Nhận định, soi kèo Sektzia Nes Tziona vs Maccabi Herzliya, 20h00 ngày 19/1
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Estrela vs Braga, 1h00 ngày 20/1: Không dễ bắt nạt
- Tại tuần lễ thời trang Thu Đông 2016 sẽ có sự tham gia của các học sinh trường Thiết kế thời trang KORAN – Nhật Bản.
" alt="Tuần lễ thời trang Thu Đông 2016" /> Sơ đồ hệ thống cáp quang biển quốc tế AAE-1. (Ảnh: Internet) Đi vào hoạt động từ tháng 7/2017, tuyến cáp biển AAE-1 đóng vai trò nâng cao chất lượng kết nối hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), Singapore.
Điều đáng nói là, ngoài sự cố mới xảy ra trên tuyến AAE-1, còn 1 tuyến cáp quang biển khác là Asia America Gateway (AAG) vẫn đang bị lỗi.
Cụ thể, lần lượt vào trung tuần tháng 2 và cuối tháng 6/2022, tuyến cáp AAG liên tiếp gặp sự cố trên các hướng kết nối đi Singapore và HongKong (Trung Quốc). Với hướng cáp Singapore, AAG gặp sự cố trên nhánh S1B, S1D và lỗi nguồn tại trạm cập bờ TungKu (Brunei); ở hướng kết nối Hong Kong (Trung Quốc), AAG bị lỗi trên nhánh S1H và S1I.
Trong đó, lỗi trên nhánh S1H hướng Hong Kong (Trung Quốc) đã được sửa xong từ tháng 9 và dự kiến sự cố trên nhánh S1I sẽ được sửa xong vào ngày 8/12. Còn với hướng kết nối đến Singapore của AAG, hiện chưa có lịch sửa chữa, khắc phục sự cố.
AAG là tuyến cáp biển được đưa vào vận hành từ hơn 12 năm trước, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Từ khi được đưa vào khai thác đến nay, AAG đã nhiều lần gặp sự cố. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn.
Nói về ảnh hưởng của những sự cố cáp biển đến tốc độ truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế, các chuyên gia cho hay, doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia khai thác một số tuyến cáp quang biển quốc tế AAG, SMW3, Liên Á (IA), AAE-1 và APG.
Băng thông kết nối Internet quốc tế ở Việt Nam phần lớn thông qua các tuyến cáp quang biển nêu trên, do đó việc có từ 1 - 2 tuyến cáp gặp sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ truy cập Internet quốc tế của người dùng. Các chuyên gia cũng cho rằng, sắp tới khi 2 tuyến cáp biển SJC2 và ADC có nhà mạng Việt Nam tham gia đầu tư, được đưa vào vận hành, chất lượng dịch vụ Internet quốc tế sẽ được cải thiện, nâng cao hơn.
Hiện tại, để giảm thiểu ảnh hưởng sự cố cáp biển đến người dùng dịch vụ, mỗi khi có tuyến cáp biển gặp sự cố, các ISP trong nước đều triển khai những phương án dự phòng, thực hiện đấu nối ứng cứu khẩn đến các hướng nhà cung cấp dịch ưu tiên; lên kế hoạch đấu nối tăng cường mở rộng cáp biển hoặc mở rộng những kênh kết nối trên đất liền, vệ tinh… theo nhiều hướng khác nhau.
" alt="Cáp biển AAE" />- Gần 300 giáo viên hợp đồng ở Hà Nội sẽ đứng trước nguy cơ mất việc làm khi UBND huyện Thanh Oai thực hiện việc chấm dứt hợp đồng theo chỉ đạo của thành phố.
Những ngày qua, thông tin UBND huyện Thanh Oai đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên hợp đồng khiến hàng trăm giáo viên như ngồi trên lửa vì đứng trước nguy cơ mất việc làm.
Nhiều ngày nay, các giáo viên cũng tụ tập nhiều giờ liền phía ngoài khu vực cổng UBND huyện Thanh Oai để phản đối quyết định này.
Chị Giang, giáo viên hợp đồng tại một trường THCS bức xúc: Ngày 19/7 vừa qua, UBND huyện Thanh Oai đột ngột ký quyết định chấm dứt hợp đồng của hàng trăm giáo viên ở cả 3 cấp học trong toàn huyện. Trong số các giáo viên hợp đồng, người nhiều đã đi dạy tới 20 năm, ít nhất cũng 5- 6 năm. Giờ đùng một cái cắt hợp đồng, chúng tôi biết đi đâu về đâu và làm gì đây khi đã cống hiến gần như cả tuổi trẻ cho sự nghiệp giáo dục”.
Chị Dung (giáo viên hợp đồng dạy Tiếng Anh tại Trường THCS Mỹ Hưng) chia sẻ: “Tính đến tháng 10 năm nay là tôi đi dạy học được 22 năm. Giờ trên 40 rồi mà cắt hợp đồng thì chúng tôi biết làm gì bây giờ. Công việc chúng tôi làm thì không kém gì các giáo viên biên chế, thậm chí có những người còn phải làm vất vả hơn”
Ngày 19/7, UBND huyện Thanh Oai ra văn bản số 1020/UBND-NV về việc thực hiện một số nội dung tại Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND TP Hà Nội ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội.
