Nhà sáng lập kiêm CEO của GoPro – Nick Woodman đã làm được một điều rất tuyệt vời khi tạo ra một hướng đi lạc quan hơn cho camera – Camera hành động, trong thời điểm mà ngành công nghệ đang phải vật lộn với việc kết hợp camera và điện thoại. Tuy nhiên những mẫu camera hành động của GoPro không còn hấp dẫn nữa khi mà người dùng chẳng còn mấy mặn mà.
Vấn đề của GoPro là ở chỗ họ đã không có nhiều đột phá trong suốt 16 năm. Dòng sản phẩm của GoPro không có sự thay đổi đáng kể mà chỉ lặp đi lặp lại những mẫu camera nhỏ gọn, doanh thu chủ yếu vẫn đến từ thị trường nội địa. Cụ thể, năm 2004, khi GoPro trình làng camera đầu tiên, sản phẩm nổi bật nhất của Apple khi ấy là iPod. Và giờ đây, khi GoPro vẫn đang giậm chân lại chỗ vơi camera, Apple đang kiếm hàng núi tiền từ iPhone cũng như các sản phẩm khác.
GoPro cũng có một vài nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm nhưng đều thất bại. Năm 2016, hãng này gia nhập thị trường thiết bị bay không người lái (Drone), nhưng chỉ duy trì được trong 15 tháng trong bối cảnh DJI và các hãng drone khác đã và đang thống trị thị trường.
Trái ngược với GoPro, Xiaomi lại không bao giờ chịu đứng yên. Startup Trung Quốc này còn tạo ra hẳn một hệ sinh thái với sự tham gia của nhiều startup nhỏ khác. Các sản phẩm mà Xiaomi cung cấp trải rộng từ smartphone tới nồi cơm điện, máy lọc không khí và thậm chí cả cân điện tử, giày thông minh và camera hành động. Theo thông tin từ Information, Xiaomi sẵn sàng bỏ ra khoảng 1 tỷ USD để thâu tóm GoPro.
Sáng nay 18/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Cục Sở hữu trí Tuệ Việt Nam và Liên minh phần mềm BSA đã tổ chức Tọa đàm "Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề thực thi quyền sở hưu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Hình sự (sửa đổi)".
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, ông Trần Văn Minh, Phó chánh Thanh tra sở VH-TT-DL cho biết phần mềm máy tính là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm nhiều nhất tại Việt Nam. Theo công bố của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA), hiện tỷ lệ vi phạm bản quyền Việt Nam vẫn ở mức 78% vi phạm do nhận thức của tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Con số này đã từng được công bố năm 2015, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa giảm sút.
Trong năm 2017, Bộ VH-TT-DL đã thực hiện thanh tra kiểm tra ở 63 doanh nghiệp, kiểm tra 2.472 máy tính. Trong đó có 54 doanh nghiệp có hành vi vi phạm, sao chép chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu; xử lý vi phạm hành chính 1,6 tỷ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm 20118, thanh tra Bộ VH-TT-DL cũng thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với chương trình máy tính tại 26 doanh nghiệp và xử phạt 750 triệu đồng. Ông Trần Văn Minh kì vọng, với những hình phạt nghiêm khắc hơn được quy định trong Bộ Luật hình sự sửa đổi, tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm máy tính nói riêng và quyền tác giả sẽ giảm từ 78% xuống thấp hơn và ngang bằng với tỷ lệ các nước trong khu vực trong năm tới. Đồng thời, ông Trần Văn Minh cũng cho hay, đã đến lúc các doanh nghiệp cần gấp rút rà soát lại tình hình sử dụng các chương trình phần mềm máy tính của mình và có hành động kịp thời để ngăn chặn, tránh những tổn thất về về tuy tín, tài chính chũng như ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bàn về tình trạng sử dụng phần mềm không bản quyền, ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp cho biết, vấn đề lớn nhất của sử dụng phần mềm lậu là dẫn đến các nguy cơ lớn trong mất an toàn an ninh thông tin.
" alt=""/>Nguy cơ nhiễm mã độc từ những phần mềm không bản quyền