Nhà vệ sinh không phát thải - Net Zero Aquonic đầu tiên tại Việt Nam
Anh Thơ, học sinh trường Tiểu học Long Phú C ở tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ về những khó khăn mà cộng đồng của em đang phải đối mặt.
Với hơn 90% học sinh là người dân tộc Khmer và 80% trẻ em được ông bà chăm sóc vì sống xa bố mẹ bận sinh kế ở các tỉnh khác, vượt qua những con đường xa xôi giữa ruộng lúa để đến trường đã là một thách thức lớn. Nhưng điều mà Anh Thơ chia sẻ không chỉ dừng lại ở những khó khăn thực tế này, mà còn là về những ước mơ nhỏ nhất về một môi trường học tập tốt hơn.
Anh Thơ chia sẻ, “Con thấy nhà vệ sinh trường con rất tối. Con muốn nhà vệ sinh có đèn, có nhiều nước hơn, có khu nữ riêng và nam riêng. Khu vực rửa tay cần có xà bông để chúng con rửa tay sau khi đi vệ sinh”.
Tại Sóc Trăng, có đến hơn 40% trường học không có nước sạch và cơ sở vật chất hợp vệ sinh. Nhà vệ sinh nơi Anh Thơ học đã xuống cấp và không được duy tu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh.
Với mong muốn giải quyết các vấn đề trẻ em gặp phải đối với biến đổi khí hậu, UNICEF đã phối hợp cùng Trung tâm Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn để thực hiện đánh giá nhu cầu và khảo sát trên các trường học và cộng đồng tại Sóc Trăng. Mục tiêu chính là cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường, đồng thời nâng cấp và áp dụng năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, cho 7 trường học và mở rộng mạng lưới cho hai trạm cấp nước cấp xã hoặc liên xã.
Trường Tiểu học Long Phú C đã trở thành một điểm trường đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống nhà vệ sinh không phát thải Net Zero Aquonic được thiết kế và lắp đặt, với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, giáo viên và học sinh. Giải pháp tiên tiến này sử dụng năng lượng mặt trời, biến nước thải thành nước an toàn, không chứa vi khuẩn để tái sử dụng cho mục đích xả nhà vệ sinh, góp phần giải quyết các vấn đề do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra.
Trong buổi lễ bàn giao công trình, bà Phan Thị Ánh Tuyết - Tổng Giám đốcđại diện Masterise Homes –Group chia sẻ niềm tin rằng một tương lai tươi sáng sẽ bắt đầu từ việc thay đổi ngay hôm nay, từ việc cải thiện cuộc sống và chất lượng giáo dục của trẻ em. Masterise cam kết tiếp tục đồng hành cùng UNICEF để mang đến những giá trị tuyệt vời hơn và hình thành một tương lai bền vững không chỉ cho trẻ em mà còn cho cộng đồng.
Các sáng kiến giúp thu hẹp khoảng cách giáo dục
Song song với việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực nước sạch, dự án cũng tập trung vào việc thúc đẩy công nghệ và sáng tạo trong giáo dục.
Theo khảo sát của UNICEF, 70% học sinh ở Sóc Trăng có ít hơn hai quyển sách để đọc tại nhà. Để giải quyết vấn đề này, dự án đã giới thiệu Thư viện số toàn cầu - một sáng kiến Toàn cầu của UNICEF - giúp các em tiếp cận nguồn tài liệu học tập chất lượng cao, hoàn toàn miễn phí và không chỉ bằng tiếng Việt mà còn bằng tiếng Khmer và ngôn ngữ ký hiệu.
Đối tượng học sinh tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật ở tỉnh Sóc Trăng cũng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án này, giúp các em nâng cao khả năng đọc hiểu và thu hẹp khoảng cách về tài nguyên học liệu.
Khung chương trình giáo dục về ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu đã không chỉ đưa đến sự nâng cao về kiến thức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mà còn đem đến những lợi ích rõ ràng cho cả cộng đồng và trẻ em.
Học sinh đã được trang bị và áp dụng kỹ năng xanh cùng với lối sống bền vững. Nhờ chương trình này, hơn 50.000 trường học trên khắp đất nước đã chứng kiến những thành tựu đáng kể.
Anh Thơ và các bạn đều rất vui vì năm học này nhà vệ sinh đã trở nên sạch sẽ và an toàn hơn.
"Để duy trì vệ sinh, chúng con sẽ nhắc nhau và nhắc những em nhỏ sau khi sử dụng phải xả nước. Hơn nữa, chúng con cũng nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh", Anh Thơ chia sẻ.
“Từ khi có dự án tại trường con thì con được trải nghiệm những hoạt động thú vị, có năng lượng để học tập hơn, và có nhiều niềm vui”, Anh Thơ nói thêm.
