Diễn ra trong 3 ngày từ 16 – 18/5, khóa đào tạo được thiết kế và giảng dạy bởi các chuyên gia đến từ Công ty Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS). Tham gia khóa đào tạo ngắn này, ngoài việc được cập nhật thông tin về tình hình mã độc, an toàn thông tin mạng tại Việt Nam và trên thế giới, hơn 30 học viên còn có thêm những trải nghiệm thực chiến với các mối đe dọa liên quan đến mã độc. Qua đó, nhân sự làm an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã nắm bắt được kỹ thuật rà soát, xử lý mã độc, webshell cũng như được tiếp cận các kỹ năng phân tích mã độc tiên tiến.
Trao đổi với VietNamNet, Giám đốc Kỹ thuật Công ty NCS Vũ Ngọc Sơn, giảng viên chính của khóa đào tạo cho hay, triển khai khóa đào tạo đầu tiên của VNISA trong năm nay, Ban tổ chức ban đầu khá lo lắng liệu việc dồn khối lượng kiến thức lớn của chương trình đào tạo trong 6 tháng vào 3 ngày có khiến các học viên bị quá tải, gây chán nản.
“Tuy nhiên, thực tế cho thấy các học viên đã rất nỗ lực, chịu khó tìm hiểu, trao đổi, nhất là ở phần thực chiến với môi trường lab. Tôi tin rằng, sau khóa học, các học viên sẽ có thêm sự yêu thích với công việc nghiên cứu, phân tích mã độc. Từ đó, họ có thể tiếp tục rèn luyện tay nghề, bổ sung thêm các kiến thức để có thể áp dụng vào các công việc hỗ trợ, xử lý các sự cố liên quan đến mã độc trong tương lai”, ông Vũ Ngọc Sơn chia sẻ.
Phát biểu tại lễ bế giảng khóa đào tạo, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhận định, áp lực công việc trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng đang không ngừng tăng, khi tất cả các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả người dân đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực an toàn thông tin, ông Trần Đăng Khoa cũng chỉ rõ, để đáp ứng và triển khai tốt công việc, việc học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự làm an toàn thông tin là hết sức cần thiết.
Đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ thêm, theo Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn đến năm 2025, các chuyên gia CNTT, an toàn thông tin định kỳ hàng năm đều được tham gia các khóa học để cập nhật thông tin, kiến thức chuyên sâu về an toàn thông tin.
Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án nêu trên là tổ chức 3.000 lượt đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin cho cán bộ kỹ thuật chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nhà nước và các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia.
Đánh giá cao việc VNISA lựa chọn chủ đề đào tạo về xử lý và phòng chống mã độc, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, số lượng phần mềm độc hại được phát hiện mới ngày càng nhiều, đặc biệt mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền – Ransomware đang là một mối nguy hại mới với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đại diện VNISA, năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 đã và đang chứng kiến tình trạng các cuộc tấn công có chủ đích APT, tấn công mã hoá dữ liệu đòi tiền chuộc, tấn công đánh cắp thông tin người dùng tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Vũ khí mạng được tin tặc sử dụng chính trong các cuộc tấn công kiểu này là tấn công bằng mã độc. Cụ thể, hacker tìm cách xâm nhập vào một máy tính ít được để ý của hệ thống, từ đây hacker sẽ để lại các mã độc nằm vùng nhằm thu thập thêm các thông tin, tài khoản, mật khẩu người dùng, từ đó tiếp tục mở rộng tấn công vào sâu trong hệ thống.
Khóa “Đào tạo nâng cao năng lực về phân tích, xử lý và phòng chống mã độc” là hoạt động khởi đầu cho chuỗi hoạt động nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho các hội viên và đối tác của VNISA trong năm 2023. “Năm nay Hiệp hội sẽ tăng cường hoạt động đào tạo, dự kiến tổ chức ít nhất từ 3 – 5 khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn cho các hội viên. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực làm an toàn thông tin mạng của Việt Nam, từ đó hỗ trợ bảo vệ tốt các thành quả của công cuộc chuyển đổi số quốc gia”, Phó Chủ tịch VNISA Khổng Huy Hùng thông tin.