Thực hiện quyết định này UBND huyện đã ra văn bản thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng với những trường hợp giáo viên khối Mầm non, Tiểu học và THCS trước đây được UBND huyện ký hợp đồng lao động làm giáo viên và nhân viên tại các trường công lập. Sau đó những giáo viên này sẽ chuyển về các trường do Hiệu trưởng xem xét, ký hợp đồng theo thẩm quyền. Thời gian thực hiện việc này theo thông báo từ ngày 1/9/2018.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Tuệ Sơn, Trường phòng Nội vụ (UBND huyện Thanh Oai, Hà Nội) cho hay việc huyện ra văn bản nói trên cũng được xem như là dự lệnh tới các giáo viên hợp đồng để nắm bắt được chủ trương đề án vị trí việc làm của huyện qua đó chủ động tìm kiếm công việc để đảm bảo thu nhập cho chính bản thân. “Đồng thời cũng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và các ý kiến phản hồi từ người lao động để trên cơ sở đó để lãnh đạo huyện xem xét có đồng ý giải quyết, ưu tiên và có cơ chế hỗ trợ cho đối tượng nào và ra sao”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 440 giáo viên hợp đồng ở 3 cấp THCS, Tiểu học và Mầm non.
“Hiện nay, các giáo viên ở các trường vẫn sẽ đâu vào đó. Trước đây các đối tượng hợp đồng lao động này do các trường đề nghị về để dạy các môn thì hiện nay họ vẫn cứ ở đấy thôi. Chỉ là chuyển chủ thể ký hợp đồng từ huyện về cho các nhà trường ký, chỉ là thay chủ thể sử dụng lao động”.
Theo ông Sơn, thực tế thì đến thời điểm hiện tại, các giáo viên chưa bị cắt hợp đồng và điều này được UBND huyện Thanh Oai khẳng định đảm bảo duy trì cho đến hết năm 2018 và sẽ duy trì việc được ký hợp đồng cho đến khi có đợt thi tuyển viên chức mới.
Tuy nhiên, VietNamNet cũng đặt câu hỏi rằng, hiện nay thì chưa, nhưng có thể trong tương lai gần sau năm 2018 khi có đợt thi tuyển mới và khi các trường tuyển đủ giáo viên thì số giáo viên hợp đồng này sẽ “bơ vơ”. Theo đăng ký nhu cầu cần tuyển dụng của huyện Thanh Oai trong thời gian tới là khoảng gần 120 giáo viên và qua tổng hợp của huyện này, số lao động hợp đồng vượt định mức hiện là 278 người.
Về điều này, theo ông Sơn, theo quyết định số 8586 của UBND TP Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2018 và Nghị quyết 17/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2018 đều có chỉ đạo sau cùng: “Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm và không được tự ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, kiên quyết chấm dứt hợp đồng chuyên môn hiện có. Đối với những đơn vị cố tình không thực hiện, đề nghị xét xét kỷ luật theo quy định”.
Ông Sơn nói: “Vậy nếu kiểm tra mà huyện Thanh Oai vẫn có thì sẽ bị xử lý. Trách nhiệm của chúng tôi bây giờ là làm làm sao để đảm bảo hợp lý về chỉ đạo của cấp trên đề xuống, thứ hai là hợp tình để làm sao người lao động hợp đồng thấy có thể chấp nhận được. Còn nếu để đạt được cái tình theo yêu cầu của họ thì chúng tôi không đáp ứng được quy định của pháp luật”.
Ông Sơn cho rằng, trước kia nếu chưa có Nghị quyết 17 và Quyết định 8586 thì có thể “nấn ná” nhưng giờ huyện phải làm quyết liệt.
“Bản thân chính quyền cũng không ép người lao động phải ký hợp đồng mà cái chính là nhu cầu, nguyện vọng của người lao động. Họ đã được chính quyền ưu ái, tạo điều kiện bằng việc ký hợp đồng để không bị mai một kiến thức, nghề nghiệp của mình sau đào tạo mấy năm trời trong thời gian đợi các kỳ thi tuyển. Người lao động hợp đồng thì phải xác định là luôn luôn phấn đấu đễ đỗ được vào thành viên chức. Viên chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, còn lao động hợp đồng bằng nguồn tiết kiệm chi của các trường hoặc của huyện để giúp cho người lao động duy trì nghề nghiệp của mình chờ thi tuyển. Và cũng phải nhìn nhận viên chức thì có tính ổn định hơn còn lao động hợp đồng thì chính bản thân họ phải xác định là sẽ không ổn định”, ông Sơn nói.
