Nhận định, soi kèo Al
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/29f495576.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4: Hy vọng mong manh
Trụ sở Công ty Tencent ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN">
Tập đoàn công nghệ Trung Quốc trình làng 3 loại chip bán dẫn mới
Kết quả phẫu thuật tốt, thậm chí vượt mong đợi này có được là nhờ phương pháp điều trị ung thư xương đột phá, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam: Sử dụng ni tơ lỏng để diệt tế bào ung thư xương.
“Mảnh xương có khối u được cắt ra và làm sạch bằng ni tơ lỏng, loại bỏ hết tế bào ung thư rồi sau đó ghép lại vào đúng vị trí cũ. Do đó, bệnh nhân không phải cắt cụt chi, không phải sử dụng xương nhân tạo, sau phẫu thuật sẽ đi lại được bình thường và hầu như không có biến chứng”, GS. TS. BS Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec, giải thích về ca mổ được thực hiện tại Vinmec vào tháng 10/2021 nhưng đã được nung nấu từ hơn chục năm trước.
Nấc thang mới của y học Việt Nam
Từ những năm 2010, khi làm nghiên cứu tại Nhật, GS Dũng đã biết đến phương pháp sử dụng ni tơ lỏng diệt khối u và bảo tồn xương. Thay vì bỏ đi đoạn xương có chứa khối u như thông thường, các bác sĩ làm sạch rồi ngâm xương trong dung dịch ni tơ lỏng (ở nhiệt độ -196oC). Dưới tác động của ni tơ lỏng, nước trong tế bào đóng băng dưới dạng tinh thể có bề mặt sắc nhọn, có khả năng phá vỡ cấu trúc màng tế bào, gây chết tế bào ung thư. Trong khi ở nhiệt độ này, các thành phần protein, enzym, canxi, phospho... được bảo tồn, nên khung xương cấu tạo từ canxi vẫn được giữ nguyên.
Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như: người bệnh không phải mất thời gian đợi chờ xương đồng loại hay chờ sản xuất dụng cụ cấy ghép nhân tạo mà có thể phẫu thuật sớm; xương tự thân nên sẽ dần liền lại theo cơ chế tự nhiên và bền vững hơn so với xương nhân tạo. Ngoài ra, phương pháp này rất thích hợp với những bệnh nhân nhỏ tuổi. Theo thời gian, xương của các em còn phát triển, giữ được xương ban đầu tối ưu hơn nhiều so với sử dụng vật liệu nhân tạo titan, hợp kim, vật liệu y sinh... không tự phát triển khi cơ thể trưởng thành.
Với những ưu điểm trên, phương pháp này đã giúp cho 90% bệnh nhân liền xương trong năm đầu tiên. Nhiều bệnh nhân ung thư xương ở Nhật sống khỏe mạnh sau 20 năm. Hiện tại, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp này.
Đặc điểm chung của những nơi áp dụng thành công phương pháp này là có một ekip phẫu thuật chỉnh hình mạnh, đồng thời còn có sự phối hợp tốt của chuyên khoa ung thư, cùng các phương tiện chuyên dụng và chuyên gia xử lý mô trong môi trường ni tơ lỏng ở phòng mổ. Những điều kiện ngặt nghèo này hoàn toàn có thể được đáp ứng tại Vinmec nhờ đội ngũ chuyên gia tại Ngân hàng Mô đang hàng ngày sử dụng ni tơ lỏng để bảo quản hàng trăm nghìn mẫu mô các loại.
Theo thống kê, 90% bệnh nhân ung thư xương ở Việt Nam ở độ tuổi trẻ. Do đó, bác sĩ thường cố gắng mổ bảo tồn chi, để khi ổn định sức khỏe, các em vẫn có thể đi lại. Chỉ những trường hợp muộn như giai đoạn III, tế bào ung thư đã di căn, bác sĩ mới bắt buộc phải cắt cụt hoàn toàn chi.
Từ thành công với ca ung thư xương đầu tiên sử dụng ni-tơ lỏng, Trung tâm CTCH&YHTT Vinmec tiếp tục điều trị cho nhiều bệnh ung thư xương khối u đầu dưới xương chày và xương mác với kết quả đều đạt được như mục tiêu đề ra. Đồng thời, Trung tâm cũng sẽ nghiên cứu để áp dụng phương pháp này trong điều trị ung thư xương ở các vị trí khác như xương đùi, xương cánh tay. Với việc tiên phong ứng dụng các công nghệ điều trị tiên tiến nhất thế giới, Vinmec không chỉ thắp sáng hy vọng cho các bệnh nhân ung thư xương, mà còn khẳng định vị thế “cái nôi” của những công nghệ mới, góp phần đưa y học Việt Nam phát triển lên một nấc thang mới.
