Cùng với tính năng "Quản lý điểm kiểm soát", tính năng mới "Giám sát cách ly" của ứng dụng NCOVI được đưa lên hệ thống ngày 2/4/2020, phục vụ cho công tác kiểm soát các đối tượng cần cách ly.
Công văn của Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai quản lý đối tượng cách ly tại nhà, nơi cư trú vừa được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 ký ban hành hôm nay, ngày 2/4/2020.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát chặt chẽ đối tượng cần cách ly y tế, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị sử dụng ứng dụng NCOVI thực hiện quản lý và kiểm soát các đối tượng cần cách ly tại nhà, nơi cư trú trên địa bàn.
Cụ thể, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố (CDC) rà soát danh sách các đối tượng cách ly trên cơ sở danh sách được cung cấp hoặc điều tra dịch tễ học, cập nhật các thông tin cần thiết vào Hệ thống giám sát dịch Covid-19 tại địa chỉ http://moh.ncovi.vn.
Đồng thời, đôn dốc theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cách ly; hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện quản lý, giám sát các đối tượng cách ly trên địa bàn.
Các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được yêu cầu thực hiện quản lý, theo dõi đối tượng cách ly trên địa bàn và hỗ trợ, hướng dẫn trạm y tế xã, phường,thị trấn việc quản lý đối tượng cách ly.
Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện xác minh các đối tượng cách ly đã được thông báo trên Hệ thống giám sát dịch bệnh Covid-19; hướng dẫn đối tượng thuộc diện cách ly sử dụng tính năng quản lý cách ly trên ứng dụng NCOVI theo tài liệu hướng dẫn sử dụng; quản lý, theo dõi, kiểm soát các đối tượng cách ly trên địa bàn.
Phục vụ cho công tác kiểm soát các đối tượng cần cách ly, từ hôm nay, ngày 2/4/2020, ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân NCOVI bổ sung 2 tính năng mới là “Giám sát cách ly” và “Quản lý điểm kiểm soát”.
Trong đó, tính năng “Giám sát cách ly” áp dụng cho trường hợp phải cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Sử dụng tính năng này, người được cách ly cần đăng ký bằng nhận diện khuôn mặt; đăng ký vị trí cách ly - có thêm cảnh báo nếu di chuyển quá 100m so với vị trị cách ly; thực hiện điểm danh hàng ngày bằng nhận diện khuôn mặt và được lưu lại trong Lịch sử điểm danh trên ứng dụng NCOVI.
Với “Quản lý điểm kiểm soát”, tính năng mới này cho phép người quản lý (Admin) tạo các tài khoản người kiểm soát (Checker) để thực hiện quét mã QR trên ứng dụng nhằm kiểm soát và phân loại tình trạng của người dân di chuyển ra vào qua các điểm cách ly, điểm kiểm soát như bệnh viện, trường học, công ty... thậm chí cả một tỉnh.
NCOVI là ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân do VNPT và một số doanh nghiệp công nghệ xây dựng. Ứng dụng này được giới thiệu chính thức từ ngày 9/3/2020. Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân sử dụng ứng dụng NCOVI để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến 13h30 hôm nay, ngày 2/4/2020, ứng dụng NCOVI đã có 4.610.000 lượt tải và 5.119.000 bản ghi khai báo y tế tự nguyện. Đặc biệt, tính năng quét QRCode cũng thu hút được sự chú ý của người dùng với 1.813.000 bản ghi quét mã QR kể từ ngày ra mắt, 26/3/2020 cho đến hôm nay.
Ngoài ra, đại diện Cục Tin học hóa cũng cho biết thêm, tính đến 17h ngày 1/4/2020, Top 10 tỉnh, thành phố có số lượng người dân khai báo y tế tự nguyện trên ứng dụng NCOVI lớn là Hà Nội, Cần Thơ, Hậu Giang, TP.HCM, Bắc Giang, Bến Tre, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Quảng Bình và Nghệ An.
Vân Anh
" alt=""/>Bộ Y tế yêu cầu quản lý, kiểm soát người cách ly tại nhà qua ứng dụng NCOVINhai đá
Mặc dù được bao phủ bởi những vật liệu cứng nhất trong cơ thể nhưng răng vẫn sẽ không thể chịu được độ cứng và nhiệt độ lạnh của đá gây ra và dễ bị nứt gãy.
Uống nước đóng chai
Cách bảo vệ răng tốt nhất là uống nước máy được flour hóa. Flourua giúp bảo vệ răng chống lại sâu răng và tăng cường tái khoáng hóa. Nước đóng chai không chứa flour hoặc chứa ít, không đủ để bảo vệ răng miệng. Vì vậy, hãy thay nước đóng chai bằng nước máy để pha cà phê, pha trà và dùng làm nước uống hằng ngày.
