Phụ huynh, học sinh bối rối chọn tổ hợp môn ở lớp 10
Những câu hỏi của phụ huynh
Tuần trước,ụhuynhhọcsinhbốirốichọntổhợpmônởlớtin bóng đá nhà chị Lê Thúy (quận Hà Đông, Hà Nội) đã có một buổi thảo luận sôi nổi về việc lựa chọn tổ hợp các môn học cho cậu con trai vừa trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Trung Văn.
Dù chốt cho con đi theo hướng khoa học tự nhiên, chị Thúy nói thấy bất cập ở ngay trong hướng dẫn lựa chọn tổ hợp các môn học.
“Nhà trường thông báo có 4 lớp định hướng Khoa học tự nhiên với tổng số 160 học sinh.
Nếu như thế này, khi số thí sinh đăng ký vào các lớp định hướng Khoa học tự nhiên nhiều hơn chỉ tiêu trường sẽ làm thế nào? Chẳng nhẽ một số con buộc phải học lớp định hướng Khoa học xã hội không như nguyện vọng?
Mà trường hợp hết chỉ tiêu nhưng con không có năng khiếu học các môn xã hội thì làm như thế nào? Theo tôi, việc này dễ sinh ra cơ chế xin - cho để học sinh vào được lớp này, lớp kia. Nên dù sinh ra lựa chọn nhưng các con thực tế có thể không được lựa chọn do trường không đủ học sinh đăng ký tổ hợp nào đó”, chị Thúy nói.
Nhà chị Nguyễn Thanh Mai, có con trúng tuyển trường top đầu Yên Hòa cũng khá băn khoăn. Định hướng con sẽ học ngành y, nên việc lựa chọn tổ hợp có các môn Lý, Hóa, Sinh nhanh chóng được gia đình quyết định.
Việc lựa chọn của nhà chị Mai tưởng xong mà lại chưa xong, khi môn Lịch sử thành 'bắt buộc', Trường THPT Yên Hòa lại chưa chốt được nhóm các môn lựa chọn.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, cũng cho biết hiện tại việc chia tổ hợp cũng như tư vấn cho học sinh đang tạm dừng. Lý do là chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về môn Lịch sử sau khi có quy định đưa môn học này là bắt buộc thay vì lựa chọn như trước.
'Tính toán' của các hiệu trưởng
Nói về việc chia tổ hợp các môn lựa chọn, ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lomonoxop (Hà Nội) cho hay, với phương án điều chỉnh của Bộ GD-ĐT ở môn Lịch sử, số môn và hoạt động bắt buộc tăng từ 7 lên 8. Bộ cũng dự kiến hướng dẫn các trường xây dựng tổ hợp chỉ 4 môn lựa chọn thay vì 5 như trước đây.
Vì vậy, nhà trường đang phải tính đến việc điều chỉnh giảm 1 môn học trong các tổ hợp 5 môn học lựa chọn đã chuẩn bị, xây dựng trong thời gian qua.
“Sắp xếp thì không quá phức tạp, điều phiền phức là đã thông báo các tổ hợp cũ cho phụ huynh trước khi tuyển sinh.
Sau khi thay đổi môn Lịch sử có cả 2 phần bắt buộc và lựa chọn thì việc cắt giảm môn (ở tổ hợp không có môn Lịch sử) hiện mới được dự kiến, và trường phải chờ sự thống nhất sau khi họp với học sinh và phụ huynh trước khi đi đến quyết định cuối cùng”.
Ông Tùng nêu ví dụ trường hợp có phụ huynh muốn con học môn Hóa học, nay nếu điều chỉnh tổ hợp lại cắt đúng môn đó thì sẽ giải quyết ra sao?
“Nếu phụ huynh và học sinh quyết tâm học môn Hóa học thì sẽ chuyển sang lớp có môn Hóa. Tinh thần của nhà trường là tạo điều kiện tối đa cho học sinh trong khả năng cho phép của trường” - ông Tùng nói và cho hay rất nhiều phụ huynh hỏi và bày tỏ sự băn khoăn về vấn đề này.
Trong khi đó, Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) đã tiến hành tư vấn chọn tổ hợp môn mà không cần đợi hướng dẫn từ Bộ GD-ĐT.
Lý do, như ông Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng nhà trường - giải thích việc đưa Lịch sử trở thành môn học bắt buộc hoàn toàn không phải là “bài toán khó” mà được nhà trường coi như môn học mà “tất cả học sinh cùng chọn”.
“Việc Lịch sử trở thành môn bắt buộc nghĩ một cách đơn giản là giảm số môn học tự chọn trong các tổ hợp mà thôi. Còn số tiết giảm từ 70 xuống 52 thì chỉ cần chờ xem Bộ hướng dẫn giảm những phần nội dung nào. Nếu em nào chọn học Lịch sử chuyên sâu thì nhà trường sẽ lấy phần nội dung cắt giảm để dạy".
Theo ông Phú, điều đáng tiếc là Chương trình giáo dục 2018 được đánh giá tốt nhưng số môn để thực hiện sẽ không được trọn vẹn, đặc biệt là với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục địa phương. Cơ sở vật chất và cả giáo viên của không ít trường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học, ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình mới.
Những “cảnh báo sớm”
Chương trình Lịch sử nếu cắt 52 tiết bắt buộc thì chỉ còn phần nội dung đã được lược bỏ (của 18 tiết). Theo bà Văn Thùy Dương, Phó hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), việc này sẽ khiến mất cân bằng giữa khối lượng kiến thức các môn học lựa chọn.
