Theo đó, tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng trong các dự án tại các khu vực có khả năng bố trí nhà ở xã hội theo quy hoạch là 90% nhà ở chung cư; 10% là nhà ở riêng lẻ. Tỷ lệ diện tích sàn nhà ở để cho thuê trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải đạt tối thiểu 30% tổng diện tích sàn tại dự án.
![]() |
Hà Nội sẽ xây dựng hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội trong 5 năm tới |
UBND TP cũng xác định cụ thể diện tích sàn nhà ở của các phân khúc hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.
Cụ thể, năm 2021, phát triển tổng cộng 5.267.000m2 sàn nhà ở, trong đó, có 88.000m2 sàn nhà ở xã hội; 106.000m2 sàn nhà tái định cư; 573.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 nhà ở riêng lẻ.
Năm 2022, phát triển 8.419.000m2 sàn nhà ở, trong đó, có 241.000m2 sàn nhà ở xã hội; 152.000m2 sàn nhà ở tái định cư; 3.526.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 sàn nhà ở riêng lẻ.
Năm 2023, phát triển 9.514.000m2 sàn nhà ở, trong đó có 192.000m2 sàn nhà ở xã hội; 88.000m2 sàn nhà ở tái định cư; 4.734.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 sàn nhà ở riêng lẻ.
Năm 2024, phát triển 9.696.000m2 sàn nhà ở, trong đó có 239.000m2 sàn nhà ở xã hội; 92.000m2 sàn nhà ở tái định cư; 4.865.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 sàn nhà ở riêng lẻ.
Năm 2025, phát triển 11.104.000m2 sàn nhà ở, trong đó có 409.000m2 sàn nhà ở xã hội; 122.000m2 sàn nhà ở tái định cư; 5.992.000m2 sàn nhà ở thương mại; 4.500.000m2 sàn nhà ở riêng lẻ.
Tổng diện tích sàn nhà ở phát triển giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 44 triệu mét vuông; diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2 sàn/người.
Để thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố dự kiến nhu cầu vốn là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 5.800,8 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, phát triển nhà ở xã hội và phục vụ công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
![]() |
Hà Nội dự chi gần 6.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, phát triển nhà ở xã hội và phục vụ công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ giai đoạn 2021-2025 |
Ngoài ra, UBND thành phố cũng huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện đầu tư, xây dựng nhà ở thương mại; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, nhà ở tái định cư.
Liên quan đến việc phát triển nhà ở xã hội, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý III/2021, trên cả nước chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới với quy mô 41 căn tại Lạng Sơn.
Ghi nhận trên thị trường, nguồn cung nhà ở vẫn tập trung chủ yếu là nhà ở trung cấp và cao cấp, nguồn cung nhà ở xã hội và giá thấp còn rất hạn chế.
Về giá bán, hầu hết dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại các thành phố trọng điểm được đầu tư xây dựng diện tích căn hộ từ 50-70m2, với mức giá bán dưới 20 triệu/m2.
Trong khi đó, căn hộ bình dân tại các dự án nhà ở thương mại khu vực trung tâm đô thị hầu như không có. Tại Hà Nội, hiện có một số dự án căn hộ bình dân có giá bán khoảng 28 triệu/m2 ở quận Long Biên, huyện Gia Lâm. Tại huyện Đan Phượng ghi nhận có dự án căn hộ giá 20 triệu/m2.
Còn tại TP.HCM, dự án ở TP Thủ Đức có giá khoảng 27 triệu đồng/m2, dự án ở quận Bình Tân có giá 24 triệu/m2. Tại Bình Dương, dự án căn hộ bình dân có giá khoảng 26 triệu đồng/m2.
Căn hộ bình dân có mức giá 25-30 triệu đồng/m2 chỉ xuất hiện tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm. Nguồn cung ngày một hạn chế trong khi nhu cầu của người dân vẫn còn nhiều dẫn đến giá bán tiếp tục tăng.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự biến mất của căn hộ bình dân vừa túi tiền không chỉ bởi các nhà đầu tư tập trung phát triển căn hộ cao cấp mà còn nguyên nhân từ việc đẩy giá những căn hộ cùng hạng. Theo chuyên gia bất động sản, người mua nhà phải chi nhiều tiền hơn, phải trả mức giá cao hơn nhưng chất lượng nhà cũng chỉ ở mức bình dân.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), một dự án ban đầu chỉ bán 30-33 triệu đồng/m2 thì nay được bán với giá 50-55 triệu đồng/m2. Cùng một dự án nhưng giá trung bình bị đẩy lên phân khúc cao hơn khiến người có nhu cầu thực không còn cơ hội.
