Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị APEC ở Peru ngày 16/11 (Ảnh: Xinhua).
"Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ để duy trì liên lạc, mở rộng hợp tác và xử lý các bất đồng, nỗ lực cho sự chuyển đổi ổn định trong mối quan hệ Trung - Mỹ vì lợi ích của nhân dân hai nước", nhóm báo chí Nhà Trắng dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Peru hôm 16/11.
Reuters đưa tin, Tổng thống Biden đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình lần cuối cùng với tư cách người đứng đầu chính phủ Mỹ. Đây là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong vòng 7 tháng qua.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định, mục tiêu của Bắc Kinh là mối quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững Mỹ - Trung Quốc dù thừa nhận mối quan hệ này có những thăng trầm.
Về phần mình, Tổng thống Biden ca ngợi mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà lãnh đạo Trung Quốc và thừa nhận rằng không phải lúc nào họ cũng đồng tình với quan điểm của nhau.
Tuy nhiên, chủ nhân Nhà Trắng nói, quan trọng là họ thẳng thắn trong giao tiếp. Ông cho biết giao tiếp cởi mở đã ngăn chặn thông tin sai lệch và tránh căng thẳng giữa hai nước.
Nội dung chi tiết cuộc họp chưa được công bố, song trước đó nhiều người kỳ vọng hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm ngăn chặn vai trò của Triều Tiên trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ngoài ra, các vấn đề như kế hoạch hạn chế đầu tư của Mỹ vào trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và chất bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu chip máy tính có thể cũng được đề cập trong cuộc gặp.
Theo báo Guardian (Anh), các nhà phân tích dự đoán cách tiếp cận của ông Trump đối với Trung Quốc sẽ khó dự đoán.
Đối với Trung Quốc, quốc gia đã trải qua mối quan hệ xấu đi với Mỹ kể từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, việc chính quyền Trump trở lại Nhà Trắng có thể không phải là tin tốt cho Bắc Kinh, theo trang tin Conversation.
Ông Trump đã tiến hành một cuộc chiến thương mại chưa từng có với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vào tháng 7/2018 và áp đặt mức thuế lên tới 25% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.
Trong các bài phát biểu vận động tranh cử năm nay, ông Trump đã ngụ ý rằng Mỹ có thể áp thuế với hàng hóa Trung Quốc lên tới 60%, thậm chí có thể cao hơn.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, các mức thuế tiếp theo có thể làm suy yếu chiến lược phục hồi kinh tế của Trung Quốc, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Việc áp đặt mức thuế cao hơn có lẽ không phải là điều duy nhất khiến Bắc Kinh lo ngại dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump. Nước Mỹ do ông Trump lãnh đạo có khả năng sẽ hạn chế dòng chảy công nghệ từ Mỹ hoặc châu Âu vào Trung Quốc. Điều này sẽ cản trở tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu vào năm 2030.
Chính quyền mới của Tổng thống Trump cũng có thể theo đuổi chiến lược tách rời kinh tế để "giảm rủi ro" cho chính nước Mỹ khỏi việc tiếp xúc với Trung Quốc. Điều này nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc bằng cách chuyển chuỗi cung ứng sang quốc gia khác và có thể hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc.
Theo Tass, Reuters" alt=""/>Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Tổng thống đắc cử TrumpChiến đấu cơ Israel tấn công Iran (Ảnh minh họa: Fafo Zone).
Hành động trả đũa được chuẩn bị từ lâu của Israel, cuối cùng đã được thực hiện hôm 26/10, với ba đợt tấn công, bao gồm cả ở trên lãnh thổ Iran, Syria, Iraq và những nơi khác. Sau cuộc tấn công, Israel tuyên bố đã "thắng lợi hoàn toàn". Mỹ xác nhận, Israel đã thực hiện các hành động tự vệ với kết quả tốt.
Còn với Iran, họ cũng thông báo đã giành chiến thắng, "làm đối thủ xấu hổ".
Mặc dù Israel đã điều động hơn 100 máy bay chiến đấu và phóng lượng lớn tên lửa, nhưng hình như kết quả mang lại cho mọi người cảm giác "cả nhà cùng vui". Không có bên thua cuộc trong đòn trả đũa này của Israel, chỉ có một vài người lính Iran kém may mắn, đã thiệt mạng.