“Khi thành phố tổ chức thi tuyển chung, giáo viên nào có trình độ năng lực thì chắc chắn sẽ trúng tuyển. Nhưng khi không đỗ thì rõ ràng chuyên môn và năng lực còn kém và phải chấp nhận chuyện phải thanh lý chấm dứt” .
Trước câu hỏi rằng vậy tại sao huyện lại ký hợp đồng dư nhiều như vậy với các giáo viên để xảy ra chuyện như hiện nay, ông Sơn nói: “Khi tuyển dụng thì có số người thi không đỗ, có trường hợp dự tuyển đến lần thứ 8, 9 mà không trúng tuyển. Nhu cầu giáo viên thì cần nhưng thi vào không đỗ nên không thể tuyển được. Như vậy thiếu giáo viên đứng lớp mới sinh ra chuyện giáo viên hợp đồng. Có thể vì tinh thần nhân văn và ưu ái mà rồi các lãnh đạo tiền nhiệm ký để tạo điều kiện cho các giáo viên tiếp tục giảng dạy để chờ đợt thi tuyển tiếp theo. Đúng ra phải cắt luôn ở thời điểm đó nhưng nếu nghỉ ở nhà thì sẽ bị mai một kiến thức nên ký để họ được tiếp tục làm cho nhớ việc nên mới tồn tại chuyện như hiện nay”.
Theo ông Sơn, với các trường hợp giáo viên không được ký tiếp hợp đồng trong tương lai, có thể huyện sẽ hỗ trợ bằng việc hướng dẫn, giới thiệu các lao động hợp đồng về các trường tư thục, đặc biệt ở các khu đô thị mới mọc lên.
Cùng đó, sẽ đề nghị UBND huyện có cơ chế tài chính để hỗ trợ cho người lao động khi thực hiện việc chấm dứt hợp đồng.
Ngoài ra, UBND huyện cũng sẽ xem xét thời điểm ký hợp đồng, thời gian công tác, đối tượng và hoàn cảnh gia đình như con thương bệnh binh, liệt sỹ,… từ đó xác định các trường hợp được ưu tiên để giao các trường ký trong chỉ tiêu biên chế.
Ra trường năm 2000 và tính đến nay đã dạy được 16 năm, cô giáo Ngọc (giáo viên dạy Toán tại Trường THCS Thanh Thùy) bức bối vì cho rằng cách giải quyết của UBND huyện Thanh Oai là chưa hợp lý. Cùng đó theo chị, việc ký hợp đồng giáo viên quá nhiều mới dẫn tới chuyện giờ đây thừa nhiều.
“Tôi không phủ nhận hiện nay huyện đang làm đúng theo tinh thần chỉ đạo nhưng với đặc thù của huyện Thanh Oai như thế này thì không thể nào mà tiến hành răm rắp như vậy. Chúng tôi muốn phải có hướng giải quyết cho chúng tôi, không thì quá thiệt thòi.
Những người trước đã làm sai thì giờ phải sửa sai. Không thể vì một công văn yêu cầu chấm dứt hợp đồng mà cho chúng tôi về là không được và chúng tôi không đồng ý.
Như tôi là 16 năm nhưng có người trên 20 năm đã cống hiến hết tuổi thanh xuân. Có thầy đã gần 50 tuổi. Nếu bị cắt hợp đồng, với tấm bằng cao đẳng sư phạm thì thử hỏi chúng tôi sẽ đi xin được việc gì. Xách vữa cũng làm gì có sức khỏe mà làm nữa. Trong khi tuổi thanh xuân đã qua cống hiến hết cho giáo dục rồi.
Tại sao các huyện khác cũng làm nhưng không vấn đề gì? Bởi họ ký hợp đồng vừa đủ với số lượng giáo viên thiếu, thì khi chuyển về trường ký hợp đồng thì cơ bản giữ nguyên và đảm bảo được công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng tại Thanh Oai là ký thừa quá nhiều, đến năm 2014, chủ tịch huyện khi đó vẫn ký thêm hợp đồng. Vậy giờ các giáo viên hợp đồng vượt mức sẽ đi đâu?”
Thanh Hùng
" alt="Gần 300 giáo viên hợp đồng ở Hà Nội có nguy cơ mất việc" /> - Chia sẻ của Trấn Thành trong buổi ra mắt tại Hà Nội
Trailer phim 'Nhà bà Nữ'
Năm thua trắng của phim Việt: Điều gì đang xảy ra?Trong khi phim ngoại liên tục chạm mốc doanh thu 200 tỷ tại thị trường Việt thì phim nội thất sủng, doanh thu lẹt đẹt thậm chí chỉ bán được vài chục triệu tiền vé." alt="Trấn Thành: Điện ảnh của chúng ta đi đến một bờ vực rất đáng báo động" /> - Dự lễ khai giảng có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác cán bộ. Cán bộ và công tác cán bộ luôn được xác định là công việc "then chốt của then chốt" trong công tác xây dựng Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn khẳng định cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề “rất trọng yếu”, “quyết định mọi việc” và “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, do đó “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, từ Đại hội XI đến nay, việc mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng liên tục được đổi mới và ngày càng đi vào nề nếp. Thực tiễn cho thấy, đây là chủ trương hết sức đúng đắn, bước chuẩn bị quan trọng cho công tác nhân sự trong các kỳ đại hội và đóng góp rất quan trọng vào thành công của Đại hội Đảng toàn quốc.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, trên cơ sở đánh giá các vấn đề trọng yếu của đất nước giai đoạn hiện nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lựa chọn 33 chuyên đề, là những vấn đề rất căn cốt về nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng; về xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị; về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; về khoa học lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh mới.