Hữu Duyên và nhóm PV, BTV" alt=""/>Áp lực với những người làm an toàn thông tin mạng không ngừng gia tăngTheo hồ sơ trên Bloomberg Billionaires Index, Triệu Trường Bằng sinh ra ở Trung Quốc vào năm 1977, sau đó cùng gia đình chuyển đến Canada vào những năm 1980 và lấy bằng khoa học máy tính tại Đại học McGill.
Triệu Trường Bằng thành lập Binance vào năm 2017 tại Thượng Hải (Trung Quốc) và dẫn dắt sự phát triển bùng nổ của công ty trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới.
Là một nhân vật nổi tiếng với quan điểm thẳng thắn trong thế giới tiền điện tử, với 8,7 triệu người theo dõi trên mạng xã hội X, Triệu Trường Bằng trở thành nhân vật giàu có nhất từng được biết đến trong ngành công nghiệp này.
Theo chỉ số của Forbes, giá trị tài sản ròng của Triệu Trường Bằng vào lúc đạt đỉnh điểm khoảng 65 tỷ USD (năm 2022).
Cùng với uy tín và sự giàu có, cũng giống như các công ty tiền điện tử nổi tiếng khác trên thế giới, hoạt động của Binance tất nhiên ngày càng bị giám sát chặt chẽ, bắt đầu phải đối mặt với làn sóng điều tra tội phạm.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Triệu Trường Bằng và Binance đã có nhiều hành vi vi phạm, bao gồm cả việc cố ý cho phép giao dịch với các nhóm chiến binh như Nhà nước Hồi giáo và tại các khu vực pháp lý bị cấm như Triều Tiên và Iran.
Ngày 21/11, Triệu Trường Bằng đã chấp nhận các cáo buộc. Theo tài liệu của tòa án, Binance đã đồng ý trả tổng số tiền phạt gần 4,4 tỷ USD, trong khi bản thân Triệu Trường Bằng sẽ phải trả 50 triệu USD.
Hiện nay, Triệu Trường Bằng đã chính thức từ chức Giám đốc điều hành của Binance. Mặc dù được phép giữ lại cổ phần của mình trong công ty, Triệu Trường Bằng bị cấm tham gia vào hoạt động kinh doanh của Binance.
Tính đến ngày 22/11, giá trị tài sản ròng của Triệu Trường Bằng là 10,2 tỷ USD theo số liệu ước tính của Forbes.
Sam Bankman-Fried
Nếu Triệu Trường Bằng là người giàu nhất và quyền lực nhất trong lĩnh vực tiền điện tử, thì Sam Bankman-Fried lại là người nổi tiếng nhất.
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ là các giáo sư của Đại học Stanford, Sam tốt nghiệp Đại học MIT với bằng vật lý. Năm 2019, Sam thành lập FTX - công ty đã tăng trưởng thần tốc, trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới.
Trong quá trình đó, Sam đã xây dựng hình ảnh của mình với tư cách là đại sứ không chính thức cho ngành công nghiệp tiền điện tử, thường xuất hiện nổi bật trên các phương tiện truyền thông và thậm chí cả trước Quốc hội Mỹ.
Theo Forbes, vào năm 2022, tài sản ròng của Sam có thời điểm trị giá tới 24 tỷ USD.
Tuy nhiên, Sam đã đi trên một lộ trình nguy hiểm - FTX sử dụng tiền của khách hàng để kinh doanh mọi thứ, từ mua bất động sản sang trọng cho đến che đậy những hoạt động rủi ro của quỹ phòng hộ tiền điện tử Alameda Research.
Mọi chuyện sụp đổ khi những thông tin này bị tiết lộ trên các phương tiện truyền thông vào tháng 11/2022. Trong vòng vài giờ, Binance tuyên bố sẽ bán tất cả các token FTX mà mình nắm giữ.
Điều đó đã gây ra sự sụp đổ mang tính thảm họa cho đế chế tiền điện tử FTX và bản thân Sam Bankman-Fried, khiến danh tiếng giờ đây chuyển thành tai tiếng.
Sam bị bắt ở Bahamas vào tháng 01/2023, sau đó vừa bị kết tội vì đã thực hiện ‘một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ’.
Sam phải đối mặt với án tù lên tới 110 năm. Trong phiên tòa xét xử, Sam thừa nhận đã phạm ‘sai lầm’, nhưng luôn phủ nhận việc cố gắng lừa gạt bất kỳ ai.