Thế Định
">Bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam điều trị ung thư xương ni tơ lỏng hồi phục thần kỳ
Bộ Y tế xin ý kiến về 2 tình huống ứng phó dịch Covid
Soi kèo phạt góc Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4
Trước đó, ngày 23/12/2019 Sở Xây dựng đã có công văn đề nghị UBND 24 quận huyện báo cáo, tổng hợp tình hình khiếu nại, tranh chấp phát sinh tại nhà chung cư trên địa bàn cũng như những khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên đến nay có 3 địa phương không báo cáo, đó là UBND quận 3, UBND quận 8 và UBND huyện Bình Chánh.
Hiện trên địa bàn TP.HCM có 1.401 nhà chung cư. Quận 5 chiếm đa số với 245 chung cư, tiếp đó là quận 1 với 192 chung cư, quận Bình Thạnh có 155 chung cư… Hai địa phương không có chung cư là huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi.
Toàn thành phố hiện có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975. Trong đó có 15 chung cư cấp D (cấp nguy hiểm) và đã tháo dỡ 9 chung cư cũ. Đa số là chung cư cũ được xây dựng thấp tầng, số lượng căn hộ ít và không có thang máy nên hầu hết không thành lập ban quản trị mà chỉ hoạt động theo mô hình tự quản.
Trên địa bàn TP.HCM đã có 15 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 được tháo dỡ. |
Về bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, Sở Xây dựng cho biết trên địa bàn thành phố hiện có 194 chủ đầu tư đã và đang thực hiện bàn giao. Một số chung cư chung chưa có ban quản trị vì chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư để quản lý vận hành chung cư; để quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung; để sử dụng diện tích sở hữu chung.
Những tranh chấp, khiếu nại chủ yếu xảy ra tại các chung cư, đó là tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng chung – riêng; bàn giao phí bảo trì; bàn giao hồ sơ nhà chung cư; chủ đầu tư xây dựng không phép, tự ý chuyển đổi công năng một số hạng mục, chậm lập thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua căn hộ.
Theo ông Lê Trần Kiên – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, việc quản lý các chung cư trên địa bàn có khó khăn là một số chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị. Không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, gây khó khăn cho việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng công trình dẫn đến các ban quản trị gửi đơn khiếu kiện, khiếu nại nhiều nơi.
Ngoài ra, việc tranh chấp quyền sở hữu đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư vẫn diễn biến phức tạp. Một số chủ đầu tư chưa nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã bàn giao căn hộ đưa cư dân vào ở.
Về nội dung cưỡng chế những chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị, Sở Xây dựng kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật theo hướng các bên khởi kiện tại toà án theo pháp luật về tố tụng dân sự. Về lâu dài, nên bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư như hiện nay.
“Việc hình thành quỹ bảo trì phần sở hữu chung của từng chung cư sẽ do ban quản trị chung cư thu của các chủ sở hữu nhà chung cư trong quá trình quản lý, sử dụng theo tỷ lệ phần trăm do hội nghị nhà chung cư quyết định” Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị.
- Dự án đầu tư cụm 8 chung cư lô số Cư xá Thanh Đa khi hoàn thành sẽ là khu nhà ở hiện đại với các chung cư cao từ 38 - 45 tầng, trong khi đó hàng ngàn hộ dân sẽ bị giải toả, di dời.
">Nghìn tỷ bị chiếm dụng, kiến nghị không giao chủ đầu tư thu phí bảo trì
Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, nếu muốn dùng chung các trạm thu phát sóng (BTS) mới, các nhà mạng cần tiến hành làm mẫu khoảng 20 - 30 trạm để xây dựng mô hình hợp tác, sau đó mới triển khai rộng.
Ông Huỳnh Quang Liêm cho biết, để thực hiện việc dùng chung cơ sở hạ tầng với các nhà mạng theo như thỏa thuận đã ký kết với Viettel, MobiFone và Gtel, VNPT đã chỉ đạo các đơn vị của mình lên phương án triển khai. Đến thời điểm này, các nhà mạng đã trao đổi các dữ liệu về các trạm thu phát sóng của nhau, từ đó có kế hoạch phát triển tiếp.
