Trong khi đó, đội khách vừa có sự thay đổi ở vị trí HLV trưởng, nhưng có ngay trận thắng bất ngờ trước Hà Nội ở vòng 11 V-League. Trận thắng này giúp thầy trò HLV Nguyễn Văn Dũng tự tin hơn nhiều nhưng rõ ràng họ có chuyến làm khách rất khó khăn trên sân của Thanh Hoá.
Với lợi thế sân nhà cùng phong độ ấn tượng, Thanh Hoá chủ động chơi tấn công từ đầu. Dù vậy, chính đội khách lại mở tỷ số với tình huống được hưởng 11m ở phút 17. Trận đấu diễn ra rất hấp dẫn, với cả những tranh cãi quyết liệt từ các quyết định của trọng tài. Chung cuộc, Thanh Hoá giành chiến thắng 3-2, kéo dài mạch bất bại lên con số 7.
Thanh Hóa đang hồi sinh mạnh mẽ kể từ khi bầu Đệ trở lại |
Đến khi học cấp 3 tại Trường THPT Việt Nam - Ba Lan, Vũ Hiếu xác định du học Nhật sau khi tham gia một lớp học tiếng Nhật ở trường. Theo dự định ban đầu, sau khi tốt nghiệp, nam sinh sẽ sang Nhật học tiếng và thi vào đại học. Tuy nhiên, sau đó Hiếu quyết định sẽ xin học bổng bằng tiếng Anh và “gap year” nửa năm để tự chuẩn bị hồ sơ.
“Trong khoảng thời gian đó, em tự mày mò học tiếng Anh và thi IELTS đạt 6.5, nghiên cứu về các trường học, tự chuẩn bị hồ sơ du học, tham gia hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu về thủ tục pháp lý, xin visa”.
Kết quả, Vũ Hiếu trúng tuyển vào Trường Tokyo International University với 2 mức học bổng đủ cho nam sinh chi trả học phí và sinh hoạt phí.
Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid 19, nam sinh đã học online gần 1 năm. Đến khi dịch bệnh được kiểm soát, Hiếu ngay lập tức xoay xở làm nhiều công việc khác nhau tại Nhật, từ làm thêm tại cửa hàng tiện lợi, đi dạy tiếng Anh cho đến làm việc ở một số công ty khởi nghiệp ở Tokyo.
Mặc dù mọi thứ dần tốt lên, nhưng chỉ sau 6 tháng đi làm, Vũ Hiếu quyết định dừng lại.
“Khi đi làm tại Nhật, em nhận thấy môi trường ở đây quá già cỗi và đây chưa phải là lúc để có một cuộc sống yên ả, tận hưởng mà thay vào đó nên xông pha học thêm nhiều thứ mới, đẩy bản thân ra môi trường thử thách hơn” - Hiếu kể.
Dù vậy, kinh nghiệm làm việc ở Nhật khiến nam sinh nhận thấy mình hứng thú với khởi nghiệp. Lúc này, qua một người bạn, Hiếu biết đến Tây Ban Nha.
“Em nhận thấy có hơn 20 nước nói tiếng Tây Ban Nha như là ngôn ngữ chính, vì thế nếu hiểu về ngôn ngữ, kinh tế của Tây Ban Nha cũng có nhiều lợi thế trên thị trường lao động”.
Đường đến trường kinh doanh hàng đầu thế giới
Sau một thời gian tìm hiểu, Hiếu nhắm đến ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Kinh doanh IE - 1 trong 2 đại học ở Tây Ban Nha nằm trong top 10 trường đào tạo MBA tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng QS Rankings. Điều thu hút Hiếu là ngôi trường có hệ sinh thái về khởi nghiệp mạnh, mạng lưới rộng khắp. Hơn nữa, cuộc sống sôi động ở Madrid cũng khiến Hiếu tò mò.
Khi biết tin con thích đến Tây Ban Nha, bố mẹ của Hiếu phản ứng rất gay gắt.
“Bố mẹ em sợ rằng em mới sang Nhật mà đã đứng núi này trông núi nọ nên phản đối việc em sang Tây Ban Nha học lại từ năm thứ nhất ” - Hiếu nhớ lại.
Tuy vậy, Hiếu cho rằng có 1 số điều muốn có được thì phải đánh đổi 1 thứ khác nên không ngại xuất phát lần nữa từ con số 0. Thời điểm đó, nam sinh chỉ còn khoảng 3 tuần ngắn ngủi để chuẩn bị hồ sơ xin học bổng.
Trường Kinh doanh IE yêu cầu thí sinh chuẩn bị 2 bài luận, 1 bài giới thiệu bản thân và 1 bài nói về lí do vì sao bản thân xứng đáng nhận học bổng. Trong bài luận đầu tiên, Hiếu bày tỏ suy nghĩ của mình từ những câu chuyện về “phân biệt giới” xảy ra xung quanh mình.
