Toàn quốc chuyển đổi số: Cuộc cách mạng toàn dân
TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Chương trình Chuyển đổi số ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Bộ TT&TT trân trọng cảm ơn thành phố đã hưởng ứng mạnh mẽ, đi đầu trong triển khai chuyển đổi số quốc gia. Cái mới thì bao giờ cũng rất cần những người dấn thân đi đầu. Mở đường thành công của TP.HCM sẽ kéo theo cả đất nước thành công.
Nhiều chủ trương, chương trình lớn của ngành Thông tin và Truyền thông đã được kết tinh vào Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Đó là:
1)- Make in Vietnam: Tức là thiết kế tại Việt Nam, làm ra sản phẩm tại Việt Nam. Kêu gọi chuyển từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm Việt Nam. Không làm sản phẩm thì Việt Nam không hùng cường thịnh vượng được.
Từ năm nay, Bộ TT&TT sẽ tổ chức giải thưởng quốc gia về sản phẩm công nghệ số Việt Nam. Giải bài toán Việt Nam và từ đó đi ra toàn cầu.
Chúng ta tự hào là đã có thiết bị 5G Việt Nam, có mạng xã hội Việt Nam, có sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam và rất nhiều phần mềm Việt Nam.
Để thúc đẩy Make in Vietnam, Bộ TT&TT mong muốn TP.HCM hãy đẩy các bài toán, các vấn đề của thành phố tới cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam để họ tham gia giải quyết.
2)- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: Chúng ta phát triển cả 4 loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp làm chủ công nghệ lõi, doanh nghiệp phát triển sản phẩm, doanh nghiệp triển khai và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Cứ mỗi 1.000 người dân thì có 1 doanh nghiệp công nghệ số. Sẽ cần hàng trăm ngàn doanh nghiệp tại các địa phương để triển khai, đưa ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội. Cũng là để đón, để hợp tác, nhất là hợp tác nghiên cứu phát triển, với các doanh nghiệp công nghệ toàn cầu đầu tư vào Việt Nam.
3)- Hạ tầng số quốc gia: Chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, đó là hạ tầng viễn thông băng rộng 5G, cáp quang và hạ tầng điện toán đám mây - iCloud.
Mỗi người dân 1 máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao. Nằm trong top 50 vào 2025, và top 30 vào 2030. Hạ tầng số còn bao gồm các nền tảng (Platforms) Việt Nam để tài nguyên dữ liệu Việt Nam được lữu giữ tại Việt Nam.
Định danh số eID cũng là một nền tảng mang tính hạ tầng, cần phải đi trước và đi nhanh, để thúc đẩy chuyển đổi số.
4)- Hạ tầng bưu chính chuyển phát, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu: Đó là hạ tầng logistics, hạ tầng về địa chỉ số các hộ gia đình. Bưu chính chuyển phát trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, của thương mại điện tử.
5)- Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng. Tạo ra niềm tin số thì người dân, doanh nghiệp, chính phủ mới sẵn sàng mạnh mẽ lên môi trường số. Chuyển đổi số mới vì thế mà thành công.
6)- Chuyển đổi số Quốc gia, bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: Đây chính là chương trình thông minh hoá quốc gia.
Ba cuộc cách mạng đã qua là cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá, là máy thay lao động chân tay. Cuộc cách mạng lần thứ 4 là thông minh hoá, là máy thay lao động trí óc.
Trong năm 2020, các ban, bộ, ngành, các địa phương sẽ xây dựng và ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình, tức là toàn quốc chuyển đổi số. Một cuộc cách mạng toàn dân.
Chính phủ số dựa trên nền tảng Platform để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân, các quyết định được đưa ra dựa trên phân tích dữ liệu. 100% dịch vụ công sẽ lên trực tuyến năm 2021. Mở dữ liệu quốc gia thông qua cổng data.gov.vn.
![]() |
Trong năm 2020, các ban, bộ, ngành, các địa phương sẽ xây dựng và ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình, tức là toàn quốc chuyển đổi số. Một cuộc cách mạng toàn dân.
|
2020-2021 sẽ hoàn thành 2 cơ sở dữ liệu quốc gia cuối cùng là dân cư và đất đai.
Quí 4/2020 cũng sẽ ra mắt dịch vụ Mobile Money, để 100% người dân có thể thanh toán điện tử.
Chuyển đổi số các ngành được coi là trọng tâm, như: Y tế, giáo dục, tài chính, sản xuất, giao thông, nông nghiệp, du lịch,v.v... Xác định dữ liệu là dầu mỏ, trí tuệ nhân tạo là công cụ và đổi mới thể chế để chấp nhận cái mới là tạo ra thị trường, để thực hiện chuyển đổi số.
Chính phủ đầu tư dài hạn về nghiên cứu các công nghệ nền tảng phục vụ chuyển đổi số, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn.
Chính phủ cũng tập trung chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm công nghệ, cho chuyển đổi số. Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất, chi vào đâu thì chỗ đó phát triển.
TP.HCM cũng nên chi tiêu nhiều hơn cho chuyển đổi số, tạo kích hoạt ban đầu cho chuyển đổi số. Mức chi trung bình cho công nghệ thông tin là 1% ngân sách, những nước đi đầu về công nghệ thông tin, như Hàn Quốc, thì chi hàng năm 2%.
7)- Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng: Lan toả năng lượng tích cực, tạo ra sức mạnh tinh thần để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp làm ăn, dựng xây đất nước. Báo chí truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong toàn xã hội.
