-Ngày 1/8, thí sinh trên cả nước bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Trong buổi sáng đầu tiên, nhiều trường ĐH cho biết nhận được lượng hồ sơ tương đối khả quan.Chắc chắn đỗ mới nộp
Sáng 1/8, em Nguyễn Hải Đăng (THPT Lê Quý Đôn, Q. Hà Đông, Hà Nội) có mặt từ rất sớm tại nơi đăng ký xét tuyển của Trường ĐH Thủy lợi. Hải Đăng cho biết hôm nay em chưa nộp hồ sơ mà chỉ đến để nghe ngóng tình hình.
|
Em Nguyễn Hải Đăng nghe ngóng tình hình đăng ký xét tuyển từ sáng sớm ngày 1/8 (Ảnh: Thanh Hùng) |
“Với số điểm 20, em dự kiến sẽ đăng ký vào 2 ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật điện- điện tử của Trường ĐH Thủy lợi. Hôm nay em đến để nghe tư vấn chứ chưa nộp”, Đăng cho biết.
Để thuận lợi cho thí sinh, Trường ĐH Thủy lợi bố trí mỗi buổi trực có 23 giảng viên của các ngành để tư vấn cho các em về ngành nghề. Ngoài ra, nhà trường cũng bố trí 6 máy tính nối mạng để hỗ trợ các em tra cứu thông tin trước khi đăng ký xét tuyển, thậm chí là đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Giảng viên Ngô Thị Thanh Vân, thành viên tư vấn tuyển sinh nhà trường cho biết, hầu hết các thí sinh và phụ huynh đến chỉ để “thăm dò”. "Chỉ có một số em trên 20 điểm và chắc chắn với nguyện vọng của mình thì nộp hồ sơ ngay lập tức”, cô Vân nói.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, cuối buổi sáng, trường mới nhận được khoảng 100 hồ sơ. Trong số này, có những thí sinh từ các tỉnh xa đổ về trong buổi sáng đầu tiên đăng ký xét tuyển như Thanh Hóa, Thái Bình.
Ông Thạc cho hay, thay vì đăng ký trực tuyến, thí sinh đến trực tiếp để nhận được tư vấn về cách khai phiếu đăng ký xét tuyển và từng ngành.
“Các thí sinh có thể yên tâm đăng ký trực tuyến chứ không nhất thiết phải vất vả ra đến tận trường. Bởi các thông tin, hướng dẫn đã được công bố rất chi tiết trên website của trường”, ông Thạc nói.
|
Việc đăng ký xét tuyển diễn ra từ sáng nay đến hết ngày 12/8 (Ảnh: Thanh Hùng) |
Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, hiện đã tiếp nhận khoảng 300 – 400 thí sinh đến làm thủ tục và tìm hiểu các ngành nghề, tư vấn thực hiện xét tuyển nhóm trường GX.
“Phần lớn, các em đến nộp sáng nay là những em có điểm rất cao và chắc chắn đỗ. Trường đã chuẩn bị hệ thống máy chủ và các máy tính con phục vụ cho cả nhóm trường GX nên làm rất cẩn thận. Hệ thống cáp quang, đường truyền cũng được chạy thử và hiện không có vấn đề gì”, ông Điền cho hay.
Theo ông Điền, những sai sót của thí sinh sáng nay chủ yếu ở các phần ngày/tháng/năm và khai đối tượng. Một số ít không đăng nhập được vào tài khoản khi đăng ký trực tuyến.
“Phần nguyện vọng là không sửa được và thí sinh cần đặc biệt lưu ý ở thao tác này”, ông Điền nhấn mạnh.
Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, sáng nay có khoảng hơn 100 em đến làm thủ tục đăng ký trực tiếp tại trường.
Theo ông Triệu, vẫn có những sai sót trong ngày đăng ký đầu tiên. “Các em thường ghi sai tổ hợp môn xét tuyển hoặc mã ngành. Khi phát hiện chúng tôi đã phải xử lý ngay bởi khi nhập vào rồi là không sửa được nữa. Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở thí sinh và kể cả cán bộ nhận hồ sơ hết sức lưu ý, rà soát kỹ những cái đó”, ông Triệu nói.
