|
Nhà văn Haruki Murakami. Ảnh: ABC. |
Theo NPR, cuốn sách đầu tiên Lexy đọc của Murakami là A Wild Sheep Chase(Cuộc săn cừu hoang) vào năm 1995. Ông đã bị bị thu hút hoàn toàn.
Do không có nhiều tác phẩm của tác giả người Nhật được xuất bản bằng tiếng Anh vào thời điểm đó và có một số tác phẩm của ông được xuất bản trên tờ The New Yorker, Lexy thậm chí đã đăng ký tài khoản trên tờ báo này để đọc truyện của Murakami.
Những ấn tượng ban đầu với Murakami
Có một thú vui nữa với ông là cố gắng đoán xem trong số ba dịch giả của Murakami, ai đã làm việc với từng tác phẩm. Vào thời điểm đó, có ba dịch giả là Alfred Birnbaum, Jay Rubin và Phil Gabriel thường làm việc với Murakami. Tất cả họ đều có phong cách riêng biệt. Vì vậy, Lexy sẽ cố gắng tìm hiểu xem ai đã dịch tiểu thuyết đó trước khi thực sự nhìn vào tên người dịch.
|
Tác phẩm đầu tiên Lexy tiếp xúc với Murakami. Ảnh:Rakuten Kobo. |
Và sau đó, cơ hội trở thành biên tập viên cho tác phẩm của Murakami đã tới. Vào khoảng năm 2010, Lexy trở thành biên tập viên tại nhà xuất bản sách bìa mềm Knopf. Tại đây, Lexy được tiếp xúc với bản thảo dịch đầu tiên của nhà văn Nhật Bản, với độ dày tới 1.400 trang. “Chồng giấy rất cao. Đó là bản thảo cho cuốn 1Q84. Với tư cách là một biên tập viên, các tác phẩm như vậy luôn thú vị, nhưng cũng rất khó khăn và đầy thử thách”, Lexy chia sẻ.
Khi được hỏi Lexy coi bản thân mình là biên tập viên của Murakami hay biên tập viên cho những dịch giả của nhà văn này, Lexy bày tỏ: “Tôi nghĩ tôi đang biên tập bản dịch của ông ấy. Phản hồi của tôi luôn được gửi đến Murakami. Và thỉnh thoảng, với những cuốn sách dài như 1Q84, rất nhiều trao đổi giữa hai bên”.
1Q84gồm 3 cuốn, đã được xuất bản ở Nhật trước đó. Và khi biên tập bản tiếng Anh, Lexy đã phải thường xuyên trao đổi để có thể xuất bản toàn bộ nội dung chỉ trong một bản. “Với cuốn sách đó, tôi đã phải biên tập nhiều hơn, cắt bớt, cắt bỏ những phần lặp lại, đặt câu hỏi về những điều có thể không nhất quán từ hai cuốn đầu tiên đến cuốn thứ ba. Đây thực sự là một dự án biên tập với lượng chỉnh sửa lớn hơn nhiều so với một tiểu thuyết hoặc tập truyện ngắn đơn giản”, Lexy chia sẻ.
Sự phát triển của Murakami với tình yêu, ký ức và nỗi nhớ
Trong quá trình đọc các tác phẩm của Murakami, có thể nhận ra ông có một số chủ đề đặc trưng là tình yêu, ký ức và nỗi nhớ. Chia sẻ về điều này, Lexy bày tỏ: “Mỗi người đều có những chủ đề khiến chúng ta bận tâm. Đối với ông ấy, đó là ý tưởng về việc chúng ta mơ hồ giữa nhiều thực tế cuộc sống, những thế giới song song mà chúng ta thấy trong tác phẩm hư cấu của ông, hay ý tưởng khao khát một tình yêu đã mất?”.
“Chúng ta thấy điều đó rất nhiều trong văn chương của Murakami. Và đó là cũng một trong những điều tôi thấy sâu sắc nhất trong A City and Its Uncertain Walls. Nỗi nhớ tuyệt đẹp được truyền tải xuyên suốt toàn bộ cuốn sách”, Lexy nhắc tới tác phẩm mới được ra mắt của Murakami như một sự xuyên suốt trong thế giới văn chương của ông.
Là một độc giả nhiều năm và đã làm việc với Murakami trong một thời gian dài, Lexy nhận thấy cách ông phát triển những đề tài lớn cùa mình. “Với những cuốn sách của ông, luôn có điều gì đó bất ngờ. Khác với nhiều nhà văn khác, những thế giới ông vẽ nên cho phép bạn đắm chìm trong đó. Tôi nghĩ ông làm được như vậy một phần vì bản thân ông có những thế giới kỳ ảo riêng nhưng vẫn kết nối với thực tại thông qua cảm xúc. Và đó là sự kết hợp mà tôi nghĩ đến, sức mạnh của trí tưởng tượng nhưng được lồng ghép cảm xúc con người để cân bằng nó”.
