Nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0
Trẻ nghiện sử dụng các thiết bị công nghệ,ôidạytrẻtrongthờiđạkq bong đá nỗi lo âu của cha mẹ khi nuôi con trong mùa dịch, làm thế nào để định hướng tương lai cho trẻ… là những thắc mắc các bậc phụ huynh thường gặp phải trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Nhằm giải đáp những vấn đề đó, một số cuốn sách của các chuyên gia trong ngành giáo dục, tâm lý được xuất bản, mang đến bài học và kỹ năng thiết thực cho cha mẹ có con trong độ tuổi 2-18.
Một số cuốn sách bàn về cách nuôi dạy, định hướng nghề nghiệp cho con trong thời đại 4.0. Ảnh: T.H. |
Hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ
Trẻ nghiện sử dụng các thiết bị công nghệ sẽ dẫn đến những vấn nạn như thiếu tương tác với các thành viên trong gia đình; rối loạn cảm xúc, hành vi; giảm sút năng lực sáng tạo; ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là thị giác; thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội; hay đòi hỏi...
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ?của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Tác giả lý giải rằng cách người lớn để mặc trẻ vô tư sử dụng điện thoại thông minh có thể gây hại, khiến chúng trở nên vô cảm với thế giới xung quanh và chỉ biết chìm mình trong thế giới ảo.
Theo bà, những thói quen sử dụng smartphone nếu xuất phát từ thuở nhỏ sẽ tạo dựng sở thích lâu dài, đặt nền móng cho hành vi sau này. Do đó, cha mẹ nên tận dụng những năm tháng đầu đời của trẻ để thiết lập thói quen lành mạnh hơn như đọc sách, kể chuyện, cùng làm việc nhà hay tham gia hoạt động ngoại khóa.
Sách Con an toàn, mẹ yên tâm - Chế độ sinh hoạt khoa học cho trẻ thời Covid.Ảnh: Bizbooks. |
Nuôi con thời Covid-19
Đại dịch ập đến, con người đau đầu vì các hệ lụy. Thói quen, sức khỏe, công việc bị ảnh hưởng. Với những đứa trẻ, chế độ dinh dưỡng và nếp sinh hoạt cũng là vấn đề đáng được quan tâm.
Trẻ nhỏ vốn thích chạy nhảy, vui chơi ngoài trời, nay phải ở trong không gian nhỏ hẹp nhiều ngày; học trực tuyến qua màn hình khiến chúng dễ cảm thấy bức bối, khó chịu. Bên cạnh đó, những nỗi lo về thu nhập của cha mẹ cũng có thể tác động khiến trẻ gặp áp lực.
Hiểu được điều này, các chuyên gia tâm lý và giáo dục tại Trung tâm phát triển trẻ em và người khuyết tật Đại học Nữ Ewha (Seul, Hàn Quốc) biên soạn cuốn sách Con an toàn, mẹ yên tâm - Chế độ sinh hoạt khoa học cho trẻ thời Covid. Ấn phẩm dành cho phụ huynh và những đứa trẻ đang cảm thấy áp lực vì dịch bệnh.
Cuốn sách là cẩm nang mỗi bậc cha mẹ cần đọc để kết nối cùng con. Một mặt là để giải phóng sức lao động; mặt khác, thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, an toàn, lành mạnh cho trẻ để cả nhà đều bình an đi qua mùa dịch.
Theo nhóm tác giả, virus Corona gây nên các vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng tâm lý con trẻ khi không được đến trường, tiếp xúc nhiều người vì phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Việc học trực tuyến nhiều khiến nhiều trẻ không tìm thấy hứng thú, mất tập trung, dẫn đến thiếu hiệu quả.