Những nội dung này là kết quả nghiên cứu công phu và đúc kết kinh nghiệm quý báu của các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao của Đảng và Nhà nước, các nhà hoạt động thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu. Bên cạnh đó, chương trình còn có các chuyên đề do chuyên gia nước ngoài trình bày kinh nghiệm về xây dựng đảng cầm quyền, về phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức tốt lớp thứ nhất; chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản chương trình lớp bồi dưỡng lần này, trong đó có nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học lý luận hàng đầu của đất nước trực tiếp giảng dạy, trao đổi.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, trong các chuyên đề đều dành thời gian thảo luận thỏa đáng để các học viên có cơ hội chia sẻ quan điểm và trình bày nhận thức của mình về nội dung các chuyên đề, qua đó làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, với thế và lực đã tích lũy được sau 40 năm đổi mới và những cơ hội phát triển mới, đất nước ta đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Việc phấn đấu sớm hoàn thành các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng vào năm 2030 và 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 2045, phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, đổi mới tư duy, tầm nhìn, phương pháp, phong cách công tác, hội tụ cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
"Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất quan tâm tới lớp bồi dưỡng quan trọng này. Các cán bộ tham gia lớp học đều được rà soát, lựa chọn hết sức kỹ lưỡng, thể hiện sự tin cậy, gửi gắm niềm tin, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với các đồng chí”,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị các học viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực học tập, nghiên cứu, rèn luyện đạo đức, phong cách; tập trung thời gian, công sức và trí tuệ để hoàn thành tốt chương trình toàn khóa.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong rằng, lớp học sẽ thực sự là diễn đàn để các học viên trao đổi, thảo luận nhằm nhận thức rõ và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn mới; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, điều hành của người giữ trọng trách là cán bộ chủ chốt của các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp thu những kiến thức từ lớp bồi dưỡng, các học viên sẽ có nền tảng để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình tại cơ quan, đơn vị công tác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lớp học, các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia tham gia truyền đạt, triển khai nội dung chương trình bồi dưỡng thật sự hiệu quả, chuyển hóa kiến thức thành nhận thức và hành động, thành phương pháp tư duy khoa học mang tầm chiến lược của các học viên.
"Cần đặc biệt chú ý phương pháp đào tạo mới, phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của học viên, chú trọng tương tác giữa người truyền đạt và người nghiên cứu, thực hiện tốt phương châm 'học đi đôi với hành', lý luận gắn với thực tiễn; thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình học tập, rèn luyện đạo đức, phong cách của học viên trường Đảng; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đồng chí học viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình”,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, lớp bồi dưỡng là tâm huyết, trách nhiệm, tầm nhìn chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược của Đảng; sự dày công chuẩn bị của nhiều cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống chính trị.
Trong đó, các học viên là những cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, thực sự tiêu biểu về mọi mặt, đang tràn đầy ý chí học tập, nghiên cứu phấn đấu vươn lên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng lớp bồi dưỡng sẽ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
Việt Cường(VOV)Link: https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-du-khai-giang-lop-boi-duong-can-bo-quy-hoach-uy-vien-trung-uong-post1117403.vov
" alt="Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đảng luôn đặc biệt coi trọng công tác cán bộ" /> - Đại diện Nepal gây ấn tượng mạnh khi vẽ con mắt thứ 3 trên trán và thè lưỡi trong phần trình diễn trang phục dân tộc. Cô lựa chọn trang phục lấy cảm hứng từ Shakti - “Người mẹ thiêng liêng vĩ đại" trong văn hoá Ấn Độ, nhằm khẳng định sức mạnh của phụ nữ.
Anna Seungam-iam diện bộ trang phục dân tộc màu trắng với thiết kế tinh tế, lấy cảm hứng từ hình ảnh của quý bà Songkran - "Kimita Devi" - một trong 7 cô con gái nữ thần của vua Kabilaprom.
Đại diện của Ấn Độ Divita Rai xuất hiện trong bộ trang phục dân tộc được lấy cảm hứng từ Kim Sí Diểu (Garuda) - loài chim thần trong văn hoá Ấn Độ. Đôi cánh là biểu tượng cho lòng trung thành, sức mạnh của đất nước muốn bảo vệ nhân dân.
