- Sáu năm đi du học ở 2 điểm đến giáo dục hấp dẫn nhất thế giới, trở về nước để làm người hướng dẫn, truyền cảm hứng cho những người đi sau, chàng trai 24 tuổi Nguyễn Hoàng Giang mang đến cho người đối diện một cảm giác nể phục về quan điểm sống “cho đi” của mình.
|
Giang trong một buổi quay video hướng dẫn tập luyện. Ảnh: NVCC |
Bảng thành tích “khủng” của Nguyễn Hoàng Giang (sinh năm 1992) - Đại diện Việt Nam tham dự Diễn Đàn Trẻ Quốc Tế lần thứ 27 tại Seoul, Hàn Quốc để bàn về y tế thế giới - Học bổng $230,000 trong 4 năm tại Haverford College, Mỹ - Học bổng £47,000 trong 2 năm tại the Royal School Wolverhampton, Anh - Học bổng £40,000 trong 2 năm tại Ruthin School, Anh - Học bổng toàn phần ASSIST trong 1 năm học tại Mỹ - Tham dự World Leadership Conference tại Singapore để bàn về phát triển bền vững cho thế giới và đóng góp viết văn bản để nộp lên United Nations Conference on Sustainable Development tại Rio. - Học bổng toàn phần để tham dự Trại Học Hè Quốc Tế lần thứ 5 tại National University of Singapore và được giải Học viên nổi bật nhất trong trại hè |
Học hết lớp 11 Trường THPT Chuyên ngữ (Hà Nội), Giang nhận được 2 học bổng của Anh: học bổng 47 nghìn bảng cho 2 năm tại The Royal School Wolverhampton và học bổng 40 nghìn bảng cho 2 năm ở Ruthin School. Giang chọn chương trình A-level của Wolverhampton.
Tốt nghiệp trung học, Giang lại tiếp tục nhận học bổng 230 nghìn đô cho 4 năm tại Haverford College (Mỹ). Để đạt được kết quả này, Giang chia sẻ: “Mọi người nhìn vào có thể nghĩ là do em thông minh, năng động, mà không biết những gì em đã làm. Em nghĩ rằng yếu tố giúp em đạt được những kết quả này là nhờ sự chuẩn bị”.
“Em còn nhớ như in hôm em thi học bổng trường đi Anh. Hôm đó có 7 đề luận, thí sinh được chọn 1 trong 7 đề, nhưng hôm đó chọn đề nào em cũng viết được, vì cả 7 đề này em đã viết và sửa rồi” – Giang kể.
Trong 7 đề luận, Giang chọn đề bài “Nếu có một điều em có thể thay đổi ở quê hương thì em sẽ thay đổi điều gì?”
“Bây giờ suy nghĩ của em cũng đã thay đổi nhiều rồi, có thể chỉ còn giữ một vài ý thôi. Bài đó em viết dài lắm, nhưng có một ý là: giáo dục Việt Nam chưa thực sự trân trọng giáo viên, giống như người ta không trân trọng ca sĩ lắm! Ai cũng muốn nghe nhạc hay nhưng không ai muốn trả tiền để nghe nhạc. Bây giờ bảo mỗi lần nghe một bài hát của Bức Tường phải trả 2 nghìn chẳng hạn, chắc chả ai muốn nghe nữa. Giáo viên cũng thế. Ai cũng muốn học kiến thức hay nhưng không ai sẵn sàng trả họ lương cao, hay là cho họ những phần thưởng khác xứng đáng với tâm huyết họ bỏ ra. Thế nên nhiều người không muốn theo nghề giáo viên là vì thế. Mà không có giáo viên tốt thì rất khó để có học sinh giỏi.”
|
Giang trên vách đá Horseshoe Bend (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Còn với Haverford College của Mỹ, chàng trai 9x cũng khẳng định bài luận chính là lý do em được nhận vào trường.
“Em thấy bài luận của em rất hợp với mẫu học sinh của trường. Ở trường em, mọi người rất tự giác học hành. Đi học vì thích chứ không phải vì bằng cấp. Sinh viên thi xong không ai hỏi điểm của bạn kia, không ai hỏi bạn kia làm như thế nào. Quan trọng là mình đấu tranh với chính mình. Đến cuối kỳ, nhiều giáo sư bảo sinh viên cầm đề bài về làm, ngồi bấm giờ 3 tiếng rồi mang lên nộp, rất tin tưởng học sinh. Trong bài luận, em nói rằng từ bé đến giờ em đã tự lực như thế nào, bố mẹ em gần như không bao giờ can thiệp và mọi người đều rất tin tưởng em”.
Khi được hỏi về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ, điểm số có phải là yếu tố quyết định, Giang cho biết: “Có nhiều em điểm kém, thất vọng. Em muốn các em ấy biết rằng điểm số chỉ là một phần của hồ sơ và du học Mỹ cũng chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống có biết bao điều tuyệt vời khác của các em”.
