Nhận định, soi kèo La Equidad vs Independiente Santa Fe, 08h30 ngày 31/01
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng -
Chàng trai nhặt rác đỗ vào trường Luật HarvardRehan Stanton (24 tuổi), chàng trai từng phải đi nhặt rác kiếm sống.
Khi Rehan Stanton lên 8 tuổi, mẹ của anh bỏ nhà ra đi. Cũng từ đó, cả hai anh em thường xuyên chịu nhịn đói. Người cha dù đã cố gắng làm nhiều công việc một lúc nhưng vẫn rất chật vật chi trả các hoá đơn trong gia đình.
Cũng trong thời điểm này, 3 cha con bị họ hàng xa lánh nên phải nương tựa vào nhau để sống. Tuy nhiên, Rehan chưa từng một lần than trách cha mình.
Thời trung học, cậu bé Rehan đã từng theo đuổi môn võ thuật và quyền anh, phấn đấu trở thành vận động viên chuyên nghiệp sau khi ra trường. Tuy nhiên, giấc mơ ấy tan vỡ khi cậu gặp chấn thương nghiêm trọng ở vai vào năm học lớp 12.
Rehan Stanton nộp đơn vào một số trường ngay trước khi kết thúc năm học nhưng đều bị từ chối. Cậu đành chấp nhận đi làm công nhân vệ sinh.
Tuy vậy, Rehan Stanton vẫn khao khát được đi học. Nhiều đồng nghiệp của Rehan lấy làm tiếc cho chàng trai thông minh và có tiềm năng, động viên cậu nên nỗ lực học tiếp.
Rehan Stanton (áo đỏ) đã được nhận vào Trường Luật thuộc ĐH Harvard
Như được tiếp thêm động lực, Rehan Stanton tự ôn tập và sau đó anh được nhận vào ĐH Bowie, tốt nghiệp với số điểm tuyệt đối. Rehan tiếp tục vào học tại ĐH Maryland và đã tốt nghiệp năm 2018.
Trong suốt những năm sau đó, Rehan vừa làm nghề tư vấn, vừa ôn tập cho kỳ thi LSAT tuyển sinh vào Trường Luật. Rehan đã vượt qua nhiều mục tiêu đề ra cho bản thân và không ngừng theo đuổi con đường học vấn.
Kết quả, Rehan Stanton đã được nhận vào Trường Luật thuộc ĐH Harvard trong mùa thu này. Ngoài ra, anh còn trúng tuyển vào 4 trường danh tiếng khác là ĐH Columbia, ĐH Pennsylvania, ĐH Nam California và ĐH Pepperdine.
Giờ đây, Rehan đang có kế hoạch giúp đỡ những người trẻ tuổi khác ôn tập cho kỳ thi LSAT và tư vấn cho họ vào đại học.
“Nhìn lại những trải nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng mình đã làm tốt trong những tình huống tồi tệ nhất. Mỗi nghịch cảnh đã buộc tôi phải thoát ra khỏi vùng an toàn, nhưng may mắn tôi có được sự hỗ trợ từ gia đình, đồng nghiệp để vươn lên trong khó khăn”, chàng sinh viên nói.
Rehan cũng tin rằng thời gian làm công nhân vệ sinh đã giúp anh nhìn thấy tiềm năng của bản thân. Anh luôn trân trọng những người đồng nghiệp ở nơi làm việc đó.
“Chính họ đã tạo cơ hội và hỗ trợ để tôi tiến xa hơn. Cũng chính họ tạo động lực giúp tôi theo đuổi ước mơ của mình”.
Trường Giang (Theo CNN)
Nam sinh gốc Việt mồ côi cha, ngủ gầm cầu trúng tuyển ĐH Harvard
Một học sinh gốc Việt ở Houston, bang Texas (Mỹ) đã vượt qua hoàn cảnh vô gia cư, tốt nghiệp thủ khoa trung học và được nhận vào Đại học Harvard.
"> -
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, năm 2017, tất cả các trường ĐH trên cả nước sẽ xét tuyển chung trên cơ sở dữ liệu do Bộ quản lý. Tuyển sinh ĐH 2017: Tất cả các trường ĐH sẽ xét tuyển chungCả nước là một "nhóm" lớn
Theo Thứ trưởng Ga, với cơ sở dữ liệu của kỳ thi THPT năm 2016 là đủ để tất cả các trường trên cả nước xét tuyển chung. Tuy nhiên, năm ngoái, các trường vẫn muốn xét tuyển riêng.
