"Lập tài khoản Zalo mạo danh, sử dụng công nghệ AI để giả mạo hình ảnh lãnh đạo cấp cao tại SSI thực hiện các livestream tư vấn đầu tư... Các đối tượng đang ngày càng tinh vi và trắng trợn khi thực hiện hành vi lừa đảo", phía SSI nêu tại thông báo.
Cụ thể, công ty này vừa phát hiện một nhóm chat Zalo mạo danh Chứng khoán SSI và lãnh đạo cấp cao của công ty. Đối tượng lập tài khoản có tên Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI - trên nền tảng Zalo để đưa ra các nhận định, tư vấn.
Ông Nguyễn Duy Hưng bị mạo danh trên Zalo để lừa đảo chứng khoán (Ảnh: SSI).
Từ nền tảng Zalo, đối tượng tiếp tục điều hướng vào nhóm kín trên nền tảng Telegram. Tại đây, đối tượng lừa đảo đã sử dụng công nghệ AI tạo hình ảnh, video giả mạo ông Nguyễn Duy Hưng để tiếp tục tư vấn đầu tư chứng khoán và dụ dỗ nhà đầu tư rơi vào cạm bẫy.
Phía công ty chứng khoán khẳng định, ông Nguyễn Duy Hưng chỉ sở hữu một tài khoản tick xanh duy nhất trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Trang cá nhân tick xanh (đã được Facebook xác minh danh tính) của ông Nguyễn Duy Hưng chỉ sử dụng để bày tỏ các quan điểm cá nhân, không sử dụng để tư vấn đầu tư hoặc tham gia bất cứ hội nhóm nào.
Theo đó, mọi tài khoản cá nhân không có tick xanh và không phải nền tảng Facebook đều không phải trang cá nhân của ông Hưng.
" alt=""/>Dùng AI giả mạo ông Nguyễn Duy Hưng để "lùa gà" đầu tưCú bứt tốc trong chiều 24/9 đã giúp các chỉ số chính phần lớn đóng cửa tại mức giá cao nhất phiên. VN-Index tăng 8,51 điểm tương ứng 0,67% lên 1.276,99 điểm; VN30-Index tăng 9,75 điểm tương ứng 0,74%; HNX-Index tăng 0,94 điểm tương ứng 0,4% và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm tương ứng 0,18%.
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 816,42 triệu cổ phiếu tương ứng 17.881,49 tỷ đồng; trên HNX có 40,31 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 801,42 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 28,06 triệu cổ phiếu tương ứng 411,61 tỷ đồng.
Đồ thị kỹ thuật VN-Index phiên 24/9 (Nguồn: Tradingview).
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã tăng giá. 256 mã tăng và 119 mã giảm trên HoSE; sàn HNX có 89 mã tăng, 56 mã giảm; UPCoM có 161 mã tăng, 101 mã giảm.
Chỉ 3 mã VN30 điều chỉnh nhẹ là PLX giảm 0,1%; BVH giảm 0,3% và VNM giảm 0,3%. Còn lại, rổ chỉ số này có đến 25 mã tăng, trong đó, nhóm ngân hàng tăng giá tốt và được khớp lệnh rất mạnh.
Cụ thể, SSB tăng 3,4%; STB tăng 3,4%; VIB tăng 3,2%; MBB tăng 1,8%; VPB tăng 1,1%; BID tăng 1,1%. Đáng chú ý, khớp lệnh tại VPB đạt 36,7 triệu đơn vị; STB khớp 24,8 triệu đơn vị; VIB khớp 19,1 triệu đơn vị; ACB khớp 12,8 triệu đơn vị. Các mã đầu ngành khác như GVR cũng tăng 1,7%; VHM tăng 1,4%; MWG tăng 1,2%.
Phiên này chứng kiến sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu bất động sản. KBC và LDG tăng kịch trần. Trong đó, KBC tăng trần lên 28.200 đồng, khớp lệnh đạt xấp xỉ 12 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần thanh khoản bình quân trong vòng một tháng qua.
Bên cạnh đó, SGR tăng 3,9%; SZC tăng 3,3%; LHG tăng 2,7%; D2D tăng 2,5%; VPH tăng 2%. Một loạt mã khác đạt mức tăng trên 1% như HDG, DXG, KDH, PDR, VHM, VPI.
Trái ngược với không khí chung, cổ phiếu ITA của Tân Tạo vẫn bị bán tháo rất mạnh. Mã này giảm sàn về mức 2.400 đồng, khớp lệnh đạt 2,8 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn 3,6 triệu đơn vị. Một số mã khác cũng chịu áp lực điều chỉnh là PTL giảm 1,7%; NVT giảm 1,4%; SZL giảm 1,2% nhưng thanh khoản tại các mã này rất thấp.
