Hai bên khẳng định trên nền tảng những giá trị quý báu của mối quan hệ hữu nghị truyền thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Soekarno đặt nền móng, hai nước sẽ tăng cường trao đổi tiếp xúc cấp cao và các cấp trong thời gian tới, đặt dấu mốc cho kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược trong năm 2023 và hướng tới các sự kiện lớn trọng đại 70 năm quan hệ ngoại giao và 80 năm Quốc khánh của hai nước vào năm 2025.
Đồng thời, hai nhà lãnh đạo nhất trí tích cực phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương và phối hợp triển khai tốt các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Trong đó có việc đưa văn kiện đã ký kết về hợp tác biển sớm có hiệu lực và triển khai thực hiện trong thực tế, tạo động lực đưa quan hệ Đối tác Chiến lược phát triển lên tầm cao mới, hướng tới Đối tác Chiến lược Toàn diện trong thời gian tới.
Phát triển hệ sinh thái xe điện
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị hai nước duy trì đà tăng trưởng thương mại theo hướng cân bằng hơn, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2028.
Chính phủ hai nước cùng thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái xe điện.
Thủ tướng đề nghị Indonesia hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal (là những sản phẩm "được cho phép" để sử dụng theo Luật Hồi giáo, với những yêu cầu nghiêm ngặt từ các thành phần nhỏ nhất đến khâu chế biến, vận chuyển) có xuất xứ Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng mới có tính chiến lược và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị Indonesia công nhận nỗ lực của Việt Nam về quản lý hoạt động tàu cá, hạn chế tối đa hoạt động khai thác trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Tổng thống Indonesia Widodo hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Indonesia, đẩy mạnh hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, hệ sinh thái xe điện; đề nghị hai nước tăng cường hợp tác biển, hợp tác nghề cá bền vững và sớm ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Indonesia bảo đảm thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 và năm Chủ tịch ASEAN 2023, góp phần tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN và đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung ở khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ duy trì đoàn kết và các nguyên tắc đã nhất trí của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhất là việc ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ trân trọng chuyển lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Tổng thống Joko Widodo sớm thăm Việt Nam. Tổng thống Widodo đã vui vẻ nhận lời mời.
Tiến sĩ Abdul Bashid Shaikh, giảng viên về Nghiên cứu tiếng Ảrập và Hồi giáo tại Đại học Leeds cho biết: "Để tồn tại như một thực thể, giữa mối đe dọa bị ám sát, Hamas đã quyết định có ban lãnh đạo nội bộ và bên ngoài. Theo cách đó, nếu tất cả các lãnh đạo chủ chốt bị xóa sổ ở Gaza, ít nhất tổ chức này vẫn có thể tái phát triển một cách tự nhiên".
Nhìn chung, các lãnh đạo Hamas tại Gaza sẽ tham gia trực tiếp hơn vào các hoạt động quân sự chống Israel trong khi văn phòng chính trị của nhóm đặt tại Doha.
Hamas được thành lập vào năm 1987 và ra đời sau cuộc nổi dậy lần thứ nhất (Intifada), chống lại sự chiếm đóng của Israel tại Gaza và Bờ Tây. Các thủ lĩnh của Hamas tại Gaza phần lớn bị giới hạn trong mạng lưới đường hầm rộng lớn của nhóm, di chuyển liên tục với một nhóm nhỏ nhân viên an ninh để tránh bị phát hiện và ám sát.
Sky News dẫn lời Tiến sĩ Ahron Bregman, giảng viên cao cấp về xung đột Ảrập-Israel tại trường King's College London đồng thời là cựu thiếu tá quân đội Israel cho biết, theo quan điểm của Tel Aviv, việc thủ tiêu các lãnh đạo Hamas bên trong Gaza không "gây ra khủng hoảng ngoại giao".
Dù không đầy đủ nhưng những người dưới đây là các lãnh đạo chủ chốt của Hamas ở trong và ngoài Gaza, gồm cả những người được cho là đã chết.
Yahya Sinwar
Ông Yahya Sinwar là người phụ trách Hamas tại Gaza kể từ năm 2017.
Theo tiến sĩ Shaikh, vị thủ lĩnh Hamas này đã ngồi tù hơn 20 năm và được thả trong đợt trao đổi 1.000 người Palestine lấy người lính Israel bị bắt cóc Gilad Shalit. Trong thời gian ở tù, ông Sinwar đã hoàn thiện nghệ thuật chiến tranh tâm lý bằng cách học tiếng Hebrew (ngôn ngữ chính của Israel) và đọc báo Israel để hiểu rõ hơn về kẻ thù của mình.