Thời gian qua, VNPT có đặt vấn đề phát triển các trạm thu phát sóng mới dùng chung hạ tầng với Cục Viễn thông (Bộ TT&TT). VNPT đề xuất nếu muốn triển khai tốt việc dùng chung hạ tầng này, các nhà mạng cần tiến hành làm mẫu khoảng 20 - 30 trạm để xây dựng mô hình hợp tác, sau đó mới có thể triển khai rộng được. "Nếu chúng ta chỉ dựa vào dữ liệu của nhau thì sẽ khó có thể xây dựng các trạm thu phát sóng mới dùng chung vì đặc thù mỗi trạm này lại có những vấn đề khác nhau. Vì vậy chỉ khi triển khai theo các tình huống thực tế, các nhà mạng mới có thể thống nhất phương án xử lý và triển khai đồng loạt", ông Huỳnh Quang Liêm lý giải.
Ông Huỳnh Quang Liêm cho biết, nếu cả 4 nhà mạng cùng đồng loạt triển khai dùng chung hạ tầng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, đặc biệt là đối với các trạm thu phát sóng mới. Việc đầu tư cho một trạm thu phát sóng mới có thể dùng chung hạ tầng sẽ tăng chi phí lên khoảng 20 - 30% cho mỗi trạm, nhưng có thể phục vụ cho tới 2 - 3 nhà mạng. Như vậy, nếu triển khai với con số khoảng hàng nghìn trạm thu phát sóng mới thì sẽ tiết kiệm rất lớn cho các nhà mạng.
Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo hiệu quả và mỹ quan môi trường, một lợi ích nữa của việc dùng chung trạm thu phát sóng mới là có thể giúp cho các nhà mạng triển khai mạng lưới rất nhanh. Đây vốn đang là khó khăn rất lớn của các nhà mạng hiện nay.
Theo đánh giá của Cục Viễn thông, trước đây, việc các doanh nghiệp viễn thông thiếu chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động không những làm giảm hiệu quả đầu tư, gây khó khăn trong công tác phát triển, xây dựng hạ tầng của chính doanh nghiệp viễn thông mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến cảnh quan môi trường, an toàn của người dân.
Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết: Các doanh nghiệp viễn thông cần triển khai hạ tầng rộng khắp, nhưng cũng cần tối ưu hóa đầu tư. Trước đây, một số doanh nghiệp viễn thông cũng đã có những thoả thuận chia sẻ hạ tầng. Tuy nhiên, vấn đề chia sẻ sử dụng chung giữa các đơn vị vẫn chưa thực chất, dẫn đến hạ tầng không đồng bộ và ảnh hưởng đến mỹ quan, đặc biệt ở các vùng đô thị. “Chủ trương của Bộ TT&TT là cần đẩy mạnh việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp", ông Cường chia sẻ thêm.
Cục Viễn thông khẳng định, việc ký kết thỏa thuận chia sẻ sử dụng chung vị trí trạm thu phát sóng giữa các doanh nghiệp viễn thông là một trong số các kết quả đạt được từ đầu năm 2020 đến nay. Việc ký thỏa thuận cũng khẳng định sự quyết tâm của các doanh nghiệp này trong việc triển khai các chính sách, biện pháp dùng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động như cột ăng ten, nhà trạm BTS. Từ đó, góp phần tiết kiệm ngân sách cho nhà nước cũng như các doanh nghiệp viễn thông.
Việc ký kết thỏa thuận này sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp triển khai hạ tầng, giảm chi phí đầu tư phát triển hạ tầng. Đồng thời việc này sẽ là mô hình tốt để các doanh nghiệp viễn thông, các địa phương tham khảo và cùng triển khai trong thời gian tới.
Thái Khang
Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc VNPT cho biết, không chỉ dùng chung trạm thu phát sóng, VNPT muốn sử dụng hạ tầng thiết bị 5G với cả các nhà mạng để tối ưu hiệu quả đầu tư, phục vụ khách hàng tốt hơn.
">VNPT đề xuất làm mẫu mô hình trạm BTS dùng chung
Liên quan đến 17 dự án của 4 doanh nghiệp (DN) ở Bình Dương đang được Cục CSĐT Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an xác minh dấu hiệu sai phạm trong việc phân lô bán nền và thực hiện dự án, ông Trần Thanh Liêm – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành cung cấp hồ sơ theo yêu cầu.