Phiên này chứng kiến diễn biến hoàn toàn đối lập của 2 mã cổ phiếu bất động sản KBC và ITA. Trong khi cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị thì ITA là mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến (chị gái ông Tâm) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. ITA bị HoSE đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26/9.
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính diễn biến tương đối gay cấn. FIT tăng 4%. CTS, VDS, AGR, FTS đóng cửa tăng hơn 1% nhưng trước đó đều giảm giá. APG và DSE có thời điểm giảm sàn nhưng đóng cửa đã thu hẹp thiệt hại, lần lượt mất 1,2% và 1,6%.
" alt=""/>Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng YếnNiên vụ 2023-2024 thị trường cà phê Việt Nam và thế giới chứng kiến cơn bão giá chưa từng có, lập kỷ lục cao nhất trong vòng hơn 30 năm qua. Điều này khiến sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm 12,7% về lượng nhưng tăng 33% về giá trị so với niên vụ trước đó.
Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), trong niên vụ này (kéo dài từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024), Việt Nam xuất khẩu 1,46 triệu tấn cà phê, kim ngạch đạt gần 5,43 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng 33,1% về giá trị so với niên vụ 2022-2023.
Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu khoảng 138.922 tấn cà phê với kim ngạch trên 526,84 triệu USD, tăng khoảng 36,1% về khối lượng và tăng khoảng 75,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Vicofa, 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có kim ngạch trên 10 triệu USD trong giai đoạn 10/2023-9/2024 là Vĩnh Hiệp, Intimex Group, Louis Dreyfus, Tuấn Lộc Commodities, Simexco Đắk Lắk, Nestlé Việt Nam, Intimex Mỹ Phước, Olam, Volcafe và Sucafina. Trong đó, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp dẫn đầu với kim ngạch đạt hơn 520 triệu USD.
Đáng chú ý, được mệnh danh là "vua cà phê" nhưng Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên - Nhà máy cà phê Sài Gòn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ đứng thứ 16 với kim ngạch đạt hơn 114 triệu USD.
Riêng về xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan, trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này đạt hơn 9,3 triệu USD, đứng thứ 4 về xuất khẩu.
Trước đó, trong niên vụ 2022-2023, Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên - Nhà máy cà phê Sài Gòn cũng chỉ đứng thứ 4 trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan lớn nhất Việt Nam với lượng cà phê xuất khẩu hơn 14.700 tấn, giá trị gần 74,6 triệu USD.
Năm 2024, giá cà phê lập kỷ lục trong vòng 30 năm qua (Ảnh: Minh Hậu).
Hiệp hội đánh giá niên vụ cà phê 2023-2024 là một niên vụ có biến động giá cao và nhanh nhất trong các niên vụ cà phê từ trước đến nay. Nguồn hàng xuất khẩu đã thiếu từ cuối vụ 2022-2023 khiến giá tăng cao liên tục từ đầu vụ. Từ đầu tháng 9/2023 giá đã lên khoảng 63.000 đồng/kg. Thời điểm cao nhất trong niên vụ, giá cà phê đạt ở mức 125.000 đồng/kg.
"Vì vậy đây là một niên vụ gây nhiều khó khăn và rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu", Vicofa đánh giá.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết theo ước tính trong tháng 9, giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mức 5.469 USD/tấn, tăng 65,2% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng, giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 3.897 USD/tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Hãng tư vấn Hedgepoint dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của Brazil sẽ đạt 63 triệu bao, giảm 3 triệu bao so với niên vụ trước. Trong khi đó, sản lượng cà phê của Việt Nam ước tính khoảng 27 triệu bao, thấp hơn dự báo trước đó", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Thị trường cà phê toàn cầu có thể thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, do sự sụt giảm sản lượng tại Việt Nam và Brazil, đồng thời hãng này nhận định giá cà phê sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản trong thời gian tới.
Theo cơ quan quản lý, sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 nhiều khả năng sẽ vẫn giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi. Dù vậy, ngành hàng cà phê Việt Nam sẽ được hưởng lợi về giá.
"TheoBloomberg, giá cà phê Robusta toàn cầu sẽ biến động theo xu hướng tăng mạnh và kéo dài do lo ngại nguồn cung khan hiếm từ Việt Nam. Còn theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê Robusta lên tới 35 triệu bao (60kg/bao) vào năm 2040", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích cà phê của Việt Nam là 709.041ha. Tuy nhiên, những năm gần đây (trước 2022) giá cà phê xuống quá thấp nên người nông dân một số vùng đã chuyển đổi cây trồng sang sầu riêng và các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
" alt=""/>Mệnh danh "vua cà phê", Trung Nguyên đứng thứ mấy về xuất khẩu?