Khác biệt Đông – Tây khi nhìn nhận tác phẩm của Murakami
Chia sẻ về quan điểm cho rằng cách Murakami khắc hoạ các nhân vật nữ phần nào thể hiện lập trường chỉ trích nữ quyền của ông, Lexy cho rằng cách Murakami nhìn nhận nhân vật của mình không giống như độc giả đang nghĩ. “Tôi không nghĩ ông ấy muốn họ đại diện cho điều gì phức tạp. Ông chỉ quan tâm đến cách họ tương tác với thế giới. Và như tôi đã nói về việc ông ấy thường lồng ghép nhiều thế giới, đó là sự phản ánh về cách chúng ta đang sống. Ông ấy thậm chí còn nói về tác phẩm của chính mình như một dạng mơ khi bạn còn thức. Vì vậy, tôi không nghĩ ông ấy nhìn thế giới theo cách chúng ta đang nhìn”.
Lexy cũng đồng tình với quan điểm cho rằng sự khác biệt về cách nhìn nhận nhân vật này phần nào đến từ cách bản dịch được thực hiện thông qua lăng kính phê bình của phương Tây. “Rất nhiều người nghĩ về Murakami như một nhà văn Mỹ, vì ông rất nổi tiếng trong văn hóa đại chúng Mỹ. Nhưng không phải, ông ấy là một nhà văn Nhật Bản. Và vì vậy, đôi khi chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đọc tác phẩm của ông dịch qua lăng kính của người Mỹ”.
Và hiện tại, Murakami vẫn rất có sức hút tại Mỹ. Riêng với Knopf, họ đã bán được hơn 6 triệu bản sách dịch của ông tại thị trường này. Lexy cho biết: “Con số đó là quá tuyệt vời. Và đó là chỉ tính ở Mỹ. Sách của ông ấy còn được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ nữa”. Sức ảnh hưởng của Murakami là trên toàn cầu.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Trải lòng của biên tập viên chuyên làm sách Haruki Murakami
|
Hàng trên từ phải qua: Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng, Trưởng phòng Xuất bản - In - Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Trịnh Hữu Anh tại tọa đàm. |
Cơ hội đi cùng thách thức
Trong tham luận trình bày tại tọa đàm, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM Ông Thị Ngọc Linh chỉ ra những cơ hội mà chuyển đổi số mang đến cho ngành xuất bản. Sự phát triển của công nghệ số giúp đơn vị xuất bản mở rộng thị trường, phá vỡ mọi rào cản địa lý khi sách điện tử, sách nói dễ dàng tiếp cận độc giả trên toàn thế giới. Các nền tảng thương mại điện tử giúp khách hàng thoải mái lựa chọn, so sánh giá cả và đặt mua sách nhanh chóng, tiện lợi; đồng thời giúp đơn vị xuất bản giảm chi phí vận hành, tăng cường tương tác với khách hàng.
Các công cụ số như mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến tạo nên một sân chơi mới, nơi tác giả, nhà xuất bản và độc giả có thể tương tác trực tiếp với nhau. Độc giả có thể đóng góp ý kiến, làm phong phú thêm nội dung và tạo nên một cộng đồng đọc sôi động.
Trên môi trường số, nhà xuất bản có cơ hội khai thác tác giả, tác phẩm với những bản thảo tốt, phù hợp và phát triển cách thức truyền thông hay phù hợp đến các hội nhóm trên mạng xã hội. Chuyển đổi số cũng khiến việc cá nhân hóa trải nghiệm đọc, đặc biệt với sách điện tử và sách nói trở nên khả thi.
Ứng dụng công cụ quản lý số giúp nhà xuất bản dễ dàng theo dõi tình trạng bản thảo, công tác biên tập nhanh chóng và chính xác hơn. Các công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến, nền tảng quản lý dự án trực tuyến cũng hỗ trợ nhà xuất bản cắt giảm nhiều công việc thủ công để tập trung vào việc xây dựng nội dung.
Tuy nhiên, theo bà Ông Thị Ngọc Linh, chuyển đổi số trong xuất bản còn gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống dữ liệu đồng bộ và hạ tầng kỹ thuật hiện đại (đòi hỏi đầu tư lớn) và vấn nạn vi phạm bản quyền nhức nhối nhiều năm qua.