Ngọc Châu - đại diện của Việt Nam - xuất hiện cuối cùng trong trang phục dân tộc mang tên "Chiếu Cà Mau". Bộ trang phục được lấy ý tưởng từ làng chiếu truyền thống ở miền cực Nam của Tổ quốc.
Phần trình diễn trang phục dân tộc "Chiếu Cà Mau" của Ngọc Châu:
Một số bộ trang phục dân tộc của các quốc gia khác:
Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2022 sẽ diễn ra vào ngày 14/1 tại New Orleans, Mỹ. Khác với mọi năm, đêm chung kết không chọn top 5, mà sẽ có 7 thí sinh bước vào phần thi ứng xử và một người sẽ giành được vương miện.
Hảo Hảo - Anh Phương - Thắm Nguyễn
Miss Universe 2022: Ngọc Châu tự tin, hoa hậu Hàn Quốc và Lào vấp ngãNgọc Châu cùng với hơn 80 thí sinh chính thức bước vào đêm bán kết Hoa hậu Hoàn vũ 2022 nhằm mục tiêu sẽ lọt vào top 20 của cuộc thi." alt="Miss Universe 2022: Hoa hậu Trung Quốc hóa cô dâu, Nepal thè lưỡi gây chú ý" />
- ·Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Shams Azar, 20h15 ngày 20/1: Đứng im trên BXH
- ·Thương mại đa kênh thúc đẩy các phương thức thanh toán hiện đại
- ·Bộ Chính trị phân công ông Lại Thế Nguyên điều hành Tỉnh ủy Thanh Hóa
- ·Tổng Bí thư: Chuẩn bị tốt để khởi động lại điện hạt nhân ở Ninh Thuận
- ·Siêu máy tính dự đoán Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01
- ·Hành trình công lý tập 40: mẹ Hà đến văn phòng luật sư đòi kiện Phương
- ·EU có thể mang pin rời trở lại smartphone
- ·Chỉ tiêu Ngoại thương, Tài chính, Ngân hàng,Kinh tế
- ·Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
- ·Quang Vũ kết hợp với Bảo Trân The Voice 2019
Bộ TT&TT cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 là trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thay thế vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2.
Theo thiết kế, VINASAT-1 có tuổi thọ là 15 năm và ở thời điểm đó VNPT dự tính thu hồi vốn sau 10 năm. Với VINASAT-2 có thể có tuổi thọ lên tới 21,3 năm. Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho hay, vệ tinh VINASAT-1 hết hạn sử dụng vào năm 2023.
Hiện hai quả vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 vẫn hoạt động ổn định, dù đã hết thời gian sử dụng theo thiết kế. Khi tiến hành phóng vệ tinh này, VNPT cũng đưa ra thông tin, nhà sản xuất cho biết vệ tinh có thể hoạt động kéo dài thêm khoảng 5 năm, sau khi hết thời gian sử dụng theo thiết kế.
Một chuyên gia về tần số chia sẻ với VietNamNet, cho dù hai vệ tinh này hết thời gian sử dụng và có thể kéo dài thêm 5 năm, nhưng việc chuẩn bị cho vệ tinh mới là vấn đề sớm đặt ra.
"Thông thường, khi đấu giá để mua dung lượng vệ tinh, các khách hàng sẽ đòi hỏi vệ tinh còn khoảng 30% thời gian sử dụng theo cam kết thiết kế. Vì vậy, thời điểm này sẽ khó khăn cho VNPT – đơn vị đang vận hành VINASAT-1 và VINASAT-2, khi chào thầu dịch vụ truyền dẫn qua vệ tinh”, vị chuyên gia nói.
Trước đó, ngày 18/4/2008 VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Adrian -5 (Pháp). Vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông). Vệ tinh có trọng lượng 2,8 tấn, tuổi thọ hoạt động 15 năm. Băng tần hoạt động: Băng C mở rộng và băng Ku với vùng phủ sóng rộng lớn gồm Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hawaii. VINASAT-1 có tổng giá trị đầu tư xấp xỉ 300 triệu USD, thời gian hoạt động 15 năm, được giao cho Tập đoàn VNPT là chủ đầu tư xây dựng và triển khai.
Đến 5h13 phút ngày 16/5/2012, vệ tinh VINASAT-2 đã được phóng lên quỹ đạo. Vốn đầu tư cho VINASAT-2 xấp xỉ 260 triệu USD do VNPT làm chủ đầu tư và quản lý. Vệ tinh VINASAT-2 có công suất lớn hơn, trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn, do đó có dung lượng băng tần nhiều hơn.
Nếu như VINASAT-1 được thiết kế gồm 20 bộ phát đáp hoạt động, trong đó có 8 bộ băng tần C mở rộng, 12 bộ băng tần Ku, với băng thông 36Mhz/1 bộ, 8 bộ phát đáp dự phòng (4 bộ băng Ku, 4 bộ băng C mở rộng), thì VINASAT-2 “hoành tráng” hơn, với 30 bộ phát đáp băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng). Như vậy, có thể thấy VINASAT-2 nhiều hơn VINASAT-1 4 bộ phát đáp, tương đương 20% dung lượng của VINASAT-1. Trong khi VINASAT-1 có vùng phủ sóng băng Ku tại: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar, VINASAT-2 mở rộng vùng phủ hơn với việc phủ sóng cả một phần Malaysia và Myanmar.