8)- Bộ TT&TT là đầu mối một cửa cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, cũng như các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số. Bộ TT&TT cam kết đồng hành, hỗ trợ các nguồn lực, thực hiện nhiều thí điểm chính sách với TP.HCM trong chuyển đổi số.
![]() ![]() Theo Hyundai Thành Công, mẫu Custin sẽ được định vị ở phân khúc MPV cỡ trung, nằm trên mẫu Hyundai Stargazer. Xe được phân phối dưới dạng lắp ráp trong nước với 3 phiên bản 1.5T Tiêu chuẩn, 1.5T Đặc biệt và 2.0T Cao cấp cùng mức giá lần lượt là 850, 945 và 999 triệu đồng. Giá bán này cho thấy mục tiêu rõ ràng của Hyundai Custin sẽ tập trung cạnh tranh với đối thủ đến từ Nhật Bản là Toyota Innova hiện đang có giá bán từ 755-995 triệu đồng. Bên cạnh đó, dù không đối đầu trực tiếp với KIA Carnival nhưng Hyundai Custin có thể cũng sẽ giành lấy một lượng khách hàng từ đối thủ đồng hương.
Do được thiết kế dành riêng cho thị trường Trung Quốc, Hyundai Custin sẽ không mang phong cách và dấu hiệu nhận diện đặc trưng thường thấy trên các mẫu xe MPV hiện tại của hãng xe Hàn Quốc như Hyundai Staria hay Stargazer. Thay vào đó, phần mặt trước Hyundai Custin sẽ lấy cảm hứng từ thiết kế của Hyundai Tucson với mặt lưới tản nhiệt cỡ lớn liền mạch với cụm đèn chiếu sáng trước và dải LED ban ngày ẩn bên trong. Đèn báo rẽ được dịch chuyển xuống phía dưới vị trí của đèn sương mù. Phía bên, Hyundai Custin được trang bị bộ la-zăng phay bóng 2 tông màu với kích thước 17-18 inch tùy theo từng phiên bản cùng thiết kế cửa sau dạng trượt và được đóng mở bằng điện. Trong khi phía sau, cụm đèn hậu LED nối liền với nhau cùng dòng chữ Hyundai cỡ lớn là những điểm đáng chú ý trên mẫu xe này. ![]() Hyundai Custin có kích thước tổng thể dài, rộng, cao lần lượt 4.950 x 1.850 x 1.734 (mm), cùng chiều dài cơ sở 3.055 mm, nhỏ hơn một chút so với KIA Carnival với kích thước 5.155 x 1.995 x 1.775 mm và 3.090 mm chiều dài cơ sở. Nhưng thông số này lại nổi trội hơn Toyota Innova hiện hành và cả thế hệ mới dự kiến ra mắt vào tháng 10 tới đây. Bên trong, Hyundai Custin được trang bị khá nhiều công nghệ và tiện ích cao cấp. Đáng chú ý là màn hình cảm ứng dạng nổi 10,4 inch đặt dọc hướng về người lái, cần số dạng nút bấm, bảng đồng hồ kỹ thuật số. Ngoài ra, chiếc MPV của Hyundai còn được trang bị hệ thống sạc không dây cho 2 hàng ghế, sưởi ấm và làm mát ghế, cửa sổ trời toàn cảnh, điều hòa tự động 3 vùng độc lập, rèm che nắng cho hàng ghế thứ 2, hàng ghế thứ 2 dạng thương gia chỉnh điện 10 hướng... Với các trang bị này, Hyundai Custin đã hơn hẳn Toyota Innova và ngang ngửa với KIA Carnival. ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Năm 1997, khi vừa sinh con đầu lòng một thời gian, chị Trang phát hiện mình bị mắc căn bệnh ung thư hạch ác tính. Tuy nhiên, căn bệnh nan y khiến người phụ nữ mới chưa đầy 30 tuổi chẳng còn đủ sức lao động. Chị Trang đành phải ở nhà chăm chút cho con cái. Mọi gánh nặng kinh tế đè nặng lên vai chồng chị. Vài năm sau, chị sinh con thứ hai. Đến khi em được 16 tuổi thì nỗi ám ảnh về căn bệnh ung thư lại hiện về. Con trai thứ hai của chị Trang là emTrần Bá Quốc Dũng bị mắc bệnh ung thư xương ác tính vào tháng 3/2019.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn nhập viện, tính mạng em Trần Bá Quốc Dũng nhiều lần rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” Suốt nhiều năm liền, Dũng đều là học giỏi luôn mơ ước sau này trở thành bác sĩ gỏi để cứu chữa cho các bệnh nhân nghèo Từ ngày Dũng mắc bệnh của cải gia đình chị đội nón ra đi cùng khoản nợ khổng lồ lên đến 300 triệu đồng, kinh tế mỗi ngày càng kiệt quệ dần. Trong lúc gia dình rơi vào cảnh khốn đốn nhất thì được bạn đọc Báo VietNamNet giúp đỡ kịp thời Sau khi hoàn cảnh của gia đình em Dũng được báo VietNamNet chia sẻ đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của bạn đọc trong và ngoài nước.
“Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn các nhà hảo tâm và báo VietNamNet đã giúp đỡ lúc ngặt nghèo nhất. Nhờ có sự quan tâm của mọi người mà cháu Dũng có thêm cơ hội chữa bệnh", chị Trang xúc động nói. " alt=""/>Trao hơn 26 triệu đồng tấm lòng bạn đọc giúp đỡ em Trần Bá Quốc Dũng bị ung thư
|