Vụ Đàm Vĩnh Hưng hát ở Mỹ: 'Chưa có chế tài đối với trường hợp này!'

Ngoại Hạng Anh 2025-04-18 10:03:01 9

Chiều 14/11,ụĐàmVĩnhHưnghátởMỹChưacóchếtàiđốivớitrườnghợpnàdt viet nam đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM phản hồi về vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có được phép biểu diễn ở nước ngoài hay không?

01 sv.jpg
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. 

Phía Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM cho biết: "Căn cứ Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Căn cứ Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.

Đồng thời, căn cứ Nghị định số 128/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo. 

Theo đó, tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ có quy định đối tượng áp dụng là:

Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài. 

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. 

Nghị định số 38/2021/NĐ-CP có quy định xử lý đối với tổ chức, cá nhân sử dụng người biểu diễn trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động biểu diễn để tổ chức biểu diễn nghệ thuật quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.

Chưa có quy định xử lý đối với người biểu diễn trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động biểu diễn.

Do vậy, ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) được tổ chức, cá nhân nước ngoài mời hát ở nước ngoài (không trên lãnh thổ Việt Nam) thì chưa có chế tài đối với trường hợp này".

dvh09 .jpg
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn 9 tháng hồi tháng 7. 

Trước đó, tài khoản Facebook của ca sĩ Dương Triệu Vũ đăng tải thông báo về show diễn vào dịp Lễ Tạ ơn, diễn ra ngày 27/11 tại Mỹ. Chương trình quy tụ các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Như Quỳnh, Nguyễn Hồng Nhung… Phía ban tổ chức cũng đăng tải poster với chủ đề đêm nhạc Mùa thu cho em, thời gian và địa điểm diễn ra show. 

Nhiều khán giả thắc mắc rằng việc Đàm Vĩnh Hưng đi lưu diễn nước ngoài liệu có trái với quy định đình chỉ hoạt động biểu diễn của UBND TPHCM? Trước đó, nam ca sĩ bị cơ quan chức năng phạt cấm biểu diễn 9 tháng vì đeo huy hiệu “lạ” trình diễn ở show.

Hồi tháng 7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã ký quyết định xử phạt hành chính Đàm Vĩnh Hưng liên quan đến vụ việc nam ca sĩ biểu diễn với bộ trang phục có gắn một số huy hiệu "lạ" trên thân áo trong liveshow Ngày em thắp sao trời. 

Theo đó, phía cơ quan quản lý ra quyết định xử phạt hành chính đối với Đàm Vĩnh Hưng vì biểu diễn nghệ thuật sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Với vi phạm trên, Đàm Vĩnh Hưng bị phạt với mức tiền là 27,5 triệu đồng. Nam ca sĩ cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động biểu diễn 9 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 9, điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ.

Ảnh, clip: Tư liệu

Đàm Vĩnh Hưng vẫn hát ở Mỹ, liệu có vi phạm quy định 'cấm diễn'?Trong thông báo của ca sĩ Dương Triệu Vũ về show diễn dịp Lễ Tạ ơn ngày 27/11 tại Mỹ có tên Đàm Vĩnh Hưng. Việc Đàm Vĩnh Hưng đi lưu diễn nước ngoài có trái với quy định đình chỉ hoạt động biểu diễn của UBND TPHCM?
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/26a495547.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Zeleznicar vs Jedinstvo, 23h00 ngày 14/4: Khó tin cửa dưới

Bàn về thói quen nuông chiều con quá đà của nhiều cha mẹ Việt, độc giả Van tư chia sẻ:"Chẳng nói đâu xa xôi bên Trung Quốc, ngay ở Việt Nam cũng đầy những kiểu dạy con nuông chiều như thế:

Tôi đi ăn buffet. Trong khi mọi người đứng xếp hàng trật tự để lấy thức ăn, có một cháu bé chen vào trước. Thấy vậy, những người lớn cũng nhường cho bé.Thế nhưng, khi lấy thức ăn, không biết bé ăn được bao nhiêu nhưng cứ lấy cho đầy đĩa. Đến khi về bàn, bé còn khoe với ba mẹ. Cha mẹ bé khen con giỏi. Đây là kiểu dạy con gì? Tôi gặp nhiều trường hợp tương tự.

Câu chuyện thứ hai là về gia đình anh tôi. Hai con của anh đang học Đại học nhưng chúng không biết giặt đồ, không biết nấu một món ăn nào (kể cả mỳ gói). Khi ăn còn phải để bố mẹ gắp thức ăn bỏ vào bát cho. Vậy không hiểu chúng sẽ làm được gì? Tôi qua chơi, ngồi ăn cơm chung, nhìn cảnh vợ chồng anh chăm sóc thái quá cho con lớn mà thấy khó chịu.

Nói chung, do được nuông chiều mà các cháu không biết làm gì ngoài việc tắm rửa, đánh răng. Ngay cả buổi sáng cũng phải để bố mẹ kêu nhắc 5-7 lần mới chịu dậy đi học. Tôi có góp ý nhiều lần nhưng vợ chồng anh chị vẫn bảo thủ "từ từ nó sẽ biết và học hỏi dần". Lỡ may một ngày hai anh chị không còn nữa, không biết hai đứa con sẽ làm gì để sống?