Tìm hiểu được thực trạng đó, các chuyên gia tâm lý nêu phương hướng giải quyết một số mâu thuẫn trong gia đình về vấn đề xung đột quan điểm trong cách nuôi dạy con trong mùa dịch thông qua các bài học rèn luyện tính tự lập, kỷ luật và quản lý thời gian cho trẻ; dạy con những kỹ năng mềm kích hoạt sự sáng tạo, trí thông minh…
Nhóm tác giả cho rằng áp lực thời Covid-19 không chỉ xuất hiện ở người lớn, con trẻ cũng có thể gặp vấn đề căng thẳng tâm lý. Tuy nhiên, với cuốn cẩm nang này, cha mẹ sẽ tìm được cho mình phương pháp nuôi dạy con phù hợp để cùng nhau vượt qua đại dịch.
Sách Gen Z trong kỷ nguyên số: Định hướng tương lai như thế nào?.Ảnh:T.H. |
Định hướng tương lai
Thời đại 4.0 đặt ra nhiều thách thức cho lứa tuổi teen khi định hướng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cho tương lai. Gen Z trong kỷ nguyên số: Định hướng tương lai như thế nào? nêu thực trạng đó.
Khi bất chợt được hỏi về ước mơ tương lai, nhiều bạn trẻ gen Z hiện nay lúng túng trong việc đi tìm câu trả lời.
Trong cuốn sách này, tác giả người Hàn Quốc Yun Kyu Hoon, thông qua cuộc nói chuyện với hơn 300.000 thanh, thiếu niên tại trường trung học, chỉ ra cách làm thế nào để vạch ra con đường tương lai đúng đắn, dù bạn chưa xác định được mình giỏi gì, muốn gì, đam mê gì.
Gen Z ngày nay cần trang bị cho bản thân nhiều kiến thức, tư duy đổi mới, cập nhật. Theo đó, tác giả liệt kê một số nghề nghiệp ưu tiên và kỹ năng mềm cần thiết.
Cuốn sách còn kể những câu chuyện thành công, thất bại của các bạn trẻ. Thông qua bài học thực tế, tác giả gợi mở cách thức để cha mẹ định hình cho con em nghề nghiệp phù hợp trong kỷ nguyên số.
“Chúng tôi đã mở ra những câu chuyện mà mọi người không được nghe trong trường lớp và ở nhà. Độc giả sẽ biết được bí quyết thành công của tiền bối có tuổi tác không chênh lệch là bao so với chúng ta, nhưng họ đã đạt được ước mơ hay trở thành người giàu có đang tận hưởng cuộc sống”, tác giả viết.
Các bà mẹ Nhật quản lý cuộc sống như thế nào?Cuốn sách của tác giả Ichida Noriko đưa ra những bí quyết giúp mỗi người mẹ tận hưởng cuộc sống hạnh phúc trong công việc và nuôi dạy con. 本文地址:http://tw.tour-time.com/html/272f499443.html版权声明本文仅代表作者观点,不代表本站立场。 |
Thông minh nhưng không kiêu ngạo. Đủ rắn rỏi để đồng hành cùng ông, nhưng cũng yêu Thiền đủ để bình tĩnh vượt lên mọi thị phi. Có học thức và độc lập, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng lui lại làm hậu phương cho chồng để xây đắp một gia đình.
Hai chân thì chạm đất nhưng đầu óc có thể phiêu tận chín tầng mây. Đủ khôn ngoan để biết cách quản lý ông, nhưng cũng đủ tự tin để không nhất thiết lúc nào cũng dùng chiêu ấy. Và quan trọng nhất là không thấy phiền khi là một người phụ nữ đẹp, tóc vàng duyên dáng lại có khiếu hài hước mà chỉ thích ăn chay. Tháng 10 năm 1989, sau đổ vỡ với Tina Redse, một người như thế đã bước vào cuộc đời ông.
Nói chính xác hơn, một cô gái như thế đã bước vào lớp học của ông. Jobs đã đồng ý tham gia một trong những bài thuyết trình “Nhìn từ Đỉnh cao” cho Trường Kinh doanh Stanford vào một tối thứ năm.
Laurene Powell lúc đó vừa tốt nghiệp trường kinh doanh, và cô được một chàng trai cùng lớp rủ đến dự buổi thuyết trình này. Họ đến muộn, cả khán phòng không còn một chỗ trống, vậy nên cả hai đành phải ngồi ở lối đi giữa các dãy ghế.
