các vật chủ như một số loài ốc, các loài rau thủy sinh như rau cần, rau muống nước, rau cải xoong, rau ngổ… Các bệnh nhân đến khám và điều trị đa phần có thói quen ăn loài rau này chưa chín hoặc ăn sống. Tuy nhiên, một số người cũng nhiễm ký sinh trùng do ăn các loài rau sống trên cạn như xà lách, rau thơm…
Bác sĩ Phương giải thích 3 nguyên nhân rau trên cạn cũng nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn:
- Rau trồng gần nguồn nước nhiễm ký sinh trùng, ấu trùng sán lá gan cư trú lên các loài rau này.
- Người dân lấy nguồn nước không an toàn tưới lên rau vô tình nhiễm phải ký sinh trùng này.
- Người bán rau bày bán các loại rau sống cùng nhau. Quá trình tiếp xúc cũng khiến các loại rau cạn nhiễm ký sinh trùng từ rau thủy sinh.
Sán lá gan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, chán ăn, một số trường hợp bị nhầm với u gan. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây áp-xe gan. Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể đi chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp.
Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo các địa phương cần tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe tới cộng đồng để người dân không ăn sống các loại rau mọc dưới nước, không uống nước lã. Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Tiến Sỹ, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho biết, liên tục từ trước khi bão Yagi đổ bộ vào đất liền, Sở đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai tới người dân thông qua nhiều kênh như các báo, đài trung ương, địa phương và Hà Nội, hệ thống thông tin cơ sở và các mạng xã hội.
Cụ thể, với kênh tuyên truyền trên các báo, Sở TT&TT đã liên tục cập nhật, cung cấp thông tin về chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, các bản tin cảnh báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn... qua nhóm Zalo cho phóng viên các báo trung ương và Hà Nội.
Theo thống kê, chỉ tính riêng các báo Hà Nội đã có gần 800 tin, bài thông tin, tuyên truyền về ứng phó, khắc phục hậu quả bão Yagi. Đài PT-TH Hà Nội phát sóng khoảng 518 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình, trên các nền tảng số của đài.
Với kênh mạng xã hội, đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho hay, để cảnh báo kịp thời đến người dân trên địa bàn Thủ đô về tình hình mưa bão, thời gian qua, Sở đã chủ động đăng tải 7 bản tin với 40 tin, bài tới hơn 3.500.000 tài khoản người dùng Zalo qua tài khoản OA “Sở Thông tin Truyền thông TP Hà Nội”; đăng 40 tin, bài lên tài khoản “Sở Thông tin Truyền thông TP Hà Nội” trên mạng xã hội Lotus.
Bên cạnh đó, Sở TT&TT Hà Nội cũng đã phối hợp các doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp để lan tỏa thông tin và các trang Fanpage, Tiktok có lượng người đọc, với thống kê sơ bộ là hơn 110 tin, bài liên quan đến tình hình mưa bão.
Nội dung thông tin tập trung vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố ứng phó với bão Yagi; hướng dẫn, cảnh báo người dân các các kỹ năng ứng phó trong cơn bão; thông tin đến người dân đảm bảo cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu…
“Đặc biệt, Sở TT&TT đã thực hiện gửi 2 bản tin thông báo khẩn cấp, cảnh báo, hướng dẫn người dân phòng chống bão lũ và 01 khuyến cáo của Chủ tịch UBND thành phố về việc người dân không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người tới hơn 24 triệu tài khoản người dùng Zalo trên địa bàn Thủ đô”, đại diện Sở TT&TT Hà Nội thông tin thêm.
Ngoài ra, trong 2 ngày 6 - 7/9, thời gian bão Yagi vào đất liền, thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT, Sở TT&TT Hà Nội đã phối hợp với Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động trên địa bàn thành phố tổ chức nhắn tin tới các thuê bao điện thoại di động có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão.
Chia sẻ về nhiệm vụ cấp bách thời gian tới, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ cho hay, bên cạnh việc tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính viễn thông chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả sau bão để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, Sở cũng sẽ tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai tới người dân qua nhiều kênh.
Mẹ của A Minh cho biết: "Tôi không ngờ việc luyện tập thể dục lại gây ra căn bệnh nghiêm trọng đến vậy".
Về vấn đề này, Hoàng Tuấn, bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện A Minh điều trị, cho biết tiêu cơ vân là hội chứng lâm sàng xảy ra do hoại tử tế bào cơ vân, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tập thể dục quá sức, chấn thương nghiêm trọng, rối loạn điện giải... Các triệu chứng điển hình của tiêu cơ vân là đau cơ, mệt mỏi và nước tiểu có màu sẫm.
Theo bác sĩ Hoàng, khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ, nước tiểu đổi màu hoặc lượng nước tiểu giảm sau khi tập thể dục, người dân cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Để ngăn ngừa tiêu cơ vân, bác sĩ khuyên mọi người nên tránh vận động thể lực quá mức, không tập luyện ở cường độ cao đột ngột.
Trong khi tập thể dục hoặc hoạt động thể chất, bạn hãy duy trì lượng chất lỏng đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng mất nước, làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân. Ngoài ra, tập thể dục trong môi trường nóng bức cũng làm không tốt, vì vậy hãy cố gắng thực hiện các hoạt động ngoài trời trong thời gian mát mẻ hơn.