Việc tổ chức xét tuyển riêng như năm 2016 dẫn đến lượng thí sinh ảo lớn, các trường khó khăn trong việc lọc ảo. Bên cạnh đó, cũng xảy ra tình trạng bất công cho thí sinh.
Chẳng hạn có thí sinh không đậu nguyện vọng 1 nhưng sau đó, các trường hạ điểm chuẩn để xét tuyển bổ sung thì những em đó mặc dù đủ điểm trúng tuyển nhưng lại không còn cơ hội vào học trường mình yêu thích.
Năm nay, với việc tổ chức xét tuyển chung trong cả nước thì những hạn chế bất cập nói trên sẽ được xử lý. Các trường sẽ không còn thí sinh ảo, đồng thời công bằng hơn với thí sinh. Thí sinh nào điểm cao sẽ đậu vào nguyện vọng cao hơn, không có chuyện điểm cao thì lại trượt còn người điểm thấp hơn lại đậu như năm 2016 nữa.
Thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương án tuyển sinh chung trong cả nước, năm nay, các thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng, nhiều trường chứ không chỉ 2 trường với 4 nguyện vọng như năm ngoái.
Tuy nhiên, với phương án xét tuyển chung, các thí sinh buộc phải lựa chọn từ khi đăng ký nguyện vọng. Theo đó, thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng của mình từ cao xuống thấp theo thứ tự ưu tiên.
Năm 2017, tất cả các trường ĐH trong cả nước sẽ tổ chức xét tuyển chung. Ảnh: Lê Văn. Thí sinh đủ điểm chỉ có thể trúng tuyển duy nhất vào nguyện vọng cao nhất mà mình đăng ký. Không còn hiện tượng thí sinh có thể trúng tuyển cùng lúc vào 2 nguyện vọng như năm 2016.
Theo phương án này, năm nay, thí sinh vẫn phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học. Các trường sẽ căn cứ trên kết quả xác nhận nhập học để tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.
Các thí sinh không lựa chọn nguyện vọng (trường) mà mình trúng tuyển trong đợt đầu có thể không nộp giấy chứng nhận kết quả thi và chờ các đợt xét tuyển bổ sung.
Các trường sẽ được lợi
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương án xét tuyển chung trong cả nước, tất cả các trường ĐH đều sẽ tham gia, kể cả các trường khối quân đội công an. Do đó, việc tổ chức xét tuyển theo nhóm như nhóm GX năm ngoái cũng sẽ không còn nữa.
Đồng thời, các trường cũng sẽ tham gia cùng Bộ để điều chỉnh trong khâu chạy phần mềm dữ liệu để chọn ra số lượng thí sinh trúng tuyển của năm nay.
Theo đó, sau khi chạy cơ sở dữ liệu, Bộ sẽ cung cấp kết quả để các trường tham khảo. Sau khi các trường điều chỉnh, đưa ra các tiêu chí, điều kiện thêm, Bộ sẽ tiếp tục chạy cơ sở dữ liệu một lần nữa để đưa ra kết quả cuối cùng.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã tiến hành họp với một số trường ĐH đưa ra phương án để thảo luận với các trường để làm sao vừa có thể xét tuyển chung mà các trường vẫn có thể tự chủ trong xét tuyển được.
Theo đó, phương án xét tuyển chung các trường sẽ có lợi hơn khi không còn thí sinh ảo đồng thời cũng không ảnh hưởng gì tới chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Trong khi đó, khi đã xét tuyển chung trong cả nước, các trường không tham gia cũng sẽ không tuyển sinh được.
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, hiện tại, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện quy chế thi, xét tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017.
Dự kiến, dự thảo của các quy chế này sẽ được công bố trong tuần tới.
Lê Văn
"> -
Người dân vùng cao tỉnh Quảng Ninh được hưởng lợi từ chuyển đổi sốCông an huyện Tiên Yên về tận bản làng vùng sâu, vùng xa hỗ trợ người dân làm căn cước công dân gắn chip. Thay đổi tư duy
Cầm chiếc điện thoại thông minh trên tay, chị Nình Thị Hồ, thôn Khe Lục, xã Đại Dực (Tiên Yên) thành thạo trong việc gõ phím tìm kiếm thông tin cần thiết.
