Apple được cho đã tăng sản lượng iPhone 13 Pro do nhu cầu cao hơn dự đoán. Ảnh: Engadget.
Theo MacRumors, tình hình sản xuất iPhone tại các nhà máy ở Trung Quốc đã cải thiện sau một thời gian gián đoạn do lệnh phong tỏa. Những hạn chế khiến các nhà cung ứng của Apple phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất, đe dọa nguồn cung iPhone, iPad, máy tính Mac và thiết bị điện tử khác.
Ra mắt vào tháng 9/2021, iPhone 13 Pro và 13 Pro Max được nâng cấp nhẹ với màn hình tần số quét 120 Hz, cảm biến camera lớn cải thiện khả năng chụp thiếu sáng, dải khuyết màn hình ngắn hơn và chip xử lý A15 Bionic. Đầu năm nay, Apple giới thiệu thêm phiên bản màu xanh lá cho bộ đôi iPhone 13 Pro.
Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley ước tính nhu cầu với dòng iPhone 13 trong quý I cao hơn kỳ vọng, doanh số toàn cầu tăng 10%. Trong khi đó, JPMorgan cho biết lượng hàng iPhone 13 Pro và 13 Pro Max khan hiếm hơn so với iPhone 13 mini và iPhone 13.
Theo The Elec, sản lượng iPhone của Apple trong quý I là 57 triệu chiếc. Đến quý II, doanh số được dự báo đạt 48-51 triệu, cao hơn so với mức 46 triệu vào quý II/2021.
Đầu tháng 3, Apple ra mắt iPhone SE 2022 với màn hình viền dày 4,7 inch. Tuy nhiên, nhiều nhà cung ứng tiết lộ Táo khuyết đã giảm lượng đơn đặt linh kiện cho 2-3 triệu chiếc iPhone SE 2022 trong quý II do nhu cầu không như kỳ vọng. Một nhà mạng tại Hàn Quốc cho biết nhu cầu dành cho iPhone SE 2022 có thể thấp hơn bản tiền nhiệm.
Apple dự kiến công bố kết quả kinh doanh quý tài chính thứ II (tức quý I/2022) vào ngày 28/4. Ngoài iPhone SE 2022, Táo khuyết đã ra mắt nhiều thiết bị trong quý trước như iPad Air thế hệ thứ 5, máy tính Mac Studio và màn hình Studio Display.
(Theo Zing)
Những chiếc iPhone 13 hàng xách tay từ Nhật Bản hiện có mức giá khoảng 19 triệu đồng, thấp hơn 2 triệu đồng so với máy mới chính hãng.
" alt=""/>Apple tăng cường sản xuất iPhone 13 Pro>>Phút bé trai HN bị ‘tử thần’ mang đi khiến cả nhà hoảng loạn
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Phó trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi TƯ cho biết, trong 1 tháng trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) tăng đột biến, hiện có 20 trẻ đang phải điều trị nội trú.
Không chỉ gia tăng về số lượng, diễn biến các ca bệnh cũng phức tạp và nặng hơn. Ngày cao điểm, tại khoa Hô hấp tiếp nhận 5-10 bệnh nhân nặng, chủ yếu trẻ dưới 6 tuổi.
Cách đây 1 tuần, bệnh nhi K.N (38 ngày tuổi, Sơn La) xuất hiện tình trạng khò khè, sau tim đập nhanh, tổn thương phổi, bé bỏ bú, lồng ngực co rút lại sau mỗi nhịp thở, gia đình chuyển bé xuống BV Nhi TƯ trong tình trạng khá nặng.
Một bệnh nhi bị viêm phổi do nhiễm virus RSV |
Kết quả test nhanh dịch tụy hầu cho thấy bé dương tính với virus RSV. Ngoài thở oxy, bác sĩ chỉ định truyền dịch, chạy khí dung để hỗ trợ đường thở.
Tương tự, trường hợp bé H.A (5 tháng tuổi, Phú Thọ) cũng chỉ có biểu hiện ho húng hắng, sổ mũi, sốt cao. Nghĩ con gái cảm cúm thông thường nên cha mẹ bé tự điều trị ở nhà, kiên trì cho con bú mẹ, uống hạ sốt và dùng thêm các bài thuốc dân gian trị ho.
Tuy nhiên sau 4 ngày, tình trạng của bé H.A ngày một nặng thêm. Khi chuyển đến BV Nhi, bé đã xuất hiện tình trạng khó thở, rút lõm lồng ngực với chẩn đoán viêm phế quản, suy hô hấp độ 2 và dương tính với virus hợp bào hô hấp.
Do suy hô hấp nặng nên trẻ phải thở máy, sau đó thở oxy và điều trị kháng sinh trong suốt gần 1 tháng qua.
PGS Hanh cho biết, virus RSV chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân, xuân - hè nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm bất thường.
Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm thường là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, tuy nhiên với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, trẻ đẻ non, tim bẩm sinh... có sức đề kháng kém dễ bị virus tấn công.
Đáng lưu ý, virus này “ưa thích” tấn công vào đường hô hấp trên nên trường hợp nhẹ có thể là viêm họng, viêm tai giữa, nặng dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh.
Theo PGS Hanh, đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh do virus RSV gây ra nên khi trẻ mắc bệnh, chủ yếu điều trị triệu chứng bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng...