“Mọi người luôn có cái nhìn khá bất công đối với những người thuộc cộng đồng LGBT. Em đã nhắc đến điều đó để viết về sự định kiến giới. Cách em nhìn nó theo hướng tích cực, sống đẹp và tạo nên giá trị từ những dự án cộng đồng” - Hiếu nói.
Trong bài luận thứ 2, Vũ Hiếu kể câu chuyện về chính hoàn cảnh của gia đình.
“Bố em là chiến sĩ ngoài hải đảo, từ nhỏ tới lớn, em phải chuyển nhà, chuyển trường nhiều lần. Chính vì thế, em đã viết về quá trình cố gắng tự thân đảm bảo cuộc sống của gia đình: đi dạy thêm, làm bồi bàn kiếm thêm thu nhập, đồng thời tự trau dồi tiếng Anh. Em thật sự hiểu được tầm quan trọng của con chữ mang đến cho mình”.
Điều khiến Hiếu bất ngờ là hội đồng tuyển sinh của trường IE đã gọi điện cho thầy giáo của mình để xác nhận thông tin. Theo lời Hiếu, trường nhận xét rất thích tư duy và góc nhìn của Hiếu về sự bình đẳng phát triển giới, cách em vượt qua những rào cản, khó khăn trên hành trình tìm thấy sự gắn kết của bản thân với giáo dục. Dự án mở câu lạc bộ luyện nói tiếng Anh online Hiếu tham gia cũng được trường đánh giá cao về tính nhân văn cho phát triển cộng đồng.
Kết quả, Vũ Hiếu đã nhận được email thông báo học bổng 80% cho cá nhân xuất sắc của Đại học IE, top 12% học sinh nhận học bổng nổi bật toàn trường vào chương trình IE Foundation Fellows.
Hiện tại, Vũ Hiếu đang làm quản lý sự kiện cho câu lạc bộ khởi nghiệp của trường và tích cực giúp tổ chức các sự kiện cho chương trình học sinh của quỹ IE, IE Foundation. Trở về Việt Nam nghỉ hè vào cuối tháng 6 này, Hiếu nói mình đã có một năm học tuyệt vời ở Tây Ban Nha và đang ấp ủ khởi nghiệp ở lĩnh vực giáo dục.
“IE nằm trong top các trường đào tạo về kinh doanh tốt nhất thế giới và luôn giúp đỡ sinh viên với mạng lưới làm việc chuyên nghiệp mạnh với các công ty, tổ chức, tập đoàn. Em đặc biệt thích cách học thông qua trải nghiệm của trường. Ngay từ năm thứ nhất, chúng em đã có cơ hội tham gia rất nhiều hoạt động và dự án. Em thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều”.
Với thế mạnh của trường, Hiếu cho biết em dễ dàng tìm được cơ hội thực tập cho một công ty Mỹ có chi nhánh ở Tây Ban Nha. Trường cũng hết sức tạo điều kiện cho em phát triển niềm yêu thích nghệ thuật với các buổi tiệc âm nhạc và các buổi tham quan dã ngoại tới nhiều thành phố.
Trong tương lai, Hiếu mong có thêm nhiều học sinh Việt Nam nhận học bổng của trường và học tập tại đây.
Doãn Hùng
Ảnh: NVCC
Cụ thể, năm 2020, có hơn 82.000 học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập ở TP.HCM. Dù đề thi bám sát chỉ đạo của phòng chuyên môn, theo định hướng không kiểm tra kiến thức máy móc nhưng môn Toán có 48,63% thí sinh có điểm dưới 5, 13,8% đạt từ 8 trở lên. Có 408 thí sinh đạt điểm 10 và 185 thí sinh bị điểm 0 môn Toán. Còn môn Tiếng Anh có 49,27% số thí sinh dự thi có điểm dưới 5, 14% đạt từ 8 trở lên. Trong đó, có 118 bài điểm 10 và 4 bài điểm 0.
Còn năm 2019, TP.HCM có 79.594 thí sinh dự thi, nhưng môn Toán có 39.484 em, chiếm 49,62%, có điểm thi dưới 5. Đặc biệt, có 126 thí sinh bị điểm 0 môn Toán. Còn trước đó một năm (2018), nhiều học sinh cũng nhận xét đề không khó. Tuy nhiên, trong hơn 86.000 bài thi môn Toán chỉ có 42.101 bài từ 5 điểm trở lên, chiếm tỷ lệ 48,54%. Môn thi này cũng có 256 bài bị điểm 0.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM lúc đó nhận định, sở dĩ có kết quả như vậy là do đề thi có nhiều bài toán thực tế, khiến học sinh mất nhiều thời gian đọc đề. Dù vậy, quan điểm của Sở là đề thi đòi hỏi học sinh phải có năng lực giải quyết các bài toán thực tế.