Khi nhân viên đến và yêu cầu họ không được ngồi ở đó, Powell kéo bạn chạy thẳng lên hàng đầu tiên và chiếm luôn hai ghế dành cho khách mời. Một lúc sau, khi Jobs đến, ông được dẫn đến ngồi cạnh cô.
“Tôi nhìn sang bên phải và thấy có một cô gái đẹp, chúng tôi bắt chuyện với nhau trong khi chờ đợi vị chủ tọa nói lời mở đầu”, Jobs nhớ lại. Họ trò chuyện vài câu, và Laurene nói đùa rằng sở dĩ cô ngồi ở hàng ghế này là vì cô vừa trúng số, và phần thưởng là ông sẽ phải mời cô đi ăn tối. “Anh ấy rất dễ thương”, sau này cô kể lại.
Sau buổi nói chuyện, Jobs rời bục diễn thuyết và xuống trò chuyện với sinh viên. Ông trông thấy Powell rời đi, rồi trở lại, đứng lẫn trong đám đông, rồi lại rời đi. Ông đuổi theo cô, nhưng bị thầy hiệu trưởng giữ lại chào hỏi. Sau khi bắt kịp cô ở bãi đỗ xe, ông nói: “Xin lỗi, chẳng phải là cô đã trúng số hay gì đấy sao, tôi phải mời cô đi ăn tối mà?”. Cô cười lớn.
“Thứ bảy được không?”, ông đề nghị. Cô đồng ý và trao số điện thoại. Jobs quay ra lấy xe để chuẩn bị đến nhà hàng rượu vang Thomas Fogarty trên núi Santa Cruz, khu Woodside, nơi nhóm đào tạo bán hàng của NeXT đang tổ chức một bữa tiệc.
Đột nhiên ông dừng và quay phắt lại. “Lúc ấy, tôi nghĩ, ôi, mình sẽ thích ngồi ăn tối với cô ấy hơn là với nhóm đào tạo kia, thế nên tôi quay trở lại chỗ đậu xe gặp cô ấy và hỏi: “Chúng ta có thể ăn tối ngay tối nay không?”. Cô đồng ý. Đó là một buổi tối mùa thu tuyệt đẹp, và họ cùng nhau đi bộ ở Palo Alto, đến một nhà hàng ăn chay nhỏ, St. Michael’s Alley, và ở bên nhau liền bốn tiếng đồng hồ. “Kể từ đó, chúng tôi luôn ở bên nhau”, ông nói.
Avie Tevanian đã ngồi đợi trong nhà hàng rượu vang cùng nhóm đào tạo của NeXT suốt buổi tối hôm đó. “Đôi khi không thể hiểu nổi Steve, nhưng khi nói chuyện với ông ấy, tôi nhận ra có chuyện gì đó đặc biệt đã xảy ra”, ông kể.
Lễ kết hôn giữa Steve Jobs và Laurene Powell. Ảnh: i.pinimg. |
Khi Powell trở về nhà, sau nửa đêm, cô gọi ngay cho bạn thân Kathryn (Kat) Smith, lúc ấy đang ở Berkeley và để lại lời nhắn trên điện thoại: “Cậu không tin nổi chuyện gì vừa xảy ra với mình đâu! Cậu không tin nổi mình vừa gặp ai tối nay đâu!”. Smith gọi lại ngay vào sáng hôm sau và lắng nghe cô bạn kể chuyện. “Chúng tôi đều biết về Steve, anh ấy thu hút sự chú ý bởi vì chúng tôi đều theo học ngành kinh doanh”, cô nhớ lại.
Andy Hertzfeld và vài người khác sau này phỏng đoán chính Powell đã lên kế hoạch hẹn hò với Jobs. “Laurene rất ổn, nhưng cô ấy biết tính toán, và tôi nghĩ cô ấy đã nhắm ông ngay từ đầu”, Hertzfeld nói.
