Đó là tình huống đặc biệt thạc sĩ,échàođờicùngvớivòngtránhthaicủamẹcá rói bác sĩ Hoàng Thị Chung, Trưởng khoa Sản 1, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, vừa bắt gặp.
Bé gái đầu tiên là con của sản phụ N.T.T. (34 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc). Trước đó, người mẹ đã sinh 2 bé trai và thực hiện kế hoạch hoá gia đình bằng phương pháp đặt vòng cách đây 5 năm. Khoảng 6 tháng trước, chị cảm thấy người mệt mỏi nên đến viện thăm khám và phát hiện đã mang thai gần 13 tuần.
Ngày 11/6, khi thai nhi được 39 tuần tuổi, chị nhập viện và được chỉ định mổ sinh. Bé gái chào đời với cân nặng 2,6kg. Các bác sĩ lấy vòng tránh thai ra khỏi tử cung cho sản phụ T.
Trường hợp khác là sản phụ T.T.N (39 tuổi, trú tại Hưng Yên) sinh bé trai khoẻ mạnh nặng 3,5kg. Sau đó, các bác sĩ tìm thấy vòng tránh thai trong tử cung của người mẹ. Chị cho biết đã đặt vòng tránh thai 11 năm và bất ngờ mang thai.
Theo bác sĩ Chung, không có phương pháp nào đạt hiệu quả tránh thai tuyệt đối. Vì vậy, chị em phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai cần phải tái khám sau 1 tháng để xác định lại vòng đã đặt đúng vị trí và khám định kỳ mỗi 6 tháng. Trường hợp để vòng quá hạn hay vòng đi lạc chỗ sẽ nguy hiểm hoặc biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản.
Bệnh viện Thu Cúc nói gì về thông tin 'thai nhi tử vong tại viện'?Theo phản ánh của người nhà, sản phụ mang thai 39 tuần 2 ngày vào khám tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc phát hiện thai nhi tử vong, trước đó gia đình đã xin bác sĩ mổ sớm.