Tổng biên tập, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Trẻ Phan Thị Thu Hà cho rằng hiện nay các hành vi vi phạm bản quyền trên môi trường số có thể chia thành các loại chính: Sao chép, định dạng lại các nội dung, sau đó đăng tải trên website, mạng xã hội, ứng dụng di động, vừa kinh doanh vừa ẩn dưới danh nghĩa phục vụ bạn đọc miễn phí, một số nền tảng ngang nhiên đổi tên người dịch để tránh bị phát hiện; Bán sách lậu, sách giả thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử; Phát sóng trực tiếp (livestream) đọc sách trên mạng xã hội để tăng tương tác.
Đại diện Nhà xuất bản Trẻ nhận định công tác bảo hộ bản quyền trên không gian mạng vẫn gặp nhiều khó khăn. Bất chấp những nỗ lực từ cơ quan quản lý, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường kỹ thuật số vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi.
Đầu tư nhân lực, nguồn lực về ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu tranh phòng chống xâm phạm bản quyền trên không gian mạng chưa tương xứng với yêu cầu trong tình hình mới. Chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan còn rất thấp, chưa đủ tính răn đe, thiếu hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.
Những ưu tư, trăn trở này đã được lãnh đạo ngành xuất bản ghi nhận và lên kế hoạch đưa ra những giải pháp mang tính pháp chế, ràng buộc hơn trong tương lai để bảo vệ đơn vị xuất bản, giúp họ yên tâm tham gia vào công tác chuyển đổi số.
|
Trải nghiệm sách nói tại Đường sách TP.HCM. Ảnh: Thanh Trần. |
Tư duy chuyển đổi số
Phó giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Nguyễn Thị Quỳnh Nga nói rằng cốt lõi của chuyển đổi số là "thay đổi về tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức, tư duy từ văn hóa, tư duy truyền thống sang 'văn hóa số', 'tư duy số'". Không ít cá nhân, tổ chức trong ngành xuất bản còn e ngại, lo sợ, né tránh và chưa tin tưởng vào kết quả của quá trình chuyển đổi số.
Đồng tình với nhận định trên đây, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên nhấn mạnh: "Chuyển đổi số không được dừng ở khẩu hiệu, tuyên truyền, mà phải thực sự trở thành quyết tâm, trăn trở của mỗi đơn vị xuất bản".
Theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, chuyển đổi số cần được phân biệt với "số hóa". Ứng dụng công nghệ vào tổ chức sản xuất, truyền thông, quản lý xuất bản phẩm là "số hóa", tuy nhiên chuyển đổi số hàm ý một bức tranh rộng lớn hơn, đòi hỏi đơn vị xuất bản, phát hành phải tạo ra phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng số.
Lấy ví dụ, Voiz FM là một đơn vị phát hành sách nói, hoạt động nền tảng vốn dĩ đã số hóa và ứng dụng nhiều công nghệ, nhưng câu chuyện nhìn rộng ra thì phải xem xét những mô hình tương tự trên thế giới, các nền tảng như Spotify, Duolingo đang hoạt động ra sao để kịp thời cập nhật, phát triển phương thức kinh doanh phù hợp.
Thông cảm rằng "nhìn thấy chuyển đổi số là thấy rủi ro (như mọi công nghệ khác)", nhưng ông Nguyễn Nguyên cho rằng các đơn vị phải lấy đó làm động lực để khắc phục thách thức mà phát triển. Cục trưởng đánh giá cao nhiều đơn vị phát hành, đơn cử có thể kể đến Fahasa, thường xuyên nâng cấp website để truy cập mượt mà, thuận tiện dù nhiều tính năng. Đơn vị phát hành phải xem đây là việc cần và phải làm nhằm cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Tặng giấy khen cho tập thể có đóng góp cho ngành xuất bản.
Nhân dịp này, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã tặng Giấy khen cho các tập thể đã có thành tích đóng góp vào các hoạt động kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống Ngành Xuất bản, In và Phát hành Sách Việt Nam (10/10/1952 - 10/10/2024) trên địa bàn TP.HCM: Chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tại TP.HCM, Nhà Xuất bản Tổng hợp TP.HCM, Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Trẻ, Hội In TP.HCM, Công ty Cổ phần In Khuyến học Phía Nam, Công ty TNHH bán lẻ Phương Nam, Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A, Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Quán sách mùa thu, Công ty TNHH Công nghệ WeWe, Công ty Cổ phần Fonos, Công ty TNHH Đường Sách TP.HCM.
" alt=""/>Chuyển đổi số không được dừng ở khẩu hiệu