Tiến sĩ Bregman kể, ông Sinwar hiểu người Israel hơn người Israel hiểu ông, vì thế ông có khả năng đánh lừa người Israel và khiến nhà nước Do Thái bất ngờ trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023.
Trong những ngày đầu của Hamas, ông thân thiết với cả hai người đồng sáng lập của nhóm là Ahmed Yassin và Mahmoud al Zahar.
Theo các báo cáo của Israel, ông Sinwar kể, nhà sáng lập Yassin đã ban cho ông một fatwa (một phán quyết trong luật Hồi giáo) để giết bất kỳ ai bị tình nghi hợp tác với người Israel. Sau khi ra tù, ông được giao phụ trách nhánh an ninh nội bộ của Hamas - Lực lượng Majd, chuyên tìm kiếm và thủ tiêu những người bị nghi là điệp viên Israel.
Tiến sĩ Shaikh nói thêm, ông Sinwar, 62 tuổi, là một trong những thủ lĩnh trẻ tuổi nhất của nhóm và là một trong "bộ ba thủ lĩnh Hamas ở Gaza". Do phụ trách hoạt động và chiến lược nên ông Sinwar bị coi là "chủ mưu cuối cùng" của vụ tấn công Israel ngày 7/10/2023.
Mohammed Sinwar
Là em trai của ông Yahya Sinwar, nhà lãnh đạo Hamas này cũng nằm trong danh sách truy nã gắt gao nhất của Israel với mức treo thưởng lên tới 300.000 USD.
Ông Mohammed Sinwar, 48 tuổi, là nhân vật cao cấp trẻ nhất của Hamas. Ông gia nhập Lữ đoàn Qassam năm 1991, từng bị chính quyền Palestine bắt giữ và phải ngồi tù 3 năm.
Sau khi trốn thoát, Mohammed Sinwar trở nên thân thiết với thủ lĩnh quân sự của Hamas Mohammed Deif và phó tướng của ông Deif là Marwan Issa. Có thông tin cho rằng ba người này cùng nhau đứng sau một số vụ đánh bom tự sát chết người ở Israel trong những năm 1990.
Mohammed Sinwar trở thành người đứng đầu Lữ đoàn Khan Younis ở miền nam Gaza vào năm 2005 và nằm trong nhóm chịu trách nhiệm bắt cóc, giam giữ binh lính Israel Gilad Shalit vào năm sau.
Năm 2014, ông Mohammed Sinwar được cho là đã chết sau khi Hamas công bố những hình ảnh dường như là cơ thể đẫm máu của ông. Tuy nhiên, trong cuộc xung đột hiện tại, ông đã xuất hiện trong một đoạn video đang lái xe qua mạng lưới đường hầm của Gaza, nơi ông có khả năng đã ẩn náu dưới lòng đất trong 10 năm qua.
Tiến sĩ Shaikh cho biết: "Một người đàn ông mà hầu hết các nhà quan sát phương Tây cho là đã chết vào năm 2014 dường như vẫn còn sống khỏe mạnh. Một lần nữa, các nguồn tin tình báo của Israel và phương Tây đã bị Hamas qua mặt. Hơn nữa, điều khiến câu chuyện này trở nên giật gân hơn là ông ta đã đóng vai trò lớn trong việc chỉ đạo cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10/2023".
Khaled Meshaal
Khaled Meshaal, 67 tuổi, là một trong những thành viên sáng lập của Hamas và một trong các nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất của tổ chức này. Ông đứng đầu cánh chính trị của Hamas tại Doha cho tới năm 2017 và được coi là một trong những nhà đàm phán chính của nhóm, là người dẫn đầu các cuộc thương thuyết về vụ bắt giữ con tin ngày 7/10/2023.
Ông Meshaal dành nhiều thời gian sống ở ngoài lãnh thổ Palestine, đã tham gia hoạt động chính trị của Hamas ở cả Kuwait và Damascus. Trong thời gian sống ở Jordan, ông đã bị các điệp viên tình báo Israel đầu độc và may mắn sống sót. Ông được những người ủng hộ coi là "người tử vì đạo còn sống".
Tiến sĩ Shaikh cho biết việc chuyển giao quyền lực cho các nhà lãnh đạo ở Gaza đã khiến ông Meshaal "bị đẩy ra ngoài lề", nhưng vẫn là một "nhân vật có ảnh hưởng".
