搜索

Tây Ninh: Ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp, tạo luồng sinh khí mới

发表于 2025-01-25 12:30:10 来源:NEWS

Tây Ninh có nhiều thế mạnh để phát triển ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,âyNinhỨngdụngcôngnghệsốvàonôngnghiệptạoluồngsinhkhímớ5 đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ tạo nên luồng sinh khí mới, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một trong những hoạt động ngành Nông nghiệp Tây Ninh đang hướng đến. Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh bước đầu đã hình thành hệ sinh thái khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số vào lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển đổi số trong nông nghiệp đã giúp các nhà nông, doanh nghiệp tiếp cận cách làm mới để hoà nhịp xu thế phát triển, từ đó cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.

Những năm qua, cùng với phát triển sản xuất công nghiệp, tỉnh luôn chú trọng tới phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, coi đây là khâu then chốt để tạo bước đột phá, là nền tảng của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Trong đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ về hạ tầng, ứng dụng công nghệ số như phần mềm truy xuất nguồn gốc cây trồng, vật nuôi; tem truy xuất nguồn gốc, giám sát và hỗ trợ đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói sản phẩm, cơ sở dữ liệu thủy lợi,... hỗ trợ phát triển sản xuất trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.

Đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh đã hỗ trợ cài đặt phần mềm cho 247 cơ sở sản xuất cây ăn quả với tổng diện tích trên 1.728 ha. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 24 vùng trồng và 4 cơ sở đóng gói được cấp và sử dụng mã số xuất khẩu.

Toàn tỉnh có 24 loại cây ăn quả đăng ký thực hiện phần mềm Kipus; hỗ trợ 10 cơ sở sản xuất đã ứng dụng phần mềm Kipus in 130.500 tem truy xuất nguồn gốc cho 5 loại sản phẩm như: xoài, bưởi da xanh, dưa lưới, mãng cầu ta, mãng cầu thái (na Hoàng Hậu).

maybayphunthuoc.png
Tây Ninh sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa và một số cây trồng khác

Sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa và một số cây trồng khác như: bắp, mì, mía, cây ăn quả… nhằm tăng cường việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất; hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc, tiết kiệm công lao động, có thể ứng dụng trên nhiều loại cây trồng và địa hình khác nhau.

Sử dụng hệ thống tưới nước tự động xoay tròn (tưới Pivot) áp dụng trên cây mía; hệ thống này được điều khiển từ xa có thể tưới được cùng lúc trên diện tích rộng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thuê nhân công.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông hiện đại mang lại hiệu quả cao như mô hình ứng dụng công nghệ sinh học - nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 700m2, tại khu phố Ninh Lộc, phường Ninh Sơn, TP. Tây Ninh.

Lĩnh vực chăn nuôi có 8/128 trang trại heo, 4/35 cơ sở giết mổ tập trung sử dụng phần mềm TE-food để truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, tích hợp cơ sở dữ liệu hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, xây dựng hệ thống quản lý thông tin hiện đại và đồng bộ, liên kết chặt chẽ trong việc quản lý vận hành, khai thác công trình thủy lợi và bảo vệ công trình phục vụ sản xuất. Ứng dụng phần mềm Citywork để quản lý khách hàng sử dụng nước sạch khu vực nông thôn, in hoá đơn thu tiền nước trên 69 công trình cấp nước tập trung.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành nông nghiệp của tỉnh, việc thực chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp tỉnh đang ở giai đoạn đầu.

Năm 2023, chuyển đổi số đã được Sở NN&PTNT đặc biệt quan tâm và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cho cả thời gian tới. Nhiệm vụ này đã được thể hiện thông qua việc triển khai một số mô hình ứng dụng nông nghiệp 4.0 tiêu biểu.

Theo đó, ngành NN&PTNT đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp cụ thể như: tập trung xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp trên các lĩnh vực bao gồm: hiện trạng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi, nước sạch, nông thôn mới và sản phẩm đặc thù của tỉnh; các vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, điều kiện đất đai, quản lý thông tin trên cây trồng, vật nuôi, xây dựng mạng lưới quan trắc, cảnh báo, giám sát các hoạt động chuyển đổi số nông nghiệp… bảo đảm việc quản lý hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả, nhanh chóng, chính xác và đồng bộ việc kết nối với hệ thống dùng chung của tỉnh.

Xuân Quý và nhóm PV, BTV
随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Tây Ninh: Ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp, tạo luồng sinh khí mới,NEWS   sitemap

回顶部