Còn với môn Tiếng Anh, đề thi được đánh giá khá dễ, tuy nhiên điểm thi các năm vẫn tương đương nhau thậm chí năm sau không cao hơn năm trước (trừ năm 2022). Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay đây là vấn đề cần mổ xẻ về chuyên môn. Đề thi dễ là nhận định chủ quan, tuy nhiên đề thi cân nhắc trên ma trận đề. Đề thi đảm bảo sự phân hóa, câu hỏi để học sinh học trung bình có thể làm được 4-5 thì ở ma trận đề có thể nâng lên 5-6.
Năng lực học toán của học sinh đi xuống?
Một giáo viên dạy Toán ở Thủ Đức, cho rằng sở dĩ điểm Toán thấp là do “casio”- tức máy tính cầm tay. Chính điều này làm học sinh không tư duy, dù các em có làm nhiều bài tập nhưng chỉ tính toán vẹt, không hiểu bản chất các con số với phép toán.
Theo ông chính việc học sinh ngày càng phụ thuộc vào máy tính đã kéo năng lực thực tế học toán xuống. “Tôi gặp nhiều học sinh lớp 7 và các em được coi là học sinh giỏi nhưng khi tính nhẩm cộng, trừ thì rất chậm chạp hoặc có thể sai. Các em phải sử dụng máy tính mới làm được bài làm. Khi lên 10 gặp đa thức, hay lấy chữ số đại diện để tính biến đổi thì yếu ngay, thậm chí không làm được bài.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho rằng trong một kỳ thi để tuyển sinh thì khoảng 50% dưới điểm trung bình là điều đương nhiên. Trước đây điểm tuyển sinh là điểm Toán và Ngữ văn nhân hệ số 2 cộng điểm Ngoại ngữ nên nhìn vào thấy khá cao. Còn hiện tại điểm tuyển sinh là tổng điểm 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ không nhân hệ số nên nhìn thấy thấp. Chính cái thấp này khiến nhiều người đặt vấn đề tại sao học sinh giỏi đi thi mà điểm thấp?
Theo thầy Phú, ở đây cần hiểu rằng điểm kiểm tra ở trong lớp và điểm thi tuyển sinh là khác nhau vì tính chất đề ra hoàn toàn khác nhau. Đối với thi tuyển, đề thi phải có sự phân hoá rõ ràng, còn điểm kiểm tra là đánh giá độ thẩm thấu bài học của học sinh đó chính là sách giáo khoa. Do vậy khi nào điểm kiểm tra cũng bám sát chương trình sách giáo khoa ít khi vượt ra khỏi sách giáo khoa.
Dù các phòng GD-ĐT các trường hiện nay có chỉ đạo như thế nào thì khi kiểm tra vẫn bám lấy khung, sách giáo khoa để đánh giá. Mọi thầy cô giáo đều chọn sự “bình yên là dạy đúng chương trình và khi kết thúc năm học thì quỹ thời gian còn lại để ôn tập cho học sinh là không nhiều vì vậy nếu lồng dạy kiến thức thực tế thì việc này dường như là cưỡi ngựa xem hoa.
Theo thầy Phú, như vậy giải pháp đặt ra là nhà trường có đầu tư tài liệu cho thầy cô dạy học và chính thầy cô có tự sưu tầm tài liệu cho chính mình. Thứ hai là các thầy cô có chịu đổi mới phương pháp hay không. Và thứ ba cần làm rõ là dù có đổi mới phương pháp hay cải tiến đề thi thì cũng không thể làm hoàn toàn.
Một đề thi phải có 5 điểm bám sách giáo khoa vì đây là tài liệu duy nhất đang tồn tại để dạy học. Công lao của các em một năm trời học sách giáo khoa mà không ra sách giáo khoa không phải là điều hay. Do vậy 50% sẽ bám sách và em nào học sách giáo khoa sẽ được 5 điểm, còn em nào đầu tư, nghiên cứu, vận dụng sách giáo khoa để giải quyết những bài còn lại. Như vậy học sinh sẽ không có điểm thấp nhưng vấn sẽ phân hoá từ 6 điểm trở lên.
Theo ông Phú đã đến lúc lãnh đạo Sở GD-ĐT và các phòng GD-ĐT nên ngồi lại với nhau để cùng bàn luận. Nếu tháng 6 thi thì thay vì tháng 5 mới kết thúc chương trình thì phải phân kết thúc chương trình vào đầu tháng 6 để giáo viên lồng ghép thực tiến, sáng tạo.
Ở góc độ tuyển sinh, theo thầy Phú đề càng khó việc tuyển sinh càng dễ vì sự phân hoá rạch ròi. Tuy nhiên khi nhìn vào có thể màu sắc không tươi. Một trường top dưới nếu 7-9 điểm/3 môn vẫn trúng tuyển thì màu sắc không sáng. Chính màu sắc này sẽ đặt ra câu hỏi là làm sao dạy, dạy như thế nào với những học sinh chỉ có 3 điểm/môn cũng trúng tuyển. Như vậy quay trở lại ở đây là nghệ thuật ra đề để làm sao 5 điểm là đảm bảo chuẩn kiến thức cơ bản, 6 trở lên là phần hoá kiến thức đời sống.