Việc phóng vệ tinh VINASAT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn chỉnh hệ thống viễn thông Việt Nam, khi trước đó đã có thông tin vô tuyến, thông tin hữu tuyến, thông tin mặt đất, thông tin mặt biển và nay có thêm vệ tinh viễn thông. Nó có tác dụng chủ động trong việc kết nối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo mà trước đó nước ta không thể thực hiện được bằng các hệ thống thông tin mặt đất. Vệ tinh này sẽ giúp Việt Nam chủ động được trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là các nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo và trên biển. Cuối cùng, việc phóng VINASAT cũng giúp chúng ta khẳng định được chủ quyền về quỹ đạo vệ tinh, về tần số vô tuyến điện.
Thị trường dung lượng vệ tinh có sự cạnh tranh gay gắt về giá của các nhà khai thác trong khu vực, những khó khăn thách thức của kinh tế trong nước và với tính chất kinh doanh đặc thù, phụ thuộc rất nhiều vào đường lối chính trị của các quốc gia nằm trong vùng phủ sóng của hệ thống vệ tinh VINASAT.
Thái Khang
" alt="Trình Chính phủ phê duyệt đề án thay thế 2 vệ tinh VINASAT" />Grab sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí. (Ảnh: Grab) Dù đang cố gắng thu hẹp các khoản lỗ bằng cách đóng một số bộ phận kinh doanh không hiệu quả trong năm nay, động thái mới nhất của Grab cho thấy những gì họ sẽ phải đối mặt trong năm 2023. Grab – một tên tuổi lớn trong thị trường gọi xe Đông Nam Á – tuyển dụng khoảng 8.800 nhân sự tính đến cuối năm ngoái.
Tháng trước, Grab nâng dự báo doanh thu năm 2022, báo cáo khoản lỗ hoạt động thấp hơn. Bộ phận giao hàng và giao đồ ăn hòa vốn sớm hơn 3 quý so với dự đoán.
Grab và các đối thủ như GoTo – công ty mẹ Gojek – được hưởng lợi từ các dịch vụ giao đồ ăn trong suốt đại dịch Covid-19, song tăng trưởng dần chậm lại và mảng gọi xe truyền thống chưa phục hồi được như trước dịch. Các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng do chi phí tăng cao và tăng trưởng “tậm tịt” tại các thị trường quan trọng.
Tháng 11, GoTo thông báo cắt giảm 1.300 người, tương đương 12% nhân sự, gia nhập làn sóng sa thải trên toàn cầu. Shopee cũng cho nhân viên tại một số nước nghỉ việc, đóng cửa các hoạt động ở nước ngoài do công ty mẹ Sea vật lộn với các khoản lỗ.
Giá cổ phiếu Grab đã giảm một nửa trong năm nay, còn GoTo giảm 75% trong đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ tồi tệ, giữa nỗi lo lắng của các nhà đầu tư về khả năng sinh lời và tăng trưởng.
Vào tháng 9, Giám đốc Điều hành Grab Alex Hungate chia sẻ với Reuters về việc sẽ không có sa thải quy mô lớn. Thay vào đó, Grab sẽ tuyển dụng có chọn lọc, đồng thời kiềm chế tham vọng fintech.
“Không một quyết định nào là dễ dàng, nhưng chúng sẽ giúp chúng ta tinh gọn hơn khi tăng tốc nhanh hơn trên con đường tăng trưởng lợi nhuận, bền vững”, ông Tan nói. Ông cũng nhắc nhở "hơn lúc nào hết", nhân viên Grab cần “áp dụng tư duy tiết kiệm và thận trọng khi chuẩn bị cho năm 2023”.
(Theo Reuters)
" alt="Grab tiếp tục ‘thắt lưng buộc bụng’" />Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. (Ảnh: TTXVN)
Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030.
Báo cáo Tổng kết thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng; dự thảo Tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; giới thiệu quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031; bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031.
Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2025-2027; chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII và một số nội dung quan trọng khác.
Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.
1. Về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
1.1. Về Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, thảo luận, cơ bản tán thành kết cấu và những nội dung chính của Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV; phân tích, nhấn mạnh, làm sâu sắc thêm ý nghĩa, chủ đề của Đại hội XIV; khẳng định Dự thảo Báo cáo chính trị có nhiều nội dung mới, điểm nhấn khác biệt so với Đại hội XIII, mang tầm chiến lược, lịch sử, có tính chất Cương lĩnh để thực hiện trong giai đoạn tới; đánh dấu mốc quan trọng đặc biệt cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với yêu cầu của thời đại, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nhận định: Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng với ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đạt được những thành tựu, kết quả nổi bật:
(1) Phát triển kinh tế cơ bản hoàn thành những mục tiêu chủ yếu, quan trọng.