“Bạn cùng phòng của cô ấy nói với tôi rằng Laurene có vài tạp chí đăng ảnh Steve trên trang bìa, và cô ấy đã thề quyết hẹn hò bằng được với anh ta. Nếu quả thực Steve đã bị 'gài', thì điều đó quả là mỉa mai”. Nhưng sau này Powell khăng khăng cho rằng không phải vậy. Cô đến buổi nói chuyện đó chỉ vì bạn của cô muốn thế, thậm chí cô còn không chắc lắm về người sẽ diễn thuyết hôm đó.
“Tôi biết Steve Jobs có tham gia nói chuyện, nhưng thực tế tôi còn nghĩ người trình bày hôm đó là Bill Gates”, cô nhớ lại. “Tôi bị lẫn lộn mấy người này. Đó là năm 1989. Anh ấy làm việc ở NeXT, và điều đó chẳng có gì to tát với tôi. Tôi không hào hức lắm, chỉ là bạn tôi muốn đến đó, thế nên chúng tôi đến mà thôi”.
“Chỉ có hai người phụ nữ trong cuộc đời mà tôi thật sự yêu, đó là Tina và Laurene”, sau này Jobs kể lại. “Tôi từng nghĩ mình yêu Joan Baez, nhưng thực ra tôi chỉ rất thích thôi. Đầu tiên là Tina, và sau đó là Laurene”. […]
Mối quan hệ của họ nhanh chóng trở nên say đắm. “Họ hôn và vuốt ve nhau suốt”, Smith nói. “Anh ta bị cô ấy làm cho mê mẩn. Anh ta còn gọi điện thoại cho tôi và hỏi: ‘Cô nghĩ sao, cô ấy có thích tôi không?’ Tôi rơi vào tình thế khá hài hước, khi được người nổi tiếng gọi điện để hỏi những câu tương tự như vậy”. […]
Cô đã nhận lời cầu hôn của ông vào ngày đầu tiên năm 1990, nhưng trong suốt vài tháng sau, ông không hề đề cập đến chuyện đó. Cuối cùng, Smith hỏi thẳng ông dự định về điều này như thế nào khi họ ngồi cùng nhau trên một mỏm cát ở Palo Alto. Chuyện gì xảy ra vậy? Jobs trả lời rằng ông cần cảm giác chắc chắn rằng Powell có thể thu xếp ổn thỏa khi sống trong thế giới của ông, cũng như với kiểu người như ông.
Đến tháng 9, quá ngán ngẩm vì phải chờ đợi, cô chuyển ra ngoài. Tháng tiếp theo, ông tặng cô một chiếc nhẫn đính hôn kim cương và cô lại chuyển về sống chung với ông.
Tháng 12, Jobs đưa Powell đến nơi nghỉ dưỡng yêu thích của ông, ngôi làng Kona ở Hawaii. Ông bắt đầu đến đây từ chín năm về trước, khi muốn giảm tải căng thẳng vì Apple, ông đã nhờ trợ lý tìm cho mình một nơi để nghỉ ngơi. […]
Ông đã cùng Powell tận hưởng thiên đường đó vào tháng 12 năm đó. Tình yêu của họ đã trưởng thành. Đêm trước lễ Giáng sinh, một lần nữa ông lại tuyên bố, và lần này còn chính thức hơn, rằng ông muốn cưới cô. Không lâu sau đó, một yếu tố nữa đã khiến quyết định ấy nhanh chóng được thực hiện. Chính tại Hawaii, Powell đã có thai. “Chúng tôi biết chắc chắn nơi xảy ra chuyện ấy”, sau này Jobs kể lại kèm một tiếng cười lớn. […]
Vào ngày 18 tháng 3 năm 1991, Steven Paul Jobs, ba mươi sáu tuổi, đã kết hôn cùng Laurene Powell, hai mươi bảy tuổi, tại khu nghỉ Ahwahnee Lodge trong Công viên Quốc gia Yosemite.
">Người bạn đời của Steve Jobs