17 dự án đang bị điều tra thuộc 4 DN, gồm: Công ty TNHH BĐS Phú Hồng Thịnh (Công ty Phú Hồng Thịnh), Công ty TNHH Quản lý Đầu tư phát triển đô thị Việt Nam (Công ty Quản lý đầu tư VN), Công ty CP Phú Gia Khiêm Land và Công ty TNHH TMDV BĐS Phú Phong. Tất cả 4 DN này đều do bà Phạm Thị Hường và người thân làm chủ.
Từ việc Bộ Công an thu thập hồ sơ để điều tra dấu hiệu sai phạm trong việc phân lô bán nền tại 17 dự án nói trên đã hé lộ những khuất tất trong việc thu hồi đất, giao đất “thần tốc” của UBND tỉnh Bình Dương cho nhóm DN gia đình nữ đại gia Phạm Thị Hường.
Dự án phân lô bán nền của nhóm DN gia đình bà Hường làm chủ đầu tư ở phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An. |
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, 17 dự án liên quan đến gia đình bà Hường toạ lạc tại những vị trí đắc địa của TP. Thuận An và TP. Dĩ An, tổng số lượng lên đến hàng ngàn nền đất. Như dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh (đánh số thứ tự từ 1 đến 10); Phú Hồng Khang (3,4ha); Phú Hồng Lộc (2,5ha); Phú Hồng Phát (2,7ha); Phú Gia Huy (3,7ha); Phú Gia (2,6ha); chung cư Phú Hồng Thịnh (0,6ha)…
Từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã thu hồi đất, giao đất và cho nhóm 4 DN của gia đình bà Hường chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện hàng chục dự án phân lô bán nền. Hầu hết các khu đất này có nguồn gốc là đất nhà máy, xí nghiệp thuê đất của Nhà nước để sản xuất, thậm chí có trường hợp đất công cũng bị thu hồi để giao cho DN.
Đơn cử như khu đất 5,3ha của Công ty CP Cơ khí Xây dựng Công trình 623 tại phường Bình An, TP. Dĩ An đã bị UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định thu hồi vào ngày 28/6/2017 để giao cho Công ty Phú Hồng Thịnh thực hiện dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh VI.
Hay tại phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An, hơn 100m2 đường đất do UBND phường quản lý cũng bị thu hồi để giao cho Công ty Phú Hồng Thịnh làm dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Khang.
Sau khi “thâu tóm” những khu đất đắc địa này, các DN do gia đình bà Hường làm chủ đã xin chuyển mục đích dử dụng đất để phân lô bán nền. Những thủ tục này được cơ quan quản lý ký duyệt nhanh chóng, chủ yếu trong năm 2018.
“Biến” đất nhà ở xã hội thành đất thương mại
Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích tại các đô thị loại 3 hoặc quy hoạch từ loại 3 trở lên, chủ đầu tư phải dành 20% tổng diện tích đất đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tại một số dự án do DN gia đình bà Hường làm chủ đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương lại “ưu ái” một cách bất thường.
Như tại dự án Khu nhà ở thương mại Phú Gia Huy ở phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An quy mô 3,7ha do Công ty Phú Hồng Thịnh làm chủ đầu tư. Sau khi giao đất và cho chủ đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất vào tháng 12/2018, đến tháng 4/2019 UBND tỉnh Bình Dương bất ngờ cho điều chỉnh mục đích sử dụng 4.490,6m2 từ đất nhà ở xã hội sang đất ở liên kế thương mại.
Hay tại dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Lộc tại phường Thuận Giao, TP. Dĩ An quy mô 2,5ha của Công ty Phú Hồng Thịnh. Chủ đầu tư này được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án vào tháng 8/2018, nhưng đến tháng 4/2019 lại được UBND tỉnh điều chỉnh mục đích sử dụng 3.371,4m2 từ đất nhà ở xã hội sang đất nhà ở liên kế thương mại.
Liên quan đến những dấu hiệu sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại TP. Thuận An, TP. Dĩ An và Thị xã Bến Cát được báo chí phản ánh trong thời gian qua, ngày 1/7 Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh. Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm nếu có, báo cáo kết quả cho Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/9.
Bằng chiêu thức tặng, cho các con và phân chia tài sản vợ chồng, nữ đại gia ở Bình Dương đã tách 9 khu đất nông nghiệp thành cả ngàn lô đất diện tích nhỏ để bán, hưởng lợi nhiều tỷ đồng.
">DN gia đình nữ đại gia Bình Dương 'thâu tóm' loạt khu đất vàng thế nào?
Tài xế Ford Mustang khiến xe cảnh sát Mỹ hít khói
友情链接