Được chắp cánh nhờ bố mẹ
|
“Bố mẹ truyền lửa cho em nhiều lắm" - Giang chia sẻ. Hoàng Giang chụp cùng bố mẹ. Ảnh: NVCC |
“Nói đúng ra quá trình chuẩn bị hồ sơ của em bắt đầu từ năm 5 tuổi” – Hoàng Giang nói.
Giang cho biết, khi 3 tuổi, bố mẹ em đi học ở châu Âu. Năm tuổi em mới được sống với bố mẹ, trước đó em sống cùng ông bà. Hiện mẹ em đang là giảng viên Học viện Tài chính, bố em cũng là giảng viên đã về hưu.
“Lúc 5 tuổi bố mẹ em đi châu Âu về kể với em rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống của bố mẹ ở châu Âu, cuộc sống bên ngoài rộng lớn như thế nào. Mẹ em cũng hay nói là đi du học giống như một con chim đang nhốt trong lồng bỗng dưng được thả ra, tung bay trên bầu trời rộng lớn. Thế nên, từ 5 tuổi em đã rất thích được đi ra nước ngoài”– Giang kể về sự truyền cảm hứng của bố mẹ.
“Bố mẹ truyền lửa cho em nhiều lắm. Em hay xem những thước băng của bố mẹ đi chơi ở châu Âu. Ngày đấy bố mẹ cũng chịu khó quay, nhìn quang cảnh rất thích, đi ra đường có chim bồ câu… cảnh tượng rất thơ mộng. Ước mơ du học của em bắt đầu từ đấy”.
|
Giang (phải) chụp cùng anh trai tại trụ sở của Google - nơi anh trai hiện đang làm việc. Ảnh: NVCC |
Sự đầu tư của bố mẹ dành cho Giang còn thể hiện ở câu chuyện học tiếng Anh.
“Từ 5 tuổi, bố mẹ đã dạy em tiếng Anh. Lên cấp 2, nhà em thì không có điều kiện nhiều, em nhớ hồi đấy học ở Hội đồng Anh là đắt nhất nhưng từ bé bố mẹ đã luôn dạy em là muốn giỏi phải học từ những người tốt nhất. Vậy nên từ cấp 2 em đã đi học ở Hội đồng Anh. Về sau em mới nhận ra điều đó rất đúng. Nếu mà đã học sai, phát âm sai thì về sau rất khó để sửa lại. Sự đầu tư này rất xứng đáng”.
“Em làm những thứ em thích”
Tốt nghiệp chuyên ngành chính là Kinh tế và 2 chuyên ngành phụ là Toán và Máy tính, trở về Việt Nam, hiện tại những công việc mà Hoàng Giang đang làm dường như chẳng có liên quan gì tới những thứ mà em đã học.
Ngoài công việc dạy các chứng chỉ quốc tế như SAT, TOEFL…, chia sẻ, truyền cảm hứng cho các bạn học sinh có ước mơ đi du học, mới đây Giang còn làm các video trên YouTube nói về chế độ tập luyện thể chất, cách ăn uống, nói về những bài học trong cuộc sống.“Em chỉ muốn chia sẻ những bài học quý báu. Video em nói bằng tiếng Anh. Em muốn ảnh hưởng cuộc sống của nhiều người trên thế giới, và để làm vậy thì phải làm bằng tiếng Anh”.
|
Giang cùng các bạn ở phòng gym. Ảnh: NVCC |
“Em không nghĩ đến sự đánh giá của mọi người. Em làm cái mà em thấy mình đam mê, thấy mình có thể làm tốt và có thể giúp đỡ được nhiều người. Cuộc sống của em đơn giản lắm. Em chỉ có 2 mục tiêu, một là phát triển bản thân, hai là giúp đỡ nhiều người. Thực ra mục tiêu thứ nhất lại giúp mục tiêu thứ hai. Vì nếu em không phát triển bản thân thì em không có gì để giúp đỡ người khác” – Giang chia sẻ quan điểm sống của mình.
Cựu học sinh chuyên ngữ cũng cho biết em đam mê công việc hiện tại nhưng em chưa hài lòng với mức độ hiệu quả của công việc. “Hiện tại em rất thích những gì mình đang làm nhưng em không bao giờ hài lòng. Em luôn muốn trở nên tốt hơn.”
" alt=""/>Câu chuyện khác lạ của chủ nhân học bổng 5 tỷ về nước dạy thể hình
Video bạn thích trên Instagram, một hình ảnh tự đăng lên Facebook, hay thông tin về trường đại học từng tốt nghiệp trên LinkedIn. Bạn có thể nghĩ đó chỉ là những thông tin vô hại trong quá trình sử dụng mạng xã hội.