Dự án này còn mở ra triển vọng rộng lớn trong tương lai. UNICEF và Masterise sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp về năng lượng xanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, để góp phần vào mục tiêu giảm thiểu phát thải khí carbon. Đồng thời, sự hợp tác này cũng hỗ trợ việc thành lập các câu lạc bộ sáng tạo vì xã hội do trẻ em và thanh thiếu niên khởi xướng, nhằm phát triển kỹ năng lãnh đạo và sự linh hoạt phù hợp với thế kỷ 21 - một cách tiếp cận đầy tiềm năng, mang lại tương lai bền vững và tươi sáng cho thế hệ trẻ.
Thanh Hà
" alt=""/>UNICEF và Masterise đưa sáng kiến cùng công nghệ hỗ trợ trẻ em Sóc TrăngTheo GS Vinh, trong 10 năm vừa qua, chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam có rất nhiều thay đổi và khởi sắc. Thứ nhất, công tác đảm bảo chất lượng, tăng tỷ lệ số giảng viên/sinh viên, tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ (đạt khoảng 31,3%).
Về xếp hạng đại học, Việt Nam cũng đã có những trường đại học lọt vào top 1.000 thế giới và góp mặt trong những bảng xếp hạng có uy tín của Châu Á.
“Tuy các trường đại học đã lọt vào các bảng xếp hạng có uy tín, song số lượng các trường lọt vào các bảng xếp hạng này vẫn rất khiêm tốn so với các nước khác, thậm chí so với các nước trong khu vực”.
Tỷ lệ công bố quốc tế cũng tăng đáng kể trong những năm gần đây (khoảng gấp 10 lần trong 10 năm từ năm 2011 đến năm 2020). “Tuy nhiên, nếu phân tích các chỉ số sâu thấy rằng chúng ta vẫn đứng cuối trong bảng xếp hạng, trong khu vực”.
Cũng theo GS Lê Anh Vinh, mặc dù quy mô đào tạo của giáo dục đại học đã tăng trở lại khá nhiều từ năm 2019, nhưng với 185 sinh viên/1 vạn dân, tỉ lệ sinh viên/1 vạn dân của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực. Trong khi đó, từ năm 2005, Thái Lan đã có 374 sinh viên/1vạn dân; Nhật Bản có 316 sinh viên/1 vạn dân và Hàn quốc có 674 sinh viên/1 vạn dân.
Tỷ lệ sinh viên đăng ký học so với tổng số người trong độ tuổi học đại học, cao đẳng năm 2021 của Việt Nam là 35,4%, thấp hơn Indonesia (36,3%), Thái Lan (43,8%), Malaysia (43,1%) hay Singapore (91,1%).
Một trong những kiến nghị của GS Vinh để tạo bước đột phá về chất lượng trong các trường đại học Việt Nam là cần tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, bao gồm việc thực hiện các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; trao đổi sinh viên giữa các quốc gia và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo, học thuật giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước với quốc tế.
Cùng đó, cần xây dựng các chính sách khuyến khích hoạt động trao đổi sinh viên giữa Việt Nam với các quốc gia phát triển nhằm tạo cơ hội cho sinh viên các cơ sở giáo dục ĐH được học tập, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, trau dồi các kỹ năng, nâng cao kinh nghiệm thực tiễn trong môi trường giáo dục quốc tế; góp phần nâng cao tính liên thông quốc tế và chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu, tăng cường mức độ quốc tế hóa của các cơ sở trong nước. Qua hoạt động trao đổi đào tạo sẽ giúp các trường tiếp cận và chuyển giao kinh nghiệm quản trị đào tạo các chương trình quốc tế và quản trị người học trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa đồng thời góp phần quảng bá, phát triển thương hiệu và nâng cao vị thế của các cơ sở giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.
Các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở trong nước với quốc tế về phát triển các ngành, lĩnh vực cũng như trong quản trị đại học cần được đẩy mạnh thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách trong nghiên cứu, đào tạo giữa các cơ sở của Việt Nam với thế giới.
Liên quan đến nội dung này, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng cần thể chế chính sách về hợp tác liên kết. “Chúng tôi cho rằng chúng ta cần phải có một cơ chế độc lập và tự chủ cho các trường đại học để liên kết với các trường đại học trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là các trường có danh tiếng để dần đổi mới, học tập kinh nghiệm quản lý, đổi mới phương thức đào tạo và nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên.
Đây là cách làm nhanh và hiệu quả nhất để chúng ta có thể tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Cùng đó, có thể thu hút được sinh viên có trình độ chất lượng cao và hạn chế chuyện ‘chảy máu ngoại tệ’ trong đào tạo và thu hút dần các sinh viên quốc tế”.