Mahmoud Zahar
Sắp bước sang tuổi 80, ông Zahar là người lớn tuổi nhất trong số các lãnh đạo của Hamas và là một trong những người đồng sáng lập của tổ chức này.
Sinh ra tại Gaza năm 1945, ông theo học đại học tại Cairo rồi trở về làm bác sĩ phẫu thuật. Năm 1988, ông bị Israel giam giữ ngay sau khi Hamas thành lập và được thả vào năm 1992.
Tiến sĩ Shaikh mô tả ông Zahar là "người theo chủ nghĩa Hồi giáo cứng rắn nhất" trong số các nhà lãnh đạo Hamas. "Tôi sẽ mô tả ông ấy là một người theo chủ nghĩa Hồi giáo toàn cầu. Ông ấy nói Chiến dịch Bão Al Aqsa chỉ là khởi đầu và muốn mở rộng sự thống trị của Hồi giáo trên toàn thế giới. Theo nghĩa đó, ông ấy tự coi mình là một người có tầm nhìn xa trông rộng".
Mặc dù là người cực đoan nhất, nhưng do tuổi tác cao nên ông Zahar không phải là mục tiêu chính của Israel và không trực tiếp tham gia vào các hoạt động quân sự hàng ngày của Hamas.
Đã chết: Ismail Haniyeh và Mohammed Deif
Là một thành viên nổi bật của phong trào Hamas vào cuối những năm 1980, Ismail Haniyeh được coi là lãnh đạo chung của nhóm cho đến khi ông bị ám sát vào tháng 7/2024.
Tiến sĩ Shaikh cho biết, ông Haniyeh là lãnh đạo trên thực tế của Hamas tại Dải Gaza từ năm 2007 đến năm 2017. Sau đó, ông chuyển đến Qatar để trở thành người đứng đầu bộ phận chính trị của Hamas, nơi ông chịu trách nhiệm về các cuộc đàm phán ngừng bắn sau khi cuộc xung đột Israel - Hamas mới nhất nổ ra.
Mohammed Deif là chỉ huy trưởng của Lữ đoàn Qassam - cánh quân sự của Hamas kể từ năm 2002. Ông đã giúp thiết kế mạng lưới đường hầm ngầm chạy dưới Gaza và vào Israel.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) xác nhận đã thủ tiêu ông này trong một cuộc tấn công vào Khan Younis, phía nam Gaza vào đầu tháng 7.
Marwan Issa
Marwan Issa là phó chỉ huy Lữ đoàn Qassam của Hamas. Giới chức Mỹ và Israel tin rằng ông này đã thiệt mạng trong một cuộc không kích nhằm vào khu phức hợp đường hầm dưới trại tị nạn Nuseirat ở trung tâm Gaza hồi tháng 3.
Tiến sĩ Shaikh nói, Marwan Issa được cho là một trong những người chỉ đạo chính của cuộc tấn công ngày 7/10/2023 vào nam Israel. Ông Issa đứng đầu danh sách những cá nhân mà Israel muốn loại bỏ vì mối đe dọa gây ra cho nước này.
Nhà lãnh đạo Hamas này đã sống sót sau một vụ ám sát năm 2006, cũng như các cuộc không kích vào nhà riêng của ông ở Gaza năm 2014 và 2021.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn nhấn mạnh, sau gần 30 năm bình thường hóa, thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam – Mỹ đã chứng kiến nhiều bước tiến quan trọng.
Về chính trị, ngoại giao, nhiều chuyến thăm cấp cao được thực hiện, mỗi chuyến thăm đều đánh dấu những bước tiến mới, mở ra những giai đoạn hợp tác mới.
Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt 123 tỷ USD (tăng hơn 270 lần so năm 1995) và trên 61 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2023. Hai nước đạt được nhiều kết quả tích cực trong khắc phục hậu quả chiến tranh, giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không Biển Đông…
Việt Nam và Mỹ triển khai hơn 10 chương trình trao đổi giáo dục, đào tạo, giao lưu văn hoá, số lượng học sinh sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học tăng trưởng vượt bậc, từ con số 800 sinh viên Việt Nam tại Mỹ (năm 1995) lên đến gần 30.000 người (năm 2023).
Trong hơn 10 năm qua, Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam khoản hỗ trợ trị giá hơn 1,8 tỷ USD và nhiều hợp tác trong ứng phó Covid-19. Hai nước phối hợp chặt chẽ trên diễn đàn quốc tế và khu vực cũng như trong xử lý nhiều vấn đề toàn cầu.
Ngày 10/9 đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi hai nước nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, mở ra một giai đoạn lịch sử mới của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Mỹ.