Còn chuyện trẻ con giành đồ chơi của nhau thì muôn màu muôn vẻ. Nhưng có cha mẹ nào khuyên dạy con về việc đó không? Và có rất nhiều chuyện cần các bậc phụ huynh dạy dỗ con cái. Con mình dạy bảo tốt, sau này ra xã hội chúng sẽ nên người. Uốn cây từ lúc còn non chứ già rồi uốn sao được nữa?".

>> Tôi không hiểu sao cha mẹ Việt thấy con ngã đau lại 'đánh chừa' bàn, ghế

Đồng quan điểm, bạn đọc Hoàngcũng rơi vào cảnh dở khóc dở cười với những gia đình quá nuông chiều con cái, đến mức sinh hư: "Căn hộ tầng trên nhà tôi cũng là một điển hình của sự bao biện vì thương con. Trẻ con vốn hiếu động nghịch ngợm. Với cha mẹ, điều này một phần nào đấy sẽ làm chúng ta yên tâm là chúng khỏe mạnh. Nhưng hiếu động ở những đứa trẻ của nhà này đã vượt quá sự cho phép. Ngày nghỉ, nhất là những ngày hè, không cần biết giờ trưa hay đêm khuya, chúng chạy nhảy huỳnh huỵch, kéo ghế, xô ngã đồ vật, la hét tạo nên những âm thanh ồn ào không ngớt. Tôi phải nhờ Ban quản trị tòa nhà nói giúp nhưng họ chỉ lấy cớ "con em nghịch quá", con nít thế này, thế kia... và mọi thứ vẫn đâu vào đấy. Đôi lúc, tôi ước ao có thể dời đi chỗ khác và cực kỳ thèm một khoảnh khắc yên tĩnh".

Cũng bức xúc trước việc các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, độc giả Đinh Thành chia sẻ câu chuyện của bản thân: "Tôi có người em, con dì ruột. Là cậu ấm nên từ nhỏ, cậu em đó đòi gì được nấy. Khi có tiệc, cậu luôn giành ăn những gì cậu thích. Thậm chí, người bố còn đưa cái bát nhờ người khác gắp đồ mà con thích. Khi con mắc lỗi, dì chỉ mắng yêu nhẹ nhàng, khỏa lấp cho qua chuyện, rồi đâu cũng vào đấy. Tôi đặc biệt khó chịu với người em này vì ương bướng, thích gì thì làm, không thích thì cáu kỉnh, đánh người khác".

Chia sẻ về cách dạy con không nuông chiều quá đà, bạn đọcAnh Thưlấy dẫn chứng từ câu chuyện thành công của bản thân:

"Cha tôi là người rất tình cảm, luôn lắng nghe những mong muốn của con cái, xử lý mọi chuyện dựa trên tình cảm. Còn mẹ tôi rất cứng nhắc, những nguyên tắc bà đặt ra chúng tôi nhất định phải thực hiện. Hồi học phổ thông trên thành phố, tôi rất nhớ nhà, khóc sưng mắt đòi bố mẹ cho về trường làng học. Bố mủi lòng đồng ý. Nhưng mẹ tôi thì khác, bà kiên quyết yêu cầu tôi trở về trường. Hay khi vào đại học, bà "giao" cho tôi từng đấy tiền trong một kỳ, yêu cầu tôi phải tự tính toán chi tiêu. Mỗi lần tôi về thăm nhà, cha thường cho thêm một chút. Nhưng khi mẹ biết, mẹ yêu cầu cha tôi không được làm thế. Bà bảo con gái phải tập cách chi tiêu và số tiền bà cho không hề thiếu. Lúc đó, tôi luôn cảm thấy cha thật ấm áp còn mẹ thật hà khắc. Nhưng khi trưởng thành, tôi nhận thấy sự hà khắc của mẹ đã thật sự hình thành nếp sống có nguyên tắc trong tôi".

Độc giả Hien Phamcho rằng cần để con học cách tự lập trước khi bước ra ngoài xã hội:

"Một đứa trẻ cần hiểu yêu thương là đồng cảm, thấu hiểu, chứ không phải cứ được chiều mới là yêu. Tôi nghĩ bố mẹ làm hết là tước đi quyền làm một thành viên trong gia đình, quyền được khẳng định trong gia đình của con. Hãy để con ở nhà làm sai, rồi sửa cho đến khi thành thạo. Chứ để con ra ngoài mới học cách tự xoay sở thì chỉ thêm tốn thời gian hơn. Cái sai ngoài xã hội bao giờ cũng phải trả giá đắt hơn ở gia đình. Một ngườ con được làm việc nhà cùng bố mẹ là đứa trẻ được nuôi dạy hạnh phúc, được tôn trọng, hiểu giá trị lao động để tôn trọng người khác. Người Do Thái dạy con có là giáo sư, tiến sĩ cũng vẫn phải làm việc nhà, tự phục vụ những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Không thể lấy lý do học hành để bao biện việc lười nhác, thiếu trách nhiệm với gia đình".

">

Những cha mẹ nuông chiều con theo kiểu 'từ từ sẽ lớn'

Nhận định, soi kèo Toulouse vs Lille, 0h00 ngày 13/4: Thoải mái tinh thần

友情链接