Thể thao

Nhận định, soi kèo Sahab vs Al

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-28 10:04:50 我要评论(0)

ậnđịnhsoikèlịch năm 2024 Phạm Xuân Hải - 15/12/2023 06:40 lịch năm 2024lịch năm 2024、、

ậnđịnhsoikèlịch năm 2024   Phạm Xuân Hải - 15/12/2023 06:40  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
W-tuan thu Nghi dinh 13 0.jpg
Phó Cục trưởng Cục A05 Triệu Mạnh Tùng nhấn mạnh, loại dữ liệu mang tính nhạy cảm và hiện đang được khai thác, sử dụng sai mục đích, tràn lan nhất hiện nay chính là dữ liệu cá nhân. Ảnh: BTC

Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - A05 (Bộ Công an), Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhấn mạnh, Nghị định 13 ra đời đã đặt nền móng rất quan trọng để Việt Nam có cơ sở pháp lý, có quy định cụ thể đối với việc chủ thể dữ liệu, bên xử lý dữ liệu, kiểm soát dữ liệu cùng các bên liên quan khác phải ứng xử thế nào với dữ liệu khách hàng.

Tuy vậy, ông Triệu Mạnh Tùng cũng chỉ rõ tuy đã có sự ra đời của Nghị định 13, nhưng đến nay các vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam vẫn diễn ra phổ biến. Ngay tại thời điểm này, A05 với vai trò là cơ quan chuyên trách của Bộ Công an đang rà soát để kiểm tra, đánh giá, xác minh và xử lý hàng trăm hội nhóm mua bán thông tin dữ liệu cá nhân, khai thác và sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân.

“Việc mua bán dữ liệu diễn ra công khai. Hầu hết các dữ liệu có đầy đủ thông tin, từ thông tin cơ bản của cá nhân đến thông tin về quan hệ gia đình, sức khỏe, và thậm chí cả thông tin về hoạt động tiêu dùng của cá nhân đó, đều đang bị mua bán và sử dụng rất tràn lan, phổ biến”,ông Triệu Mạnh Tùng chia sẻ.

Đại diện A05 cũng cho biết, theo kết quả rà soát của cơ quan này, có khoảng hơn 1,2 triệu doanh nghiệp chịu sự tác động của Nghị định 13. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp nộp hồ sơ báo cáo về cơ quan chuyên trách của Bộ Công an còn rất nhỏ, với khoảng hơn 1.000 hồ sơ. Từ xem xét hơn 1.000 hồ sơ này, A05 nhận thấy doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

“Hội thảo này chính là dịp để các bên trao đổi, thảo luận những vấn đề các doanh nghiệp gặp phải, đồng thời đánh giá công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam”,đại diện A05 nhận xét.

W-tuan thu Nghi dinh 13 2.jpg
Ông Đào Đức Triệu chia sẻ về thực tiễn công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân sau 1 năm triển khai Nghị định 13. Ảnh: BTC

Theo ông Đào Đức Triệu, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn chính sách pháp luật của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, sau 1 năm Nghị định 13 có hiệu lực, công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam đã có tiến bộ, thay đổi được nhiều điểm.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ban hành Nghị định 13, đặc biệt là quy định về các quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân, ông Đào Đức Triệu chỉ rõ: Nghị định 13 là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định 11 quyền của chủ thể dữ liệu. Việc của các doanh nghiệp là làm sao cụ thể hóa được 11 quyền này bằng các chính sách, quy trình của đơn vị mình nhằm đáp ứng yêu cầu, từ khâu thu thập đến khâu phân tích, xử lý và xóa bỏ dữ liệu.

“Chúng tôi hiện nay bắt đầu nhận được các thông tin khiếu nại liên quan đến dữ liệu cá nhân của người dùng được sử dụng vào các dịch vụ”, ông Đào Đức Triệu chia sẻ.

W-quyen chu the du lieu 1.jpg
11 quyền của chủ thể dữ liệu, theo quy định tại Nghị định 13 năm 2022 của Chính phủ. Ảnh: NCA

Tuy vậy, Phó Tổng thư ký Hiệp hội An ninh mạng quốc gia Đào Đức Triệu cũng có cùng quan điểm với đại diện A05, khi nhận xét rằng dù Nghị định 13 đã ra đời, được thực thi 1 năm, nhưng tình trạng mua bán, chiếm đoạt, sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân một cách bất hợp pháp vẫn diễn ra rất tràn lan, phổ biến.

Theo thống kê, từ đầu năm 2023 đến đầu năm 2024, Bộ Công an đã tiếp tục phát hiện nhiều cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, đấu tranh, xử lý.