Chủ tịch Phan Anh Sơn cho rằng, những thành tựu đó là kết quả của nỗ lực xuyên suốt cả hai nước trong “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai".
Còn Đại sứ Mỹ Marc Knapper chia sẻ quan hệ Việt Nam - Mỹ 10 năm qua đã phát triển rất tốt đẹp, đánh dấu bằng sự kiện năm 2023 chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, hai bên đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Đại sứ nhấn mạnh, Mỹ hoàn toàn tin tưởng và tôn trọng hệ thống chính trị, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Mỹ cũng tự hào là đối tác của Việt Nam, cùng nỗ lực để đạt được mục tiêu chung, bảo đảm an ninh, thịnh vượng cho người dân hai nước.
Đại sứ tin tưởng sự thịnh vượng, thành công của Mỹ cũng là sự thịnh vượng, thành công của Việt Nam và ngược lại.
Sự "chín muồi" của quan hệ Việt-Mỹ
Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng chia sẻ kỷ niệm năm 2013 ông được tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ, cùng với Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác toàn diện.
"Không có bất kỳ người lạc quan nào trong chúng ta khi đó nghĩ rằng sau 10 năm đến 2023 hai nước nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất. 10 nội dung trong Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Mỹ hứa hẹn tương lai to lớn cho hai nước", ông Hồng nhận định.
Đối ngoại nhân và Hội Việt-Mỹ đã góp phần thay đổi nhận thức của nhân dân hai nước về nhau, bởi quan hệ hai nước rất đặc biệt, có lúc trầm, có lúc thăng.
Hội Việt-Mỹ thành lập năm 1945 ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đây là hội hữu nghị nhân dân đầu tiên của Việt Nam được thành lập, làm công tác vận động, phối hợp với nhân dân Mỹ để làm cơ sở quần chúng, nền tảng xây dựng quan hệ Việt-Mỹ.
Năm 1946, Bác Hồ gửi thư cho Tổng thống Truman bày tỏ mong muốn Việt Nam độc lập, chủ quyền, tự do đồng thời phát triển đầy đủ quan hệ với Mỹ. Ông Hồng chia sẻ, sự kiện hai nước nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất vừa qua đã thực hiện được mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kể lại thời kỳ phá thế bao vây, cấm vận, bình thường hóa quan hệ, ông Vũ Xuân Hồng cho biết khi đó Hội Việt-Mỹ là tổ chức nhân dân duy nhất có thể tiếp cận, vận động nhân dân, xã hội Mỹ ủng hộ Việt Nam. Hội đã tổ chức hàng trăm đoàn người Việt Nam sang Mỹ và người Mỹ sang Việt Nam để tìm hiểu nhau.
TS Bùi Thị Phương Lan, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ (Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam) cho biết bà đến Mỹ lần đầu tiên năm 1993, lúc đó hai quốc gia chưa công nhận nhau. Visa vào Mỹ của bà được đóng trên một tờ A4 và chỉ có thể xin được thị thực ở Moscow hoặc Bangkok. Khi đến nơi bà có những trải nghiệm chưa từng có.
Năm 1994, khi đang học tại Texas, qua tivi nhận được tin Mỹ sắp bỏ cấm vận Việt Nam, bà Lan đã bật khóc. Chặng đường mà hai nước đã vượt qua rất dài, theo bà Lan trong đó giai đoạn 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện có ý nghĩa lớn vì thời kỳ này đã xây dựng nền tảng vững chắc cho sự bình đẳng, tôn trọng, cùng nhau hòa giải quá khứ, xây dựng những lợi ích song trùng cho tương lai.
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến thì chia sẻ khi nói đến quan hệ Việt-Mỹ thì các học giả trên thế giới ngạc nhiên vì sự phát triển nhanh chóng từ "cựu thù" thành "đối tác cao nhất".
Ông Chiến cho biết, đây là điều không ngạc nhiên vì quan hệ hai nước đã đến mức "chín muồi". Để có được kết quả đó là cả một quá trình vừa phải nỗ lực cao vừa phải băn khoăn, trăn trở.
Ông Chiến kể lại một số mốc đáng nhớ như năm 2003 Đại tướng Phạm Văn Trà là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Việt Nam đầu tiên đến thăm Mỹ; Thủ tướng Phan Văn Khải là Thủ tướng Việt Nam đầu tiên thăm Mỹ sau 30 năm kết thúc chiến tranh...Đây là mốc đưa quan hệ hai nước "lên đường ray" hợp tác cùng có lợi.