Do Kwon
Do Kwon đã thành lập Terraform Labs - nền tảng gây chấn động toàn thế giới sau khi sụp đổ.
Là công dân Hàn Quốc, Do Kwon đồng sáng lập Terraform Labs vào năm 2018, phát triển các mã tiền điện tử TerraUSD và Luna. Báo chí Hàn Quốc từng mô tả Do Kwon là một ‘thiên tài’.
Tốt nghiệp đại học Stanford (Mỹ), Do Kwon đã tiếp thị thành công các mã tiền điện tử của mình như một sản phẩm lớn tiếp theo trong lĩnh vực này, thu hút hàng tỷ USD đầu tư và được cường điệu trên phạm vi toàn cầu.
Vào tháng 5/2022, giá trị của những mã tiền điện tử này – được tiếp thị dưới dạng ‘stablecoin’ – đã đột ngột giảm mạnh, xóa sạch khoảng 40 tỷ USD vốn đầu tư và gây ra một làn sóng chấn động đối với giới kinh doanh tiền điện tử.
Dữ liệu ngành cho thấy vụ việc đã gây ra tổn thất hơn 500 tỷ USD trên thị trường tiền điện tử toàn cầu. Các chuyên gia cho biết Do Kwon đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo mô hình Ponzi nổi tiếng.
Sau những phát ngôn phản cảm công khai trên mạng xã hội, Do Kwon rời Hàn Quốc trước khi ‘cơn sóng thần’ ập đến và cố gắng bỏ trốn suốt nhiều tháng trời.
Cuối cùng, Do Kwon bị bắt giữ ở Montenegro sau khi bị phát hiện đang cố sử dụng giấy thông hành giả của Costa Rica để di chuyển bằng máy bay. Do Kwon dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự ở cả Mỹ và Hàn Quốc.
(theo Digitaljournal)
Tóm tắt
Theo đánh giá của HoREA, lĩnh vực này đến nay vẫn không thu hút được lượng lớn doanh nghiệp BĐS tham gia phát triển, mặc dù chính sách dành riêng cho nhà ở xã hội được Chính phủ quan tâm. Nhiều doanh nghiệp xin chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã phải rút lại hồ sơ do chờ đợi quá lâu, trải qua nhiều cấp thẩm định.
Đối với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, theo HoREA cần phải xem xét cho gia hạn thời hạn giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng lên ít nhất 60 tháng (5 năm), tức đến hết ngày 31/05/2018.
![]() |
Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) vừa công bố báo cáo tình hình và kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM,.
Thủ tục rườm rà làm giảm lợi nhuận
Theo đó, kết quả giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội và các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 1,05 đồng/căn hộ, đến ngày 15/9/2015, toàn quốc mới đạt được trên 26% là quá thấp, quá chậm và chưa đạt như kỳ vọng.
Tại Tp.HCM, tính đến cùng thời điểm trên các ngân hàng thương mại đã ký cam kết tín dụng 4.390,55 tỷ đồng với 5.644 khách hàng (gồm 5 khách hàng doanh nghiệp với giá trị 1.208 tỷ đồng; 5.639 khách hàng là cá nhân, hộ gia đình với giá trị 3.182,55 tỷ đồng). Đến nay đã giải ngân được 2.562,85 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,54% gói tín dụng ưu đãi. Trong đó, có 1.921,27 tỷ đồng cho cá nhân, hộ gia đình vay; 641,58 tỷ đồng cho 5 khách hàng doanh nghiệp vay.
Thời gian qua, thành phố đã xem xét, giải quyết cho đầu tư hàng chục dự án nhà ở xã hội mới, cũng như cho chuyển đổi nhiều dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, đồng thời với việc cơ cấu lại căn hộ lớn thành căn hộ vừa và nhỏ. Hiện một số nhà đầu tư trong các khu công nghiệp đang xin chủ trương đầu tư xây dựng dự án nhà ở lưu trú cho công nhân vì đây là một nhu cầu rất lớn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của HoREA, lĩnh vực này đến nay vẫn không thu hút được lượng lớn doanh nghiệp BĐS tham gia phát triển, mặc dù chính sách dành riêng cho nhà ở xã hội được Chính phủ quan tâm. Nhiều doanh nghiệp xin chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã phải rút lại hồ sơ do chờ đợi quá lâu, trải qua nhiều cấp thẩm định.