Tuy nhiên, với những hacker chuyên nghiệp thì tất cả đều là những "vụn bánh mì", có thể tái tạo nên dấu vết của bạn, hoặc sử dụng để lừa gạt những người liên quan.
"Khoảng 60% lượng thông tin tôi cần để tạo ra một kế hoạch tấn công tương đối tốt có thể tìm thấy ngay trên Instagram. Thường thì tôi chỉ cần khoảng 30 phút để tìm đủ các thông tin mình cần", Rachel Tobac, CEO công ty bảo mật SocialProof Security nói với Wall Street Journal.
Mọi hành động đều để lại dấu vết cho hacker
Nhiều người dùng có lẽ đã biết những hành động của họ trên mạng xã hội đều để lại "dấu vết" cho chính mạng xã hội đó khai thác. Đó là cách Facebook kiếm tiền bằng quảng cáo, hay LinkedIn bán gói dịch vụ trả tiền để bạn kết nối với người tuyển dụng tốt hơn.
|
Mạng xã hội thu thập thông tin của bạn, còn hacker lấy thông tin từ chính mạng xã hội đó để tấn công. Ảnh: Wall Street Journal. |
Tuy nhiên, những tương tác của bạn trên mạng xã hội, cùng với các thông tin công khai cũng có thể là nguồn dữ liệu để hacker sử dụng để tấn công bạn hoặc người quen.
"Khoảng 60% lượng thông tin tôi cần để tạo ra một kế hoạch tấn công tương đối tốt có thể tìm thấy ngay trên Instagram", Rachel Tobac, CEO công ty bảo mật SocialProof Security.
Một người thích cún cưng sẽ dễ dàng bị "dụ" bấm vào đường link trong email nói về hội nuôi chó. Người thân hoặc đồng nghiệp cũng có thể bị lừa bấm vào đường link để cùng gia nhập một nhóm chúc mừng sinh nhật cho sếp. Đó là chưa kể những hình ảnh mà bạn đăng công khai đôi khi cũng chứa những thông tin quan trọng như mã định danh công dân.
"Mỗi lượt like trên Facebook hay thả tim trên Instagram đều có thể sử dụng để tạo nên một khung hình khá hoàn chỉnh về bạn và sở thích của bạn", Carrie Gardner, kỹ sư nghiên cứu bảo mật tại Viện công nghệ phần mềm Đại học Carnegie Mellon chia sẻ.
Nguy cơ bị tấn công còn tăng cao sau nhiều sự cố lộ dữ liệu của Facebook, LinkedIn gần đây. Mỗi lần lộ dữ liệu, thông tin của hàng trăm triệu tài khoản đã bị chia sẻ công khai.
|
Mọi dấu vết, hoạt động trên mạng xã hội đều là những "vụn bánh mì" để hacker có thể khai thác. Ảnh: Wall Street Journal. |
Hacker giờ đây cũng không cần đích thân đi khai thác dữ liệu nữa. Họ có những công cụ quét thông tin, vận hành bằng AI, có thể tìm kiếm những lỗ hổng dữ liệu một cách nhanh nhất.
"Chúng ta thực sự có thể tự động hoá toàn bộ quá trình đó với AI. Tội phạm đang ngày càng ứng dụng AI nhiều hơn để tìm kiếm những con mồi ngon ăn", Aaron Barr, Giám đốc kỹ thuật tại công ty phân tích an ninh PiiQ Media nhận xét.
Hãy đối xử với mọi dữ liệu một cách thận trọng hơn
Theo Wall Street Journal, các chuyên gia về bảo mật đều khuyên người dùng nên suy nghĩ cẩn trọng hơn về những gì muốn đăng lên mạng xã hội.
"Mỗi lượt like trên Facebook hay thả tim trên Instagram đều có thể sử dụng để tạo nên một khung hình khá hoàn chỉnh về bạn và sở thích của bạn", Carrie Gardner, kỹ sư bảo mật tại Viện công nghệ phần mềm Đại học Carnegie Mellon
"Nghĩ kỹ trước khi đăng" là lời khuyên rất cơ bản nhưng không bao giờ thừa. Đừng đăng tải những thông tin cá nhân của bản thân hoặc gia đình lên những nền tảng công khai. Chúng có thể là giấy tờ cá nhân, thông tin chuyến đi chơi sắp tới, ảnh người thân, hoặc sản phẩm mà công ty của bạn sắp ra mắt.
Rất có thể bạn đã từng đăng thông tin cá nhân của mình lên mạng mà không để ý, như thẻ nhân viên chẳng hạn. Kể cả tính năng đánh dấu vị trí khi đăng ảnh cũng có thể bị hacker lợi dụng để tấn công.