Thực sự có rất nhiều điều khó hiểu và bí ẩn đằng sau cuộc tập kích mới nhất của Israel vào lãnh thổ Iran. Truyền thông Mỹ cho biết, Tel Aviv đã liên lạc trước với Tehran trong khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phủ nhận.
Trong khi đó, truyền hình địa phương Israel đưa tin, Tel Aviv đã tránh tấn công các cơ sở dầu khí của Tehran do chịu áp lực từ Washington. Nhưng ông Netanyahu nói rằng, Israel chọn tấn công các mục tiêu của đối phương dựa trên lợi ích quốc gia, chứ không phải theo chỉ thị của Mỹ.
Như vậy có quá nhiều dấu hỏi cần được đặt ra về đòn tấn công này?
Tại sao tất cả các bên chọn cách "im lặng"?
Khoảng cách giữa hai nước là hơn 1.800km nên sau khi hoàn thành nhiệm vụ và quay về, những chiến đấu cơ của Không quân Israel phải bay liên tục 3.600km, sử dụng tiếp nhiên liệu trên không. Tuy nhiên, toàn bộ hành trình giống như bay qua một "vùng đất hoang vắng".
Israel đã điều động nhiều máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tham gia. Chiến đấu cơ thế hệ 5 này nếu được nạp đầy dầu và không mang vũ khí có tầm bay tối đa là 2.500km.
Trong trận tập kích vừa qua, Israel đã tiến hành ít nhất một lần tiếp nhiên liệu trên không và "thùng xăng bay" được sử dụng là KC-46A Pegasus, đều do Mỹ cung cấp.
Trước đó vào ngày 7/10, Washington đã điều động 4 máy bay loại này từ lãnh thổ Mỹ tới Israel. Được biết, để thực hiện vụ không kích, Israel và Mỹ đã chuẩn bị 12 máy bay tiếp dầu cùng 600 tấn nhiên liệu.
Các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Israel, trong lần đầu thực hiện phi vụ đột kích tầm xa, có sử dụng tiếp nhiên liệu trên không để ném bom lãnh thổ Iran đã bay qua hầu hết khu vực Trung Đông, nhưng không gặp bất kỳ sự cố nào và trở về an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tiêm kích tàng hình F-35I của Israel (Ảnh: IDF).
Đáng chú ý, trong hơn 100 máy bay Israel thì có nhiều chiếc không phải loại tàng hình. Hiện tại, các hệ thống phòng không ở Trung Đông, có thể không có khả năng phát hiện máy bay thế hệ 5 nhưng tại sao các chiến đấu thông thường khác tham gia chiến dịch cũng không bị phát hiện?
Máy bay chiến đấu F-15I và F-16I - hai loại chiến đấu cơ chính trong chiến dịch tập kích đường không lần này của Israel - đều là máy bay chiến đấu thế hệ cũ, hoàn toàn không có tính năng tàng hình, nhưng chúng cũng không bị radar, hay các phương tiện quan sát của các nước Trung Đông và Iran phát hiện.
Tel Aviv tuyên bố rằng, qua vụ tập kích này, thế giới đã nhìn thấy được khả năng của họ. Đúng là chiến dịch ném bom của Israel được thực hiện thành 3 đợt và rất hoành tráng, nhưng không gặp cản trở gì và không có máy bay chiến đấu nào bị bắn rơi.
Israel đã tập kích các nhà máy điện, nhà máy sản xuất máy bay không người lái, căn cứ nghiên cứu và phát triển tên lửa, trạm radar và nhiều mục tiêu quan trọng khác của Iran.
Trong chiến dịch này, ngoài việc sức mạnh của Không quân Israel và sự hỗ trợ toàn diện của quân đội Mỹ được thể hiện, còn một điều nữa không thể bỏ qua, đó là Iran đã không dùng hết sức đánh chặn, còn Jordan, Iraq hay Syria thì chọn cách im lặng.
Radar của Syria, Iraq và Iran ở đâu?
Hàng trăm radar ở Trung Đông có thực sự "bị mù". Sự thật có thể không đơn giản như vậy. Máy bay chiến đấu của Israel bay theo nhóm và ngay cả khi áp dụng các biện pháp tàng hình và gây nhiễu điện tử, chúng vẫn có thể bị radar của Iran và các nước ở Trung Đông phát hiện.