Từ ngày có chiếc điện thoại thông minh, chị Hồ được mở mang rất nhiều kiến thức. Chị chia sẻ: “Mình học thêm được chữ là nhờ cái điện thoại này đấy. Vì thấy bảo nó có nhiều cái hay nên mình cũng mua một cái rồi nhờ người biết chữ dạy cho cách bấm phím thành chữ. Ở cái điện thoại này có rất nhiều điều mình chưa biết nên mình đã học hỏi được nhiều. Từ cách chăm sóc lúa, cách trồng rừng, cách nuôi dạy con cho tốt”.
Được Tổ CĐS cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các dịch vụ số, anh Lỷ Văn Quạn, thôn Phài Giác, xã Đại Dực đã cài đặt, đăng ký tài khoản ngân hàng, cập nhật sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn để tiêu thụ. Hiện sản phẩm ớt chào mào của anh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử của tỉnh Quảng Ninh.
Anh Quạn chia sẻ: “Trước đây, khi bắt đầu làm mô hình trồng ớt tôi luôn lo lắng đầu ra cho sản phẩm, vì chỉ tiêu thụ trong huyện lượng sản phẩm sẽ không đáng kể. Từ khi được tổ CĐS cộng đồng của thôn hỗ trợ cùng với việc tham gia tìm hiểu các quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử, sản phẩm ớt của gia đình tôi đã được nhiều người biết đến đầu ra luôn ổn định, mang lại thu nhập cao.
Bản thân tôi nhận thấy việc đẩy mạnh các hoạt động CĐS, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm cực kỳ cần thiết. Không chỉ giúp người dân được cập nhật, tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật trồng trọt mà CĐS còn giúp quảng bá sản phẩm của mình đi khắp mọi miền đất nước”.
Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Khe Lục, xã Đại Dực, Nình Văn Quang đồng thời cũng là Tổ trưởng Tổ công nghệ số của thôn cho biết: Không còn phải gọi điện thoại cho từng người, hoặc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” mà chỉ cần đăng tải thông tin trên các trang Facebook và Zalo.
Các thông tin của ông đưa lên được nhiều người theo dõi và chia sẻ, từ đó thông tin được truyền tải đến bà con một cách nhanh chóng và kịp thời, đặc biệt là các nội dung về tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch, lịch tiêm vắc - xin phòng Covid-19 vừa qua rất hiệu quả. Các thành viên trên Zalo còn thảo luận, chia sẻ, phản hồi ý kiến của mình lên nhóm. Nhiều sự việc sau khi được người dân góp ý đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.
Đại Dực là xã vùng cao của huyện Tiên Yên với 100% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do hạ tầng phục vụ cho chuyển đổi chưa được đầu tư đồng bộ. Song, với quyết tâm nỗ lực chuyển đổi sốvì sự phát triển bền vững, cấp ủy, chính quyền từ xã đến thôn đã quyết liệt chỉ đạo triển khai các hoạt động chuyển đổi số đến với người dân.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoàng Việt Tùng cho biết: “Xác định công tác CĐS là nhiệm vụ quan trọng trong việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, chúng tôi đã đẩy mạnh tuyên truyền các lợi ích của việc chuyển đổi số đến với người dân thông qua nhiều hình thức như họp thôn, thông qua hệ thống loa truyền thanh...
Tổ chức tập huấn cho 7/7 tổ công nghệ số cộng đồng thôn và chỉ đạo Đoàn thanh niên xã hỗ trợ người dân cài đặt và hướng dẫn sử dụng các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ thúc đẩy phát triển hạ tầng số rộng khắp, hiện đại, phổ cập điện thoại thông minh tới người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển đối với người dân vùng thuận lợi”.
Thu hẹp khoảng cách địa lý
Đối với địa bàn vùng cao, khoảng cách địa lý luôn là trở ngại lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách địa lý. Đây còn là cánh cửa quan trọng hướng tới những tri thức hội nhập của bà con vùng cao.
Trước đây, bà con ở những xã vùng cao như: Hà Lâu, Đại Dực hay Điền Xá của huyện Tiên Yên muốn mua nhiều mặt hàng phải về thị trấn Tiên Yên mới có, thì nay có thể ngồi nhà đặt hàng qua mạng, shipper đưa đến tận nhà.
Nhiều sản phẩm nông sản của bà con nông dân cũng không phải mang ra chợ bày bán nữa mà chỉ cần rao bán trên Facebook cũng tiếp cận được khách hàng khắp cả nước.
Có thể thấy, việc đẩy mạnh CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp là “chìa khóa” để sản phẩm vùng cao tận dụng được những cơ hội tiếp cận khách hàng, vừa hướng tới sự phát triển một cách bền vững, giúp cho những sản vật đặc sản miền núi đến được với những thị trường lớn.