Rất nhiều người có thói quen viết thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhập lên các tờ giấy dán ở bàn làm việc. Hãy chú ý đến chúng khi chụp ảnh và đăng ảnh mình chụp nơi công sở.
|
Nhiều thói quen chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có thể khiến hacker biết về bạn nhiều hơn mong muốn. Ảnh: Hackernoon. |
Bạn cũng nên tránh chia sẻ email công việc của mình. Hãy tách biệt email công việc với email cá nhân, và chỉ dùng email cá nhân khi đăng ký các dịch vụ mạng xã hội. Mặc dù tính năng giấu email có trên nhiều mạng xã hội như LinkedIn hay Facebook, nhiều người không để ý và vô tình cho mọi người biết được email của mình.
Khi bạn bị lộ email, hacker có thể lợi dụng địa chỉ này để tìm cách tấn công vào toàn bộ hệ thống email, hoặc những người có trách nhiệm ở công ty. Derek Manky, Giám đốc bảo mật của FortiGuard Labs cho biết có những kịch bản can thiệp thanh toán hoàn toàn xuất phát từ những lỗ hổng trên mạng xã hội.
"Những kẻ tấn công có thể rất kiên nhẫn, chờ đợi hàng tháng liền tới thời điểm thích hợp", Rachel Tobac, CEO công ty bảo mật SocialProof Security
Ông Barr cho rằng mỗi người nên tạo ít nhất 4 địa chỉ email. Một cho việc cá nhân, một cho công việc, một cho các nội dung spam và một dành riêng cho mạng xã hội. Nguyên tắc quan trọng nhất là không dùng email công việc cho việc gì khác, và tất nhiên cũng đừng dùng chung một mật khẩu cho tất cả email đó.
Để đảm bảo hơn, bạn cũng nên tránh sử dụng chung một ảnh đại diện cho tất cả tài khoản mạng xã hội. Những công cụ quét mạng xã hội có thể nhận biết được các ảnh giống nhau, và đưa ra kết luận các tài khoản thuộc về cùng một người dù sử dụng biệt danh khác nhau.
Thậm chí, nếu muốn đảm bảo an toàn tốt nhất thì đừng sử dụng ảnh bản thân hoặc người quen làm ảnh đại diện.
"Nếu như bạn không để ảnh đại diện là bản thân, vợ chồng hay con cái thì kẻ tấn công sẽ khó có thể liên kết tài khoản giữa các nền tảng khác nhau", ông Barr nhận xét.
|
Khi đã biết đủ nhiều thông tin về đối tượng, hacker có thể tấn công bằng cách lừa đảo, thường gọi là hình thức phising. Ảnh: MakeUseOf. |
Một lỗ hổng nữa mà ít người để ý là các ứng dụng hẹn hò. Khi làm quen người khác ở đây, bạn có thể dễ dàng chia sẻ những thông tin nhạy cảm của mình hơn. Do vậy, hãy cẩn trọng với những người làm quen qua ứng dụng hẹn hò.
Đối với những mạng xã hội tuyển dụng, bạn cũng nên hạn chế đăng số điện thoại hoặc email công việc của mình lên. Trừ trường hợp cần thiết, đừng đăng những thông tin chính xác như trường từng học hoặc công ty từng làm.
Nếu như đang tìm việc, hãy đăng tải CV trong một thời gian ngắn. Khi đã tìm được việc mới, bạn nên xoá CV đi. Đừng gửi thông tin của mình bừa bãi, mà hãy kiểm tra kỹ người vừa yêu cầu là ai.
"Những kẻ tấn công có thể rất kiên nhẫn, chờ đợi hàng tháng liền tới thời điểm thích hợp", bà Tobac nhận định. Do đó, hãy tạo thói quen kiểm tra lại những gì mình vừa đăng xem chúng có thể trở thành dữ liệu nguy hiểm về sau hay không. Xoá những thứ nhạy cảm đi là rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn không đăng chúng lên từ đầu.
Trên những mạng xã hội hướng đến kết nối bạn bè, bạn cũng nên cẩn thận khi nhận lời mời từ người quen. Rất có thể đó là một tài khoản giả mạo họ, kết bạn chỉ để moi thêm thông tin.
"Lỗ hổng có thể tồn tại ở bất cứ đâu. Mạng xã hội chính là miền tây hoang dã", ông Barr nhận xét.
(Theo Zing)
Hacker đánh cắp và kiếm tiền từ thông tin cá nhân người dùng thế nào?
Dữ liệu cá nhân của bạn như số điện thoại, mật khẩu, địa chỉ, ngày tháng năm sinh... đều là miếng mồi béo bở để hacker kiếm tiền.
" alt=""/>Cách hacker 'đọc' những gì bạn đăng trên mạng xã hội