“Cụ thể, học sinh nào cũng phải học phần bắt buộc 52 tiết của môn Lịch sử, thì phần lựa chọn của môn học này sẽ rất ít.
Như vậy, học sinh có thể chọn môn Lịch sử luôn, thay vì một môn học nào khác, cho việc học trở nên nhàn hạ hơn” - bà Dương nói và cảnh báo việc mất cân bằng và có phần kỳ quặc trong việc lựa chọn.
TS Đàm Quang Minh - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Khối Phổ thông của Tổ chức Giáo dục Equest – cũng nhận định khi Lịch sử trở thành môn bắt buộc, để tiện lợi, chắc các nhà trường sẽ dạy luôn môn Lịch sử đủ luôn để dễ dàng xếp lớp chứ không “dại gì” đi dạy một phần Lịch sử một phần môn khác.
“Tôi cho rằng hai bộ môn Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật sẽ rất ít cơ hội tiếp cận với học sinh khối Tự nhiên.
Tương tự như vậy, với 3 môn Công nghệ, Tin học và Nghệ thuật, khả năng lớn môn Nghệ thuật sẽ có rất ít học sinh theo học. Học sinh thành phố sẽ học Tin học và nông thôn sẽ học Công nghệ” – TS Minh nhận xét.
Theo ông Minh, chủ trương đa dạng hóa chương trình là rất phù hợp, nhưng thành công cần có được sự kiên định và chuẩn bị kỹ lưỡng.
Ông Huỳnh Thanh Phú cũng đưa ra một cảnh báo đáng lưu tâm, đó là việc khi thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông mới mà vẫn tiếp tục áp dụng chỉ thi 3 môn Toán – Văn – Anh trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 sẽ dẫn tới hệ lụy lâu dài.
“Nếu tiếp tục thi vào lớp 10 là Toán – Văn – Anh, đương nhiên trong năm lớp 9 cả học sinh và nhà trường sẽ tập trung vào các môn này mà không dành thời gian cho những môn không thi khác.
Khi tham gia tư vấn cho phụ huynh và học sinh, tôi nhận thấy phụ huynh vẫn có xu hướng chọn các môn để 3 năm sau thi đại học. Trong khi đó, để thi vào lớp 10, lượng kiến thức của các môn như Lý, Hóa, Sinh của một bộ phận không nhỏ học sinh rất mỏng, dẫn đến việc các em ngại học tiếp những môn này ở bậc THPT. Thay vào đó, các em sẽ chọn những môn ở khối xã hội cho dễ để còn thi vào đại học.
“Điều này về lâu dài sẽ dẫn tới thiếu nguồn tuyển cho các ngành khoa học cơ bản và thiếu hụt nhân lực cho lĩnh vực này.
Vì vậy, tôi cho rằng các cấp lãnh đạo nên chú ý đến việc này để có sự thay đổi, sao cho học sinh lớp 9 phải học đều các môn đến khoảng tháng 4 năm sau mới tập trung vào các môn thi lớp 10.
Khi đó, lên bậc THPT, các em mới tự tin lựa chọn và theo đuổi các môn khoa học cơ bản như Lý, Hóa, Sinh chứ không chỉ là những môn xã hội “học thuộc” để tiếp tục phục vụ cho mục tiêu thi vào đại học”.
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Jeddah, 19h50 ngày 23/1: Cửa trên thắng thế
相关文章:
- Soi kèo góc MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
- CEO Apple: Kiện Qualcomm là việc 'cực chẳng đã'
- Xe sang BMW series 7 cũng bị triệu hồi vì lỗi túi khí
- Facebook âm thầm bỏ chú thích với bài viết đã bị chỉnh sửa
- Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn
- Vì sao con người không chịu được quá nhiều muối?
- Xem báo cheetah truyền dạy con tuyệt chiêu hạ gục con mồi
- Nintendo NX sẽ được ra mắt vào năm sau
- Soi kèo phạt góc Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
- Xuất hiện quán net với giá...1000 đồng một tiếng ở Hà Nội
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1: Nỗ lực vượt khó
- VNPT tuyên bố khôi phục xong sự cố đứt tuyến cáp biển AAG
- Việt Nam chính thức được mời tham dự vòng chung kết VainGlory Thế Giới
- [LMHT] Lí do Qiao Gu Reapers bị xử thua trước Edward Gaming ở Bán kết LPL Mùa Xuân 2016
- Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
- Tinh tinh trốn sở thú gây náo loạn khu dân cư
- Tra biển số xe các tỉnh, thành trên mạng như thế nào?
- Microsoft: Windows 7 đã lỗi thời
- Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Karkh, 21h00 ngày 23/1: Thất vọng cửa dưới
- Bạn có biết Captain America đã giết bao nhiêu mạng trên màn ảnh ?
- Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1: Nỗ lực vượt khó
- Nhận định, soi kèo Porto vs Olympiacos, 0h45 ngày 24/1: Chủ nhà sa sút
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà
- Nhận định, soi kèo Dyala vs Al Zawraa, 18h30 ngày 23/1: Củng cố ngôi đầu
- Nhận định, soi kèo Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01: Bản lĩnh nhà vô địch
- Nhận định, soi kèo Huế vs Khánh Hòa, 15h00 ngày 24/1: Bất phân thắng bại
- Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1: Đôi công hấp dẫn
- Nhận định, soi kèo Saint
- Nhận định, soi kèo Sevilla vs Espanyol, 0h30 ngày 26/1: Khôn nhà dại chợ