Thường xuyên phải đến Trung tâm dịch vụ hành chính công của huyện để làm các thủ tục giấy tờ liên quan đến các hoạt động kinh doanh, buôn bán thì nay, anh Lộc Văn Thắng ở thôn Bắc Lù, xã Hà Lâu (Tiên Yên) không còn phải di chuyển hơn 30 km để đến trực tiếp Trung tâm hành chính công huyện làm các thủ tục giấy tờ.
Được tổ chuyển đổi số cộng đồng của thôn hướng dẫn, anh có thể thực hiện các thao tác hoàn thiện hồ sơ theo quy định bằng dịch vụ công mức độ 4 sau đó được nhận kết quả ngay tại nhà.
Anh Thắng cho hay: “Người dân vùng cao chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều từ việc CĐS, không còn phải di chuyển đoạn đường rất xa để làm các thủ tục giấy từ như trước. Bây giờ, chỉ cần có chiếc điện thoại hoặc máy tính có thể ngồi nhà làm các thủ tục hồ sơ gửi lên huyện, tỉnh rất thuận lợi. Tuy nhiên, mong sao việc chuyển đổi số ở địa phương cần thực hiện mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả hơn nữa để giúp người dân vùng cao tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ tiện ích".
Ông Lã Văn Vy, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên cho biết: “Trên thực tế, không ít người dân trên địa bàn xã sau khi bắt nhịp được với CĐS đã nhận thấy rõ những thay đổi, thuận lợi so với cuộc sống trước kia. Đặc biệt, việc giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3 – 4 đã gúp bà con giảm thiểu rất nhiều thời gian đi lại, công việc lại hiệu quả hơn".
Chủ động, quyết liệt thực hiện
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về CĐS toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, năm 2023 được xác định là năm tổng tiến công về CĐS, là năm đầu tiên Tiên Yên đưa ra các mục tiêu và giao chỉ tiêu CĐS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Bám sát tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai các mô hình CĐS, tập trung vào các công việc, địa điểm có tương tác nhiều với người dân, doanh nghiệp và những việc mang tính thay đổi căn bản nhận thức, thói quen trong hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước.
Mục tiêu trong kế hoạch CĐS của huyện là bắt đầu từ năm 2022, 100% công việc từ huyện đến các xã, thị trấn sẽ được xử lý trên hệ thống chính quyền điện tử; 80% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ; 60% hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến; 100% người đứng đầu UBND huyện, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn sử dụng chữ ký số, xử lý công việc trên hệ thống chính quyền điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và ra quyết định.
Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế số để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của huyện, phấn đấu đến 2025 kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của huyện, năng suất lao động tăng bình quân hành năm 11% trở lên.
Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động có điều kiện chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số.
Ông Tạ Vĩnh Thắng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tiên Yên, cho biết: “Huyện Tiên Yên đã xây dựng kế hoạch, lên danh mục các nội dung cụ thể trong kế hoạch CĐS trong từng giai đoạn, từng năm. Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu tham mưu, đề xuất đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hạ tầng, hoàn thiện hệ thống thông tin tại địa phương để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CĐS, đặc biệt là hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin đối với các xã vùng sâu, vùng xa của huyện.
Mục tiêu là tối ưu hóa hệ thống thông tin tại UBND cấp xã; xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, nền tảng công nghệ để kết nối thương mại điện tử cho các sản phẩm đặc trưng; hỗ trợ các thiết bị giúp người dân truy cập internet như sử dụng máy tính, điện thoại thông minh,...
Hiện nay, huyện đã thành lập và kiện toàn 85 tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khu phố. Các tổ này được lựa chọn các thành viên từ Tổ dữ liệu dân cư quốc gia đã được thành lập trước đây. Thành viên các tổ là cán bộ thôn và các đoàn thể.
Tổ công nghệ số sẽ phối hợp với đoàn thanh niên hướng dẫn nhân dân sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, điện thoại thông minh truy cập dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4, sử dụng các mạng xã hội trong việc trao đổi thông tin...”
CĐS là một trong những dấu ấn nổi bật của huyện miền núi Tiên Yên sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Những kết quả bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa của huyện.
Đây sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Tiên Yên tiếp tục có nhiều những giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong công cuộc CĐS toàn diện, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Theo Trần Hoàn(Trung tâm TT&VH Tiên Yên)
">