Lượng hồ sơ khả quan
Nhiều trường ĐH tại phía Nam nhận lượng hồ sơ đăng kí xét tuyển tương đối khả quan.
Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCMcho biết trường nhận được khá nhiều hồ sơ, xua tan nỗi lo khi đưa ra điểm nhận hồ sơ xét tuyển khá cao.
“Thống kê sơ bộ buổi sáng ngày đầu tiên trường nhận được 450 hồ sơ nộp trực tiếp tại trường. Lượng thí sinh nộp online chưa được thống kê do sử dụng phần mềm của Bộ chưa được thông báo”
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCMcho biết, trường cũng đã nhận hơn 200 hồ sơ.
Một sự cố về máy tính xảy ra trong buổi đăng kí xét tuyển sáng nay tại trường này. Nhà trường đã tạm ngừng việc đăng ký trực tuyến do phát hiện lỗi một email có thể đăng ký nhiều lần.
“Theo nguyên tắc thí sinh đăng ký trực tuyến với email đã khai báo, chỉ được đăng ký một lần. Nhưng người viết phần mềm quên điều này nên xảy ra trường hợp các thí sinh có thể đăng ký lại nhiều lần. Chúng tôi đã khắc phục ngay sau đó"- ông Dũng cho biết.
|
Thí sinh đăng kí nộp hồ sơ tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Theo ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCMcho biết, việc nhận hồ sơ vẫn đang tiến hành qua nhiều “cửa”. Trường sử dụng thông tin từ Bộ GD-ĐT và sử dụng phần mềm xét tuyển của trường để quét theo tiêu chuẩn riêng nên không có sự cố nào. Ông Minh cho biết việc nhận hồ sơ đang rất khả quan.
Tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM,ông Trần Thế Hoàng, Phó Hiệu trưởng cho biết, buổi sáng trường đã được 700 hồ sơ, trong đó 300 thí sinh đăng ký trực tiếp, 400 đăng ký trực tuyến.
Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMcho biết đã nhận được 350 hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường bằng hai hình thức đăng ký qua mạng và nộp hồ sơ trực tiếp.
Riêng tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM,lượng thí sinh đến nộp hồ sơ khá đông nhưng trước đó trường thông báo không nhận hồ sơ xét tuyển trực tiếp. Do vậy trường bố khoảng 20 máy tính để tạo điều kiện cho thí sinh đăng kí trực tuyến.
"Trước đấy, chúng tôi đã thông báo không nhận hồ sơ nộp trực tiếp tại trường, chỉ nhận hồ sơ gửi qua đường bưu điện và đăng ký trực tuyến. Tuy nhiên, do lượng thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp khá đông nên trường đã bố trí 20 máy tính cho thí sinh đăng ký trực tuyến ngay tại trường" - ông Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Lãnh đạo Trường ĐH Nguyễn Tất Thành(TP.HCM) cũng cho biết chỉ trong buổi sáng đã nhận được hơn 600 hồ sơ đăng kí.
Thanh Hùng - Lê Huyền
" alt=""/>Xét tuyển đại học 2016: Ngày đầu không 'đói' hồ sơ
Trong hội thảo về đào tạo nhân lực y tế vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh việc khắc phục thực trạng yếu về trình độ, thiếu về số lượng, chương trình lạc hậu và nặng về lý thuyết.Trong khi nhiều nước trên thế giới đào tạo 12-13 năm với một nửa thời gian dành cho thực hành thì ngành y tại Việt Nam chỉ đào tạo 6 năm và hầu hết sinh viên sau năm thứ 4 mới tới giường bệnh. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn của y dược sĩ sau khi tốt nghiệp còn yếu và nhiều hạn chế.