Bàn về các vấn đề của các doanh nghiệp gặp phải trong việc thực thi quy định của Nghị định 13, ông Đào Đức Triệu cho hay, đó là việc thu thập thừa dữ liệu cá nhân; Thiếu cơ sở pháp lý khi thu thập dữ liệu cá nhân; Không thể xác định các luồng xử lý dữ liệu; Không thể lấy ý kiến đồng ý của chủ thể dữ liệu; Chủ thể dữ liệu từ chối cho ý kiến; Khó khăn trong thực thi các giải pháp kỹ thuật...

“Vướng mắc lớn nhất trong quá trình triển khai là nhiều cơ quan, đơn vị chưa hiểu hết nội dung của Nghị định 13. Nhiều đơn vị chỉ chú ý đến việc làm sao xây dựng thủ tục hành chính, hồ sơ đánh giá tác động; không nghiên cứu để hiểu cũng như không xác định rõ những vấn đề doanh nghiệp mình gặp phải khi triển khai Nghị định 13 là gì. Vì thế, doanh nghiệp vướng rất nhiều!", ông Đào Đức Triệu phân tích.

W-tuan thu nghi dinh 13 3.jpg
Phó Tổng giám đốc VietinBank Trần Công Quỳnh Lân chia sẻ kinh nghiệm tuân thủ các quy định tại Nghị định 13. Ảnh: BTC

Chia sẻ ở góc nhìn của một đơn vị chịu ảnh hưởng tác động lớn từ quy định của Nghị định 13, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng giám đốc VietinBank cho rằng: Việc tuân thủ Nghị định này là bắt buộc và cần thiết để bảo vệ dữ liệu người dùng, đồng thời đảm bảo uy tín của ngân hàng.

Theo ông Trần Công Quỳnh Lân, bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng cũng như người dùng dịch vụ của ngân hàng, việc tuân thủ Nghị định 13 cũng đưa đến cho VietinBank và các ngân hàng khác nhiều thách thức về chi phí đầu tư, quản lý và giám sát tuân thủ, phân loại dữ liệu, đánh giá tác động việc xử lý dữ liệu, tuân thủ yêu cầu pháp lý và đào tạo nhân viên.

Cụ thể như, có rất nhiều hệ thống thông tin bị tác động bởi Nghị định 13, do đó ngân hàng cần phải đầu tư chi phí khá lớn cho việc điều chỉnh các hệ thống hiện có của mình. Khâu quản lý và giám sát tuân thủ cũng đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống để giám sát hiệu quả. Hay về phân loại dữ liệu, hiện nay ngân hàng khó có thể xác định được loại dữ liệu cá nhân nào khách hàng có quyền sở hữu hoàn toàn, dữ liệu nào cần phải thu thập theo luật, dữ liệu nào phục vụ cho ngân hàng sử dụng xác thực hoặc chứng minh có tranh chấp. Một thách thức khác là các ngân hàng cần phải đào tạo nhân viên về quy định mới và các biện pháp bảo mật.

Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện Hiệp hội An ninh mạng quốc gia và một số doanh nghiệp công nghệ cũng hướng dẫn, đề xuất các giải pháp cũng như những vấn đề cốt lõi doanh nghiệp cần quan tâm để thực thi tốt Nghị định 13, mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp và khách hàng.

" alt="Đang rà soát để xác minh và xử lý hàng trăm hội nhóm mua bán dữ liệu cá nhân" width="90" height="59"/>

Đang rà soát để xác minh và xử lý hàng trăm hội nhóm mua bán dữ liệu cá nhân

Do Thai Hoa.jpg
Ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT&TT Hà Giang cho biết, những người làm trong tổ công nghệ số cộng đồng vẫn làm việc trên tinh thần tự nguyện vì cộng đồng, chứ chưa có bất kỳ khoản kinh phí nào cho hoạt động này. Ảnh: TK

Bài toán đặt ra cho mô hình tổ công nghệ số cộng đồng

Tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang có 7 người tham gia tổ công nghệ số cộng đồng. Công việc của họ là xuống từng nhà dân hỗ trợ tải các ứng dụng về thanh toán tiền điện, nước, đăng ký sổ sức khỏe điện tử, dịch vụ công quốc gia, mua bán hàng trực tuyến không dùng tiền mặt… Đồng thời, những thành viên tổ này còn giúp người dân trên địa bàn sử dụng thành thạo các tính năng của điện thoại thông minh.