Tuy nhiên, có thể thấy từ những thông tin thu được cho đến nay, trong 3 đợt ném bom, các chiến đấu cơ Israel đều bay trên vùng đất không có người ở và hoàn toàn không bị đánh chặn. Điều này cho thấy, không phải hàng trăm radar ở Trung Đông đều "ngủ", mà có thể họ phát hiện được nhưng giữ thái độ im lặng.
Trước đó, Iran đã thực hiện 2 cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV vào Israel, nhưng Jordan và các nước Trung Đông khác cũng tham gia đánh chặn. Tuy nhiên, lần này tất cả radar của họ đều im lặng. Vậy đây có phải là sự trùng hợp? Rõ ràng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Đánh chặn tên lửa Iran là điều các nước Trung Đông phải làm trước sức ép được cho là từ Mỹ. Ngược lại, trong hành động của Israel, các nước Trung Đông này chỉ có thể giữ thái độ trung lập.
Nhưng tại sao hàng trăm radar ở Iran cũng không thể phát hiện được gì và không có máy bay chiến đấu nào của Israel bị phát hiện hay theo dõi? Đây thực sự là điều bí ẩn.
Trường hợp đánh chặn của Iran cũng tương đối khó hiểu, họ được cho là đã đánh chặn được một số tên lửa, nhưng không gây thiệt hại gì cho máy bay chiến đấu của Israel.
Mặc dù máy bay đối phương chủ yếu tấn công bên ngoài khu vực phòng thủ của Iran, nhưng họ vẫn có khả năng phản đòn, điều này cho thấy Tehran có thể không muốn khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Tại sao tên lửa Israel bị phát nổ trên không?
Trong cuộc tấn công vừa qua, một số tên lửa của Israel đã bị đánh chặn và phát nổ trên không, đây là điều mà thế giới không ngờ tới.
Máy bay chiến đấu của Israel xuyên thủng "mắt thần" của Iran rất tốt và cơ bản không gặp nhiều sự kháng cự. Tuy nhiên, những tên lửa do Israel phóng về phía mục tiêu lại không quá ấn tượng, bởi không ít quả được cho là bị Iran đánh chặn và phát nổ trên không.
Quân đội Israel tuyên bố, họ chỉ tiến hành tấn công vào các mục tiêu quân sự của Iran. Cả cơ sở dầu mỏ, lẫn cơ sở hạt nhân của Iran, điều mà thế giới quan ngại nhất đều không bị tấn công.
Iran về cơ bản không chịu tổn thất lớn và đã đánh chặn được một số tên lửa của Israel trên không. Những vụ nổ lớn đã được nghe thấy từ thủ đô Tehran, phần lớn là do tên lửa của Iran đánh chặn tên lửa của Israel.
Cuộc tấn công này cho chúng ta biết rằng, tình hình ở Trung Đông nhìn chung hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng ngày càng trở nên khó đoán hơn. Israel dường như muốn mở rộng xung đột, thậm chí muốn kéo Mỹ vào cuộc, nhưng rõ ràng Washington vẫn chưa sẵn sàng.
Ít nhất, Mỹ không đồng ý với việc Israel mở rộng xung đột trong thời điểm hiện tại và có thể nhận thấy, Iran cũng chưa sẵn sàng sử dụng vũ lực.
Chiến lược của Iran rất rõ ràng, tức là sẽ không trực tiếp chiến đấu với Israel, cũng không tham gia vào một cuộc chiến tranh thế giới, mà chỉ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm.
" alt=""/>Israel tập kích vào Iran: Nhiều bí ẩn chưa có lời giảiÔng Lê Sơn Hoàng, ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) kể: "Tôi ham thích đá gà từ nhỏ. Ban đầu tôi nuôi gà nòi để lọc những con gà tốt để đá, sau đó do có nhiều người đến hỏi mua vì thấy gà của tôi đá hay, tôi bèn gầy giống để bán...".
Ông Lê Sơn Hoàng, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) vừa trồng lan kinh doanh vừa nuôi gà chọi mang lại thu nhập ổn đinh.
