Xe điện chắc chắn là những mẫu xe tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường nhất khi chúng không phát thải. Thế nhưng, các mẫu xe lọt vào danh sách xe "xanh" của ACEEE lại được đánh giá dựa trên nhiều dữ liệu hơn. Trong đó, tổ chức này sẽ xem xét đến tác động của việc sản xuất, mô hình năng lượng, việc xử lý, tái chế cũng như lượng khí thải liên quan đến việc sản xuất điện.
Dưới đây là 10 mẫu xe sẽ được bán ra thị trường trong năm nay:
Dòng xe "xanh" Hyundai Ioniq đã cán mốc doanh số hơn 60.000 chiếc được bán ra với các phiên bản hybrid, PHEV (plug in hybrid) và xe điện. Vì vậy, không có lý do gì dòng xe này lại vắng mặt trong danh sách mẫu xe "xanh" trên thị trường.
Hyundai Ioniq Electric là phiên bản chạy điện hoàn toàn của dòng Ioniq. Mẫu xe này đứng đầu danh sách xếp hạng với chỉ số thiệt hại môi trường là 0,68 và điểm xanh là 67.
Phiên bản Hyundai Ioniq Blue Hybrid vừa mới được Hyundai ra mắt cách đây không lâu. Đây được xem là phiên bản hiệu quả cao nhất của dòng xe Hyundai Ioniq. Theo đánh giá, phiên bản xe này có chỉ số thiệt hại môi trường là 0,74 và điểm xanh là 63.
BMW i3 2019 sẽ được cải tiến đáng kể trong nội, ngoại thất và được nâng cấp dung lượng pin. Thế hệ mới được kỳ vọng sẽ tiếp tục là mẫu xe điện bán chạy nhất.
BMW i3 có kiểu dáng năng động, chỉ số thiệt hại về môi trường là 0,74 và điểm xanh là 65. Trong khi đó, một tùy chọn với động cơ xăng mở rộng cũng được đánh giá khá cao với số điểm 63.
Theo đánh giá, Honda Clarity Electric có chỉ số thiệt hại về môi trường là 0,76 và điểm xanh là 64.
Mẫu xe chạy điện Honda Clarity Electric trang bị bộ pin lithium-ion 25,5 kWh cung cấp cho động cơ điện công suất 161 mã lực và 299Nm mô-men xoắn cực đại. Nhờ đó, mẫu xe điện này có thể hoạt động trong phạm vi khoảng 143 km cho mỗi lần sạc.
" alt=""/>10 mẫu xe 'xanh' bán ra thị trường năm 2019Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), lừa đảo liên quan đến tình cảm tăng từ 8500 vụ (2015) lên hơn 21.000 vụ (2018). Thiệt hại từ hình thức này cũng tăng gấp 4 lần, từ 33 triệu USD lên 143 triệu USD, cho thấy lừa tình gây thiệt hại nặng nề nhất so với các hình thức gian lận khác. Đơn giản vì, khi đã đặt niềm tin về tình cảm cho người khác, tiền nong bỗng chốc không thành vấn đề.
Chỉ trong năm 2018, FTC tiếp nhận tới 21.368 khiếu nại của người dùng Internet vì bị lợi dụng tình cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung bình các nạn nhân thiệt hại 2.600 USD (khoảng 60,5 triệu đồng), cao gấp 7 lần những hình thức gian lận khác. Việc lừa đảo chủ yếu thông qua ứng dụng, website hẹn hò và thậm chí, chỉ sau vài câu nói trên mạng xã hội.
Tỷ lệ người trong độ tuổi 40-69 bị lừa gạt cao gấp đôi người trong độ tuổi 20. Trong khi đó, những người ở độ tuổi 70 trở lên lại có mức thiệt hại trung bình cao nhất, lên đến 10.000 USD (khoảng 232,6 triệu đồng).
FTC cho biết phần lớn nạn nhân được yêu cầu chuyển tiền hoặc thẻ quà tặng, phương thức thuận tiện và giúp kẻ xấu ẩn danh. Những kẻ lừa tình trên mạng thường nói cần tiền để chữa bệnh hay dùng cho việc khẩn cấp. Để thuyết phục nạn nhân, chúng có vô vàn lý do như đang tại ngũ, ở nước ngoài hay bỗng dưng phá sản nọ kia.
Để tránh bị lừa gạt, FTC khuyến cáo mọi người tìm kiếm ảnh cá nhân để xem người trò chuyện cùng là thật hay giả, không gửi tiền cho những người chưa gặp ngoài đời, cẩn trọng với "thính" thơm...
Theo GenK
" alt=""/>Mặt trái của Valentine: Lừa đảo hẹn hò trực tuyến khiến người Mỹ 'bay' 143 triệu USD