Một lý do nữa của việc này là dự án nhà ở xã hội phải được kiểm toán, do vậy có một số chi phí thực của doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng không được tính đủ. Lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tính khoảng 10%, do vậy lợi nhuận thực nhận của doanh nghiệp thực tế thấp hơn, thậm chí có trường hợp bị lỗ.
HoREA đưa ra ví dụ: Dự án nhà ở xã hội tại phường Thảo Điền của Công ty Thủ Thiêm có khoảng 1.900 m2 đất được chủ đầu tư mua lại quyền sử dụng đất của dân vào năm 2004 với giá khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá đất theo bảng giá đất của Thành phố tại khu vực này khoảng 12 triệu đồng/m2, giá thị trường khoảng trên 20 triệu đồng/m2, nếu lấy giá cũ 2,5 triệu đồng/m2 của năm 2004 để tính giá thành dự án nhà ở xã hội thì sẽ rất thiệt thòi cho chủ đầu tư, và khó động viên chủ đầu tư tiếp tục tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Đề xuất lập Tổng cục phát triển nhà ở xã hội
Đứng trước thực trạng trên, HoREA kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển nhà ở xã hội để thực hiện Luật Nhà ở 2014. Đặc biệt, cần xác định nguồn vốn tín dụng dài hạn, ổn định để thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Quan trọng hơn hết, HoREA cho rằng cần có cơ quan điều phối cấp quốc gia như mô hình "Tổng cục phát triển nhà ở xã hội" để quản lý và thực hiện hiệu quả chương trình này.
Theo HoREA, do nguồn ngân sách có hạn, đề nghị ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung đầu tư cho 2 chương trình nhà ở xã hội cụ thể là chương trình nhà ở xã hội cho thuê; và chương trình nhà ở xã hội thuê mua (bán trả góp dài hạn).
Đối với loại nhà ở xã hội xây xong rồi bán thu tiền ngay thì nên hoàn thiện cơ chế chính sách riêng để mời gọi các doanh nghiệp, các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia theo phương thức xã hội hóa. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp làm các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Nếu có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiền sử dụng đất, tín dụng, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp... thì còn có thể giảm giá bán loại nhà này cho người thu nhập thấp đô thị, và có thể xem đây là loại hình nhà ở xã hội theo phương thức hợp tác công - tư hiệu quả nhất
Đối với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, theo HoREA cần phải xem xét cho gia hạn thời hạn giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng lên ít nhất 60 tháng (5 năm), tức đến hết ngày 31/05/2018. Lãi suất cho vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng hợp lý nhất là 4% - 4,5% áp dụng cho năm 2016 đối với nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỷ đồng. Đối với nhà ở xã hội thì đề nghị mức lãi suất là 3 - 3,5% để phù hợp với thu nhập phổ biến của các đối tượng và thực tế tình hình kiểm soát lạm phát của Nhà nước.
HoREA kiến nghị giảm bớt thủ tục cho người mua nhà - Theo quy định hiện nay, thời hạn cho vay của gói tín dụng ưu đãi là 15 năm áp dụng cho cả nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Hiệp hội kiến nghị đối với nhà ở xã hội thì thời hạn cho vay là 20 năm thì hợp lý và phù hợp khả năng tài chính của người mua nhà và thông lệ quốc tế. Ân hạn 3 năm đầu người tiêu dùng chưa phải trả lãi vay và nợ gốc; - Đề nghị bổ sung đối tượng: các cặp vợ chồng mới kết hôn; người mới mua căn nhà đầu tiên; người lao động ngoại tỉnh chưa có hộ khẩu thường trú cũng được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng. - Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho phép đối tượng mua nhà ở xã hội cũng không phải chứng minh thu nhập vì trên thực tế khi mua nhà ở xã hội thì người mua đã dùng chính căn hộ này để thế chấp cho hợp đồng mua căn nhà này, và dự án nhà ở xã hội hình thành trong tương lai khi chủ đầu tư bán cho người tiêu dùng vẫn phải thực hiện bảo lãnh ngân hàng theo điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản… |
Theo Nguyên Minh(Trí thức trẻ)
Thông tin rao bán nhà ở xã hội trên mạng: Người dân cần cảnh giác" alt=""/>Vì sao doanh nghiệp BĐS “lơ” đầu tư nhà ở xã hội?