![]() |
Nước đóng chai không chứa flour hoặc chứa ít không đủ để bảo vệ răng miệng. |
Uống nước dành cho người chơi thể thao
Sự kết hợp của các thành phần có tính axit, đường và hóa chất phụ gia trong nước uống cho người chơi thể thao có thể làm suy yếu men răng, tạo kẽ hở cho vi khuẩn bám vào. Loại nước này nếu uống quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Sử dụng răng làm công cụ
Dùng răng để mở nắp chai, xé nhãn mác hay cắn túi nhựa không những làm nứt mẻ và gãy răng mà còn có thể làm tổn thương vùng bên trong miệng, làm lệch hàm dẫn đến đau hàm mãn tính. Bạn cũng nên bỏ thói quen cắn bút, cắn ống hút để bảo vệ răng.
![]() |
Không dùng răng để mở nắp chai, xé nhãn mác hay cắn túi nhựa |
Ăn quá nhiều tinh bột
Tinh bột trong bánh mì, mì ống và bánh quy sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển gây sâu răng.
Để bàn chải đánh răng ở ngoài
Một nghiên cứu cho thấy để chung nhiều bàn chải đánh răng khiến vi khuẩn dễ lây lan. Khủng khiếp hơn, nếu để bàn chải trong toilet, các phân tử nhỏ trong phân có thể bay vào không khí và dính lên bàn chải khi bạn xả bồn cầu. Tốt hơn hết, bạn nên cất bàn chải vào tủ thuốc hoặc dùng dụng cụ bọc bên ngoài để ngăn vi khuẩn phát triển.
Không súc miệng lại bằng nước sau khi dùng nước súc miệng chứa cồn
Nước súc miệng rất công hiệu trong việc giết chết vi khuẩn còn sót lại sau khi chải răng và dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, cồn trong nước súc miệng có thể làm khô miệng, dẫn đến hôi miệng và thậm chí là sâu răng. Vì vậy, hãy dùng nước súc miệng không cồn hoặc súc miệng lại bằng nước sạch sau khi sử dụng.
Nhai bắp rang bơ
Bắp rang bơ chưa nổ kỹ dễ dàng mắc kẹt vào giữa vết trám răng và răng. Nếu tiếp tục nhai, bạn sẽ làm răng bị nứt, thậm chí là vỡ đôi.
Đánh răng không đúng lúc
Sau khi ăn những món ăn hoặc thức uống có nồng độ axit cao như rượu, cà phê, soda, trái cây họ cam quýt, nước ép trái cây..., lớp men răng sẽ tạm thời bị yếu đi. Lúc này, nếu dùng bàn chải chà lên lớp men mềm sẽ gây hại cho răng. Vì vậy, hãy chờ khoảng 45 phút sau khi ăn để nước bọt làm loãng độ axit rồi hãy đánh răng.
Không đánh răng
Đôi khi sau một ngày làm việc dài, bạn cảm thấy mệt mỏi và bỏ qua việc đánh răng sau bữa tối. Đó chính là cơ hội cho các mảng bám trên răng vôi hóa và bạn khó có thể loại bỏ chúng bằng cách bình thường là đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Bỏ nhai kẹo cao su
Nước bọt là thứ bảo vệ răng tốt nhất vì nó chứa các thành phần giúp khoáng hóa răng tự nhiên. Do đó, làm tăng lượng nước bọt, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể giúp bảo vệ răng. Nhai kẹo cao su không đường là một trong những cách làm tăng sản xuất nước bọt và giữ cho hơi thở thơm tho.
Đánh răng quá mạnh
Đánh răng kỹ giúp loại bỏ các mảng bám trên răng nhưng nếu quá mạnh tay, bạn sẽ khiến lợi bị kích ứng, răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ lạnh và làm mòn dần men răng.
![]() |
Để chung nhiều bàn chải đánh răng khiến vi khuẩn dễ lây lan |
Không khám răng định kỳ
Thông thường, các vấn đề răng miệng - như sâu răng - phát triển khá chậm. Nhưng nếu không phát hiện sớm, sau 1 năm hoặc hơn, chúng sẽ trở nên nghiêm trọng và cần sử dụng các phương pháp đắt tiền để điều trị. Vì vậy, bạn cần tuân thủ lịch khám răng định kỳ 6 tháng một lần để có thể sớm được điều trị nếu răng bị hư hại.
(Theo Prevention/ NLĐ)
" alt=""/>13 thói quen tưởng vô hại rất nguy hiểm cho răngLàm sao để tránh hiểm họa nổ lốp khi lái xe ô tô?" alt=""/>Lái xe đường dài nghiện ma túy