(2) Phát triển văn hóa, xã hội và con người có nhiều mặt tiến bộ.
(3) Quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế được nâng tầm.
(4) Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đồng bộ, trong sạch, vững mạnh toàn diện; cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Ban Chấp hành Trung ương xác định, trong nhiệm kỳ Đại hội XIV, cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh văn hóa, con người và khối đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; phát triển nhanh, bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, có công nghiệp hiện đại vào năm 2030, thiết thực kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; tạo tiền đề vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.2. Về Dự thảo Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất đánh giá Dự thảo Báo cáo đã được chuẩn bị công phu, toàn diện, khá sâu sắc; thể hiện được những vấn đề mới có tính lý luận rút ra từ thực tiễn. Đây là Báo cáo rất quan trọng góp phần hoàn thiện lý luận của Đảng ta về đổi mới, phát triển đất nước trong 40 năm qua; từ đó tiến hành xây dựng phương hướng, quan điểm, mục tiêu, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong 40 năm xây dựng, phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng là rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, những vấn đề khó khăn đặt ra cho từng lĩnh vực, trên cơ sở đó định hướng giải pháp tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Ban Chấp hành Trung ương đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, trí tuệ, trách nhiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo, trong đó, tập trung nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến đánh giá về sự phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta trong 6 lĩnh vực: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục giương cao ngọn cờ tư tưởng, lý luận "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội"; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về sự sáng tạo, đột phá lý luận trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về văn hóa, xã hội và con người; về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
1.3. Về dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương nhận định: Điều lệ Đảng hiện hành đã được thi hành 3 nhiệm kỳ; cơ bản các nội dung của Điều lệ Đảng hiện hành phù hợp thực tiễn; các quy định, hướng dẫn của Trung ương cụ thể, thuận lợi trong thi hành, qua đó bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương chưa bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội XIV; trên cơ sở tổng kết công tác thi hành Điều lệ Đảng, đề nghị Đại hội XIV giao Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thi hành Điều lệ Đảng ngay từ đầu nhiệm kỳ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng vào thời điểm phù hợp.
1.4. Về Dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030
Ban Chấp hành Trung ương nhận định 5 năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến hết sức phức tạp, chưa có tiền lệ, ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự báo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thực hiện ba đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực, nhất là về phát triển hạ tầng. Phát triển văn hóa, con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có nhiều mặt tiến bộ.
Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu quan trọng, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao.
Về những hạn chế, yếu kém, Ban Chấp hành Trung ương thẳng thắn chỉ rõ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa vững chắc. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội một số mặt chưa cao…
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những kết quả, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm, dự báo tình hình trong nước, quốc tế những năm tới, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030.
Ban Chấp hành Trung ương thông qua nội dung cơ bản các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV (nêu trên); giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo các Tiểu ban hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện trên để lấy ý kiến đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2. Về Báo cáo Tổng kết thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đánh giá Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành và thống nhất thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng đúng thời điểm, đã kịp thời cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định của Đảng về công tác bầu cử, tháo gỡ những vướng mắc, phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Về cơ bản, hầu hết các nội dung của Quy chế bầu cử trong Đảng vẫn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất bổ sung, sửa đổi một số nội dung nhằm làm rõ hơn, bảo đảm chặt chẽ, cụ thể, bố cục hợp lý hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh, phê duyệt, ban hành thực hiện.
3. Về dự thảo Tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; giới thiệu quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031; bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất đánh giá, trong bối cảnh, tình hình có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhưng Đại hội XIII của Đảng đã bầu được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII cơ bản bảo đảm chất lượng, có số lượng, cơ cấu tương đối phù hợp theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng; bảo đảm sự kế thừa, đổi mới, phát triển liên tục đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng; góp phần lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực; nâng cao tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV là công việc hệ trọng; là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Trên cơ sở thảo luận dân chủ, trách nhiệm và thẳng thắn, Ban Chấp hành Trung ương xác định mục tiêu, yêu cầu công tác nhân sự Đại hội XIV, trong đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước phải là một tập thể trong sạch, vững mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo và uy tín; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Thực hiện tốt phương châm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đi đôi với phát huy, mở rộng dân chủ; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh, phê duyệt, ban hành thực hiện.
4. Về dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2025-2027
Ban Chấp hành Trung ương cơ bản thống nhất với Dự thảo Tờ trình và các báo cáo do Ban cán sự đảng Chính phủ trình; ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ trong việc triển khai tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức.
Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, phân tích, làm sâu sắc thêm những kết quả đã đạt được; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn và nguyên nhân, phân tích sâu về bài học kinh nghiệm trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2025-2027.
Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các giải pháp đột phá cần tập trung thực hiện trong năm 2025 phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu dự kiến khó đạt và đạt cao hơn đối với các chỉ tiêu dự kiến đạt kế hoạch 5 năm 2021-2025, làm cơ sở tạo đà cho nhiệm kỳ mới.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh ban hành Kết luận; chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh các Báo cáo, trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
5. Về chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đầu tư Dự án để hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và triển khai các quy hoạch; tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; bảo đảm nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam, là hành lang vận tải lớn nhất cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350km/h) trên trục Bắc - Nam.
Giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư Dự án.
6. Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Giao Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan và địa phương hoàn thiện Đề án trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8.
7. Ban Chấp hành Trung ương thông qua Báo cáo của Bộ Chính trị về những công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 9 đến Hội nghị lần 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và một số nhiệm vụ trọng tâm từ Hội nghị lần thứ 10 đến Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Báo cáo công tác tài chính đảng năm 2023.
8. Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung 2 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Đinh Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung khắc phục hậu quả bão, lũ, sớm ổn định đời sống của Nhân dân, khôi phục sản xuất, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024, tăng tốc về đích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
VTC News" alt="Thông báo Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII" />Tác giả còn dành riêng hai chương cho hai con ngõ đặc biệt: Ngõ Con Mắt có nhiều nhân vật, văn nghệ sĩ khác thường; và ngõ Cổng Bom với chỉ hơn 100 nóc nhà, cư dân tần tảo, một nắng hai sương.
Dù ở chương nào, kể về khu nào hay khung trời nào, Cù Mai Công đều ôn lại từng quán cà phê, xe phở, gánh canh bún, lò bánh mì, tiệm hớt tóc, gánh nước mía, gánh cháo lòng… mà anh biết.
Độc giả được hồi tưởng về các món ăn thân thuộc Ông Tạ xưa (như kẹo lạc, trà Bắc, kẹo dừa nhào đường mật, bún chả, gỏi cuốn, bò viên, đậu hũ miến chiên giòn…).
Tác giả cũng kể đến từng cây mai, cây ổi, cây khế, một con hẻm cụt, cánh đồng rau muống, khu nghĩa địa, hồ bơi, rạp hát… Đi kèm với đó là rất nhiều những mẩu chuyện, kỷ niệm, giai thoại không đầu không cuối, hoặc ly kỳ, cảm động, hài hước hoặc rất… vu vơ.
Nhưng độc giả dần nhận ra trong vô số những địa danh, hàng quán, con người đó, tác giả chỉ cốt có một dụng ý là dựng lại không khí sống động, tươi đẹp, nhiều niềm vui và tình yêu thương - điều nhiều dân Ông Tạ ngày nay luôn quay quắt nhớ về.
Về con người, Cù Mai Công kể từ văn nghệ sĩ cho đến lính tráng, từ doanh nhân nổi tiếng cho đến bà con vô danh, tần tảo, từ nhà báo, công chức, mục sư cho đến… giang hồ. Qua những chân dung khác nhau, tác giả cũng phần nào làm rõ cốt cách của người Ông Tạ: như thóc với khoai, chan hòa, giản dị.
Chương cảm xúc nhất của cuốn sách dường như lại nằm ở gần cuối - khi Cù Mai Công kể về “xóm Đại Lợi của tôi”. Trong đó, anh viết rất kỹ và cảm động về tình cảm, tâm tư những người hàng xóm láng giềng.
Xóm Đại Lợi, theo tác giả, như đại diện rõ nhất cho nét bản sắc của người Ông Tạ: Có người gốc Bắc, có người Nam, có người quê miền Trung, có người Tàu nhưng họ sống chung với nhau thuận hoà, đùm bọc, yêu thương. Đọc cuốn sách, ta cũng biết hơn về những thân phận đi qua thời bao cấp nhiều vất vả.
“Bắc - Trung - Nam sống đẹp bên nhau, gần gũi và học hỏi nhau, chỉnh sửa cho nhau mọi điều, kể cả giọng nói, ẩm thực... Sau năm 1975, bà con xứ khác về đây nhiều hơn. Tất cả đều thành một gia đình mà giờ có người xa nhau đã nhớ nhau, nhắc về nhau đầy yêu thương”, tác giả viết.
" alt="Sài Gòn một thuở: 'Dân Ông Tạ đó!'" />
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Atlas vs Nữ Club America, 08h00 ngày 22/1: Lấy lại ngôi đầu
- ·Trường ĐH Sài Gòn xin đất vì đất do ông Đinh La Thăng cấp cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng
- ·Đề thi CĐ luận bàn sự cao quý của nghề nghiệp
- ·10 trường ĐH, CĐ được tuyển sinh riêng
- ·Nhận định, soi kèo Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Hài lòng ra về
- ·Linh Rin khoe khoảnh khắc được Phillip Nguyễn
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về năm dữ liệu số Việt Nam 2023
- ·Twitter cấm tài khoản theo dõi máy bay riêng của Elon Musk
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Club Leon vs Nữ Tigres UANL, 06h00 ngày 21/01: Sức mạnh Á quân
- ·GS Đàm Thanh Sơn: Đừng ngần ngại chia sẻ khó khăn