Những trường hợp trẻ tự khỏi vẫn cần theo dõi sát để khi có dấu hiệu nặng lên cần đưa tới cơ sở y tế kịp thời. Riêng các trường hợp bội nhiễm phổi phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, thở oxy.
PGS Hanh khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc cho con uống, vì sẽ không thể biết trẻ nhiễm virus thông thường hay virus RSV. Nếu chủ quan không đưa trẻ đi khám có thể khiến virus RSV lây lan mạnh trong cộng đồng do virus có thể sống vài giờ ngoài không khí.
Các bậc cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn trẻ có thể làm lây lan virus.
Thúy Hạnh
Dù được điều trị bằng kháng sinh và cắt lọc nhưng tình trạng nhiễm trùng hoại tử ngày càng nặng, các ngón tay hoại tử không thể điều trị bảo tồn, phải tháo bỏ.
" alt=""/>Hàng loạt trẻ ngỡ cảm cúm, bất ngờ phải nhập viện thở máyVề nguồn cung bất động sản hạn chế tại tất cả các phân khúc. Số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý III/2022 khoảng 4.123 căn; số lượng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp hoàn thành trong 6 tháng là 13 dự án, với 6.000 căn; số lượng dự án đầu tư hạ tầng thực hiện phân lô, bán nền được chấp thuận mới, đang triển khai và hoàn thành trong quý I/2022 là 232 dự án, với 62.913 ô đất; số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được triển khai, hoàn thành trong quý III/2022 là 9 dự án.
Về giá giao dịch, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền, căn hộ chung cư vẫn giữ ở mức cao đã được thiết lập tại thời điểm cuối quý II/2022 ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lượng giao dịch của thị trường đặc biệt là thị trường thứ cấp.
Số liệu thống kê qua tổng hợp tại các địa phương cho thấy giá giao dịch căn hộ chung cư trong quý III/2022 cơ bản ổn định so với quý trước, giá nhà ở chung cư tại một số khu vực tại Hà Nội, TP.HCM tăng hơn so với quý II.
Giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền trong Quý III có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 2-3% so với quý trước.
Bộ Xây dựng điểm tên một số khu vực có mức giá giao dịch giảm nhiều trong quý như: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu); quận Sơn Trà, Liên Chiểu (Đà Nẵng); TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Báo cáo về tồn kho bất động sản, trong quý III/2022, tổng lượng giao dịch là 51.003 giao dịch, nguồn cung bất động sản có 18.885 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch. Qua đánh giá cho thấy trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao.
Cắt lỗ chỉ đúng với nhà đầu tư ngắn hạn
Đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua, theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, đầu năm 2021, thị trường đón nhận hàng loạt cơn sốt đất trên diện rộng. Số nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản tăng cao chưa từng có, tỷ lệ thuận với lượng tham gia vào thị trường chứng khoán.
Trái phiếu doanh nghiệp nở rộ khiến doanh nghiệp bất động sản chiếm tới 27,7% tổng khối lượng phát hành. Những hiện tượng này đã khiến giá bất động sản lên cao, không phù hợp với nhu cầu của người dân.
Bên cạnh đó, việc giá cả leo thang từ vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, nhân công, giá đất, chi phí vốn... và lạm phát cũng gây áp lực lên giá thành bất động sản.
Tuy nhiên, ở những tháng cuối năm nay, ông Đính nhìn nhận, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều dự án đã điều chỉnh về giá. Giá bất động sản có giảm nhưng vẫn cao gấp nhiều lần so với thời điểm 2018. Cắt lỗ chỉ đúng với nhà đầu tư ngắn hạn.
Nhiều chuyên gia cũng phân tích việc cắt lỗ hiện nay chủ yếu là các chủ nhà đất gặp áp lực về tài chính, cần dòng tiền mặt để cơ cấu lại vốn hoặc đang có khoản vay đến hạn bị nâng lãi suất.
“Thị trường bất động sản hiện không có dấu hiệu khủng hoảng bởi lực cầu rất mạnh và lượng cung yếu tạm thời là bởi cung ít, nhưng chưa phù hợp nhu cầu hiện tại. Nguồn cung trong tương lai là rất nhiều, nhưng đang phải đợi được chính sách điều chỉnh mới có thể cung cấp vào thị trường" – ông Đính nhận định.
Dự báo về thị trường bất động sản trong năm tới, chuyên gia cho rằng, tin vui cho thị trường là cuối năm 2022, Chính phủ đã thành lập tổ công tác gỡ khó cho bất động sản và Luật đất đai sửa đổi đang được đệ trình quốc hội thông qua. Cùng với tín hiệu mới về nới room tín dụng nếu đầu năm 2023 tăng trưởng tín dụng nới lỏng, thị trường cũng theo đà đó mà phục hồi nhanh. Thông qua bức tranh tích cực về tăng trưởng tín dụng và chính sách, bất động sản có thể kỳ vọng thời gian đảo chiều và phục hồi, dự kiến vào khoảng cuối năm 2023.
Chuyên gia dự báo khoảng 40.000 tỷ đồng sắp được bơm vào bất động sảnTheo TS. Cấn Văn Lực, khi Ngân hàng Nhà nước nới room, giả định tỷ lệ vốn tín dụng bình quân dành khoảng 20% cho bất động sản thì ước tính sẽ có khoảng 40.000 tỷ đồng sắp chảy vào thị trường." alt=""/>Giá đất nền nhiều khu vực lao dốc quay đầu giảm mạnh