Theo ông Hoàng, ông chọn những con gà cồ và gà mái to khỏe để phối giống. Những con gà cồ khỏe mạnh, ông nuôi để làm gà đá, còn gà mái nuôi lớn lấy thịt.
Cứ chọn lọc như thế, dần dần ông Lê Sơn Hoàng có được một đàn gà nòi (gà chọi) tốt. Ban đầu chỉ khoảng chục con, giờ đàn gà nòi của ông có khoảng 100 con. Đàn gà nòi này mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình ông.
Theo ông Hoàng, ở huyện Phù Cát, những hộ nuôi vài con gà để đá cho vui thì rất nhiều, nuôi gà nòi làm kinh tế thì ít hơn nhưng gần đây đang nhiều lên.
So với gà thường, gà chọi sinh trưởng nhanh hơn. Cùng nuôi trong 3 tháng nhưng gà chọi sẽ lớn nhanh và nặng ký hơn. Giá bán gà nòi cũng cao hơn gà thường nên mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn.
Cũng đam mê chơi đá gà từ nhỏ, ông Nguyễn Văn Hùng, ở xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) chia sẻ, nuôi gà nòi để lấy thịt không khó vì giống gà có sức đề kháng cao, ít bị dịch bệnh.
Hơn nữa, đặc tính nổi trội của giống gà chọi này là rất hay vận động nên chúng rất khỏe, chất lượng thịt tốt, thơm ngon.
Khác với chế độ ăn khá đặc biệt của gà đá, thức ăn của gà nòi đơn giản như: Cám, rau, thóc... "Chăm sóc gà nòi lấy thịt điểm quan trọng là phải tiêm phòng cho gà ngay từ khi còn nhỏ và giữ vệ sinh môi trường sống để hạn chế mầm bệnh. Còn lại thì cũng như nuôi gà ta!"- ông Hùng cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) chăm sóc đàn gà nòi khoảng 30 con trong sân vườn của gia đình.
Ông Đặng Văn Thuận, ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) chia sẻ, giá một con gà nòi có thể dùng làm gà đá, cỡ nhỏ tầm 1 - 1,5 triệu đồng; cỡ trung bình giá khoảng 2 triệu đồng; một con gà đá hoàn chỉnh lên tới 5 - 7 triệu đồng.
Nếu đó là một con gà đá tốt giá cao hơn nhiều lần. Tuy gà đá giá bán cao, nhưng để đào tạo được một con gà đá chiến phải mất nhiều năm, tốn nhiều thời gian và công sức từ chọn lọc đến huấn luyện.
Đàn gà chọi của gia đình ông hiện có 40 con, mang lại nguồn lợi khoảng 20 triệu đồng/tháng, tính ra hiệu quả cao gấp 2 - 3 lần so với nuôi gà ta lấy thịt thông thường.
Ông Đặng Văn Thuận cho hay: Gà chọi của tỉnh Bình Định có tiếng trong nước. Giống gà chọi trong tỉnh Bình Định thường có dòng tông chuẩn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn nên rất được thị trường ưa chuộng.
Hiện, nhu cầu mua gà chọi Bình Định ở các tỉnh phía Bắc rất cao, chiếm 70% số lượng tiêu thụ. Thương lái thường tìm đến tận nhà để thu mua gà chọi Bình Định.
Tuy nhiên, hầu như các hộ nuôi gà nòi ở huyện Phù Cát và Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) hiện nay đều nuôi nhỏ lẻ và xem nuôi gà chọi là nghề tay trái nên chưa đầu tư chuồng trại bài bản.
"Nếu những hộ nuôi gà nòi ở đây đầu tư chuồng trại bài bản, gà chọi Bình Định có thể trở thành nguồn cung ổn định cho nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và mang lại doanh thu rất lớn" - ông Lê Sơn Hoàng nhận định.
Ông Lý Văn Vỹ, chuyên viên Phòng NNPTNN huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), chia sẻ: Một số hộ gia đình trong huyện đã thích ứng nhanh với thị trường chuyển sang nuôi gà chọi làm kinh tế, mang lại thu nhập khá, góp phần mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương.
" alt=""/>Làm giàu khác người: Lãi 20 triệu đồng/tháng nhờ ham đá gà từ nhỏ