Tại thôn Nà Xá, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, Hà Giang, từ khi được thành lập cho đến nay, tổ công nghệ số cộng đồng chủ yếu tham gia vận động và giúp người dân làm thẻ căn cước công dân điện tử và mã định danh cá nhân. Trong việc thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân, kích hoạt mã định danh điện tử, nhiều tổ công nghệ số cộng đồng đã phối hợp rất tốt với các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

Thực tế, nhiều thành viên chưa hiểu rõ nội dung hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng và cũng chưa tiếp cận tốt với các nội dung chuyển đổi số. Theo đánh giá của Sở TT&TT Hà Giang, một số nơi, sự phối hợp giữa các thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng còn hạn chế. Thậm chí, một số thành viên trong tổ công nghệ số cộng đồng của xã, thôn chưa sử dụng thành thạo công nghệ số, một phần do chưa phát sinh nhu cầu cụ thể của bản thân, một phần do các hệ thống cung cấp dịch vụ chưa thực sự ổn định, chưa thân thiện nên gặp nhiều lúng túng trong việc hỗ trợ người dân nhất là khi hệ thống không ổn định. Đây chính là những khó khăn đang ảnh hưởng đến chất lượng của tổ công nghệ số cộng đồng. Thực tế cho thấy, ở nơi nào, cấp ủy, chính quyền quan tâm đến hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng, thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thì ở nơi đó, tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động khá hiệu quả.

Tìm cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?

Ông Đỗ Thái Hòa cho biết, hiện Hà Giang có 2.071 thôn, tổ dân phố đã thành lập được tổ công nghệ số cộng đồng, đạt tỷ lệ 100%. Mỗi thôn, bản sẽ được bố trí khoảng 3 – 4 người vào tổ công nghệ số cộng đồng, nên con số này lên tới hàng chục nghìn người tham gia. Hà Giang đã tổ chức mô hình tổ công nghệ số cộng đồng lấy cán bộ làm nòng cốt, còn những thành viên triển khai là đoàn thanh niên và lực lượng giáo viên ở các thôn, bản và thường xuyên được tập huấn, học tập thông qua các chương trình của tỉnh, của huyện cũng như các khoá thi, đào tạo trực tuyến của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông. Những thành viên này có thể kết nối hai chiều với đồng bào, nói được tiếng dân tộc, nên đã phát huy tốt việc hướng dẫn sử dụng các ứng dụng cho bà con.

Theo đánh giá của Sở TT&TT Hà Giang, vẫn còn tình trạng nơi hoạt động tốt, nơi chưa tốt, nên vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao chất lượng hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng vẫn là bài toán khó. Ông Đỗ Thái Hòa cho biết, hiện mô hình tổ công nghệ số cộng đồng đang có những vướng mắc nhất định. Cụ thể, vẫn còn chuyện lúng túng cho tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động theo cơ chế nào, quy định nào, hướng dẫn bà con ứng dụng công nghệ theo trình tự nào? Vì vậy, đến thời điểm này, tổ công nghệ số cộng đồng chưa có khung hoạt động rõ ràng mà vẫn đang thực hiện theo tình thần "hiểu điều gì thì chuyển tải cho người dân điều đó".

Những người làm trong tổ công nghệ số cộng đồng vẫn làm việc trên tinh thần tự nguyện vì cộng đồng, chứ chưa có bất kỳ khoản kinh phí nào cho hoạt động này. Điều này không tránh khỏi việc tổ chức thành lập ra, nhưng tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm không cao”, ông Đỗ Thái Hòa nói.

Hiện Hà Giang không cố định thành phần tham gia ở tổ công nghệ số cộng đồng, mà linh hoạt tuỳ theo nhận thức về công nghệ để mời vào tổ này. Tuy nhiên, ông Đỗ Thái Hòa cho rằng, tại các địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, do điều kiện còn khó khăn và số người am hiểu công nghệ trong cộng đồng rất ít, nên có thể bố trí thêm cán bộ công chức, đảng viên để tham gia vào tổ công nghệ số cộng đồng. Khi các cán bộ, Đảng viên về sinh hoạt ở nơi cư trú, hàng năm sẽ có nhận xét đánh giá của chi bộ. Vì vậy, nếu gắn thêm nhiệm vụ của tổ công nghệ số cộng đồng cho các cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ tại nơi cư trú sẽ tăng cường thêm nguồn lực cho tổ này.

Chúng tôi đang xem xét đề xuất ý tưởng này với lãnh đạo tỉnh để tăng cường nhân lực cho tổ công nghệ số cộng đồng. Nếu làm được như vậy, sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi Đảng viên ở cơ sở địa phương,” ông Hòa nói.

" alt="Cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?" width="90" height="59"/>

Cơ chế nào cho tổ công nghệ số cộng đồng?