Thuận Phong
Theo Kiểm toán nhà nước (KTNN), một số địa phương phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết còn chưa bố trí quỹ đất nhà ở xã hội (NƠXH), nhiều dự án không bố trí diện tích đất dành cho NƠXH theo quy định.
" alt=""/>Hà Nội sắp xây hơn 1 triệu m2 sàn nhà xã hộiTheo chuyên trang đánh giá DxOMark, iPhone 16 Pro Max đã đạt được tổng cộng 157 điểm, đưa nó lên vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng các smartphone có giá hơn 800 USD, được trang bị camera chất lượng.
iPhone 16 Pro Max bị tụt hậu về khả năng chụp ảnh khi đứng sau Huawei Pura 70 Ultra (163), Google Pixel 9 Pro XL (158) và Honor Magic6 Pro (158).
Tuy nhiên, khi xét ở khả năng quay video, smartphone cao cấp nhất của Apple lại đạt được điểm số cao nhất (159 điểm), và được đánh giá là xuất sắc với độ phơi sáng và độ chính xác màu sắc nhất quán trong nhiều điều kiện; độ nhiễu thấp nhất ngay cả khi quay thiếu sáng; độ ổn định hình ảnh cao nhất.
Bên cạnh chất lượng video tổng thể ở mức hàng đầu trong phân khúc, iPhone 16 Pro Max cũng được khen ngợi về khả năng tái tạo màu sắc, dải màu sáng và sống động, cùng các tùy chọn chỉnh màu sắc hình ảnh; tùy chọn chỉnh sửa phong phú; khả năng xem trước hình ảnh "vô cùng chính xác" và thời gian chụp không có độ trễ cũng được đánh giá cao.
Điểm trừ duy nhất trong kết quả thử nghiệm liên quan đến chức năng zoom, sử dụng hệ thống ống kính Tetraprism để tăng độ phóng đại. Kết quả cho thấy có sự không nhất quán giữa phạm vi zoom 2x và 5x, với hình ảnh "mất một số chi tiết".
Kết quả từ DxOMark tiếp tục duy trì thứ hạng cao mà hệ thống camera của Táo khuyết thường nhận được cho các thiết bị di động mới của mình. Năm 2023, iPhone 15 Pro Max có hệ thống camera tốt thứ hai thế giới, với số điểm là 154.
Xem video giới thiệu iPhone 16 Pro. (Nguồn: Apple):
(Theo Appleinsider, Apple)
“Các UAV Orlan-10 hiện đang hoạt động khắp nơi trên tiền tuyến. Sự hiện diện ngày càng gia tăng của các loại UAV này cho phép quân đội Nga phát hiện và tiêu diệt chính xác các mục tiêu phía sau tiền tuyến bằng pháo phản lực và tên lửa đạn đạo chiến thuật”, Jack Watling, chuyên gia tại Viện RUSI (trụ sở Vương quốc Anh) nói.
Trong khi đó, Kiev không có đủ hệ thống phòng không để bắn hạ tất cả UAV trinh sát Nga và họ cũng không muốn sử dụng những tên lửa đắt tiền để đối phó với các loại UAV như Orlan-10. Bởi vậy, việc sử dụng UAV FPV giá rẻ có “hiệu quả về chi phí, tiết kiệm kho đạn phòng không cho những mục tiêu giá trị cao hơn”.
UAV, đặc biệt là loại quadcopter giá rẻ, được sử dụng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine nhiều hơn so với bất kỳ cuộc xung đột nào khác trong lịch sử. Cả hai bên đều sử dụng chúng để nhắm vào binh lính, thiết bị và các thành phố của đối phương cũng như thu thập thông tin tình báo để chỉ điểm cho các đơn vị tấn công.
Cả Nga và Ukraine đều liên tục phát triển các loại UAV mới và những phương pháp mới để sử dụng chúng, cũng như cách thức mới để đánh bại UAV của đối phương. ISW nhận định việc Ukraine sử dụng UAV FPV ở quy mô lớn dọc tiền tuyến đã buộc Nga phải tìm cách ứng phó.
UAV trinh sát đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp Nga quyết định nhắm bắn vào mục tiêu nào của Ukraine. UAV chỉ điểm cho các đơn vị pháo binh biết nơi tập trung binh sĩ và thiết bị, cũng như nơi các cuộc tấn công được lên kế hoạch, từ đó pháo binh sẽ thực hiện nhiệm vụ đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương.
Nga đã tận dụng những hạn chế về phòng không của Ukraine và triển khai nhiều UAV cánh cố định, thậm chí còn đưa chúng vào sâu trong các khu vực hậu phương của Ukraine. Điều này giúp Nga cải thiện độ chính xác của các cuộc tấn công.
(Theo BI)