Hệ thống quản lý và đào tạo chưa phù hợp
Nhìn nhận thực trạng đào tạo nhân lực y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh việc khắc phục thực trạng thiếu số lượng bác sĩ và yếu về chất lượng. Phó Thủ tướng cho rằng: “Các quy định cho đào tạo nhân lực y tế còn chưa phù hợp, chưa mang tính đặc thù, đặc biệt còn có những vấn đề chưa hội nhập quốc tế. Việt Nam chưa có các thể chế quy định cụ thể riêng đối với đào tạo nhân lực y tế, nhất là các tiêu chuẩn, tiêu chí về cơ sở đào tạo, cơ sở thực hành, đội ngũ giảng viên và cơ chế tài chính phù hợp để đảm bảo chất lượng”…
|
Lớp học y truyền thống (nguồn hình: internet) |
Theo GS-TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội phân tích: “chất lượng nhân lực y tế nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa có chuẩn “đầu ra”. Nhiều nước trên thế giới đào tạo 6 năm chưa đủ để hành nghề mà bắt buộc đào tạo 12-13 năm, trong đó việc đào tạo thực hành chiếm một nửa thời gian. Còn Việt Nam đang đào tạo bác sĩ 6 năm, sinh viên ra trường được “quẳng” về một bệnh viện để tự xoay xở. Đương nhiên, với kiến thức thuần lý thuyết, chắc chắn bác sĩ đó không làm được mà phải “đi theo đàn anh” để học tập. Và cũng không biết học đến bao giờ mới đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh vì hiện cũng không có chuẩn để “đo” chất lượng bác sĩ.
Công nghệ sẽ cải thiện tình trạng yếu, thiếu và lạc hậu
Trong tương lai, công nghệ có vai trò chủ chốt trong chuyển đổi giáo dục và truyền cảm hứng cho người học với các ưu thế: nâng cao hiệu quả giảng dạy; nâng cao trải nghiệm học tập và nâng cao tần suất tương tác. Chính vì vậy, không chỉ với ngành y mà trong toàn hệ thống giáo dục, ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng đào tạo.
Mới đây công nghệ 3D đã được ứng dụng vào việc giảng dạy môn giải phẫu học tại Việt Nam. Công nghệ 3D này thay thế cho tử thi và cho phép người học mổ xẻ thi thể tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Thiết bị này sẽ cung cấp những hình ảnh sống động nhất về các cơ quan, bộ phận cơ thể người với ngân hàng điện tử tiện ích các bệnh lý và các ví dụ lâm sàng…
|
Năm 2016, Việt Nam trở thành nước thứ 2 ở Đông Nam Á đã ứng dụng công nghệ 3D Anatomage Table vào giảng dạy |
Cải thiện bằng chú trọng học đi đôi với hành
Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp sinh viên có cơ sở thực hành tốt nhất sẽ giúp cải thiện vànâng cao chất lượng đào tạo ngành y một cách trực tiếp và hiệu quả. Đào tạo y khoa tại trường đại học Tân Tạo là một ví dụ điển hình.
Với ưu thế giảng dạy theo chương trình song ngữ, liên tục cập nhật phương pháp đào tạo hiện đại nhất thế giới như: lớp học chuyển đổi ở phương pháp học dựa vào ca bệnh…Khoa Y trường đại học Tân Tạo đã kết hợp y học lâm sàng với y học phân tử để dạy cho sinh viên ngay từ năm đầu tiên. Trong khi phần lớn sinh viên y trường khác đang học lý thuyết thì sinh viên trường đại học Tân Tạo đã biết giải phẫu tử thi và làm bệnh án khám bệnh, học nghề tại các bệnh viện lớn và sang năm thứ hai, sinh viên đã biết đỡ đẻ, nghiên cứu và báo cáo khoa học tại các Hội nghị Quốc tế, viết sách về tim mạch bán chạy nhất nước Mỹ.
Năm học 2016-2017, trường Đại học Tân Tạo đưa Anatomage Table - công nghệ 3D hiện đại nhất thế giới cho giáo dục y khoa vào giảng dạy giúp sinh viên có những trải nghiệm công nghệ mới nhất không chỉ tại trường mà còn dễ dàng tiếp cận công nghệ hiện đại trên thế giới khi thực tập tại những trường đại học, những bệnh việnhàng đầu tại Mỹ
|
Nhóm sinh viên Y TTU gặp gỡ Hạ Nghị sĩ Peter Visclosky trong chuyến thực tập tại Hoa Kỳ |
Ngọc Minh
" alt=""/>Đào tạo nhân lực y tế: yếu, thiếu và lạc hậu