Theo đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết đã nhận được đơn khiếu nại của cha mẹ học sinh có con đang học tại Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, tỉnh Nghệ An). Nội dung đơn kiến nghị phản ánh sự việc phụ huynh và nhà trường chưa thỏa thuận được mức thu phí học online trong thời gian học sinh không đến trường vì dịch Covid-19.

Sau khi xem xét nội dung đơn và căn cứ quy định của pháp luật, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã chuyển đơn đến Sở GD-ĐT Nghệ An giải quyết và yêu cầu gửi kết quả về Bộ trước ngày 15/7.

Trước đó, như VietNamNet đưa tin, cách đây gần một tháng, một số phụ huynh bày tỏ bất bình khi Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng giữ nguyên học phí toàn năm học dù có những tháng học online do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cụ thể, các phụ huynh cho hay theo thỏa thuận từ đầu năm học, nhà trường thu học phí 10 tháng (từ ngày 1/8/2019 đến ngày 30/5/2020). Tuy nhiên, do dịch bệnh nên học sinh nghỉ học từ ngày 7/2-3/5/2020 (2 tháng 3 tuần).

Sau khi học sinh trở lại trường vào ngày 4/5, theo chương trình đã được tinh giản mà Bộ GD-ĐT hướng dẫn, nhà trường thông báo kết thúc năm học vào ngày 30/6.

Như vậy, theo phụ huynh, tổng thời gian học sinh không đến trường là 1 tháng 3 tuần. Do vậy, việc nhà trường vẫn thông báo thu đủ 10 tháng học phí khiến các phụ huynh không đồng tình.

{keywords}
Phụ huynh và trường không thuận mức thu học phí, Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT Nghệ An xem xét, giải quyết.

Nhóm phụ huynh cho rằng việc trường áp đặt giữ nguyên mức thu học phí 10 tháng là không đúng với chủ trương của Bộ GD-ĐT. Bởi trong công văn 1620/BGDĐT-KHTC, Bộ GD-ĐT nêu rõ: "Đối với các cơ sở ngoài công lập, nếu tổ chức học trực tuyến thì các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học... để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh”.

Trong khi đó, qua văn bản trả lời phụ huynh, Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng cho hay sẽ giữ nguyên mức thu.

Ông Đậu Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng cùng với việc tổ chức dạy học trực tuyến và theo kế hoạch kết thúc năm học 2019-2020 vào ngày 30/6, trên thực tế nhà trường thực hiện việc dạy và học liên tục trong suốt 11 tháng (từ ngày 5/8/2019 đến ngày 30/6/2020).

“Chỉ có điều hình thức học được tổ chức theo 2 cách. Trong đó, 8 tháng 1 tuần học sinh học tập trung, thời gian còn lại là học trực tuyến. Tổng thể, các thầy cô làm việc liên tục 11 tháng mà học phí vẫn thu 10 tháng là đã giảm so với thực tế. Bên cạnh đó, chất lượng dạy học của trường vẫn hoàn thành tốt”.

Tuy nhiên, không thỏa mãn với cách lý giải này, 2 tuần trước đây, nhóm phụ huynh đã mang băng rôn kéo đến trường để tiếp tục phản đối. Họ cũng gửi đơn khiếu nại lên các cấp cao hơn, trong đó có cả UBND tỉnh Nghệ An.

Sau khi nhận được đơn kiến nghị, ngày 17/6, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có công văn gửi giám đốc Sở GD-ĐT yêu cầu kiểm tra, kết luận trả lời công dân theo đúng quy định.

Một phụ huynh có con đang học tại trường, chia sẻ: "Dù đúng hay sai, phụ huynh chúng tôi cũng mong đợi một câu trả lời từ phía các cơ quan quản lý. Số tiền không quá lớn nhưng chúng tôi nghĩ đó là quyền lợi chính đáng, nhà trường cần tôn trọng thỏa thuận và các quy định".

Thanh Hùng

Nghệ An: Phụ huynh phản đối học phí online, đề nghị Sở GD-ĐT phân xử

Nghệ An: Phụ huynh phản đối học phí online, đề nghị Sở GD-ĐT phân xử

Một nhóm phụ huynh mang băng rôn kéo đến trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng để phản đối mức thu học phí trong thời gian học online. 

" alt="Thanh tra Bộ Giáo dục yêu cầu xem xét phản ánh mức thu phí học online Trường Phượng Hoàng" width="90" height="59"/>

Thanh tra Bộ Giáo dục yêu cầu xem xét phản ánh mức thu phí học online Trường Phượng Hoàng