Truyện Cô Vợ Bất Đắc Dĩ Của Lăng Thiếu
Những khách mời có thể đến dự hôn lễ này đều là những người nổi tiếng thuộc tầng lớp thượng lưu, là con cái của những gia đình danh giá.
Giờ phút này chính là đoạn cao trào của hôn lễ nhất.
Cô dâu mặc váy cưới lệch vai, trên tay cầm bó hoa, từ bên ngoài hội trường, dọc theo con đường trải đầy cánh hoa hồng và sâm panh, bước từng bước đến trung tâm sân khấu.
Dựa theo đạo lý, chú rể hẳn là phải đợi cô dâu từ sớm rồi.
Nhưng bên trên sân khấu trơ trọi, chỉ có cô dâu và người chủ trì với vẻ mặt gượng gạo.
Những vị khách ngồi phía dưới không hề cảm thấy tình huống này không bình thường.
Người chủ trì trên sân khấu, nhiệt tình nói vài câu chúc mừng tân hôn.
"Chúc mừng Hạ An Nhiên tiểu thư và Lăng Mặc tiên sinh đã có thể tay trong tay đến với nhau trong ngày xuân này! Hai người thực sự là một cặp trời sinh, trai tài gái sắc..."
Người chủ trì còn chưa kịp nói xong, một cơn gió thoảng qua.
Chiếc khăn che mặt của cô dâu Hạ An Nhiên bị hất văng ra, để lộ khuôn mặt xấu xí, sưng tấy khủng khiếp mà cho dù có trang điểm cao siêu đến mấy cũng không thể che được.
Ánh mắt của các vị khách mời rơi vào trên gương mặt Hạ An Nhiên, không khỏi hít một hơi.
Một vị khách thậm chí còn mất kiểm soát thốt lên.
"Đây...đây là đầu lợn sao?"
Sau khi người này thốt lên câu đó, những vị khách khác bắt đầu xì xào bàn tán một cách kỳ lạ.
"Lăng đại thiếu gia bây giờ chính là người sống chết không rõ. Chậc chậc chậc, tìm một con lợn xung hỉ* là có vấn đề gì sao?"
(Xung hỉ*: Xung hỉ theo quan niệm dân gian là cưới vợ xung hỉ để giải xui, giúp đỡ nhà chồng vượt qua tai nạn, khó khăn, bệnh tật…)
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên -
Mỹ thuật đa phương tiện tiếp tục là ngành “hot” trong 10 năm tớiMỹ thuật đa phương tiện (MTĐPT) là gì?
Mỹ thuật đa phương tiện hay còn gọi là Multimedia, là sự kết hợp giữa 3 yếu tố mỹ thuật, tư duy sáng tạo và các ứng dụng công nghệ, là mắt xích quan trọng trong thế giới truyền thông, giải trí. Không đơn thuần là thiết kế trên mặt không gian tĩnh như hội họa, “đa phương tiện” còn là những chuỗi hình ảnh động, âm thanh,…được thể hiện qua nhiều chiều không gian, biến ý tưởng thành hiện thực sống động.
Ngoài thời gian làm việc, các nhân viên văn phòng sẽ dành thời gian cho các hoạt động giải trí như xem MV, nghe nhạc, chơi game, đến rạp chiếu phim, đi siêu thị hay đơn giản chỉ là cà phê tán gẫu cùng bạn bè. Tất cả các sáng tác ca nhạc, phim ảnh hay thậm chí là bao bì sản phẩm và không gian quán cafe ...đều hiện diện trước mắt, trở nên lung linh, rực rỡ, sống động nhờ Multimedia.
Clip mới của Đạo diễn Kawaii Tuấn Anh, cựu học viên Arena Multimedia đang “làm mưa làm gió” trên thị trường giải trí Nhờ có multimedia, các nội dung giải trí ngày càng chất lượng hơn và thu hút sự chú ý của giới trẻ. Đơn cử như clip “Em đã thấy anh cùng người ấy” của đạo diễn Kawaii Tuấn Anh, tuy mới ra mắt 1 tuần nhưng đã đạt mức độ tiêu thụ kỷ lục với trên 16 triệu view và nhanh chóng trở thành xu hướng lan tràn khắp mạng xã hội.
Giới trẻ “chế” nội dung hài hước trên nền clip hot Đó là cách mà MTĐPT trở thành mạch nguồn giúp cuộc sống ngày càng trở nên phong phú hơn, cũng từ đó MTĐPT được đánh giá là hot, được dự đoán là “cỗ máy kiếm tiền” trong giới truyền thông và giải trí trong vòng 10 năm tới đây
Cơ hội vàng cho thế hệ “măng non”
Với khoảng 100 công ty quảng cáo nước ngoài, gần 3.000 công ty quảng cáo Việt Nam và hàng ngàn công ty chuyên về Thiết kế đồ họa (Theo Hiệp hội quảng cáo VN) ... “vùng đất” mỹ thuật đa phương tiện đang dần trở nên màu mỡ và trong tương lai sẽ vươn xa. Multimedia đã nâng vị thế, trở thành một trong những ngành nghề “khát” nhân lực trên toàn cầu.
Mô hình 3D dựng từ không gian 3 chiều & các phần mềm ứng dụng công nghệ đồ họa của sinh viên Arena Multimedia Còn theo thống kê của Bộ kế hoạch đầu tư, trong nửa năm đầu 2018, Việt Nam có khoảng 6.000 doanh nghiệp đăng kí mới và đó chính là nguồn khách hàng, nguồn công việc tiềm năng của các designer.
Multimedia là chất xúc tác để truyền thông giải trí bùng nổ, tạo cơ hội cho nhiều bạn trẻ học tập, làm việc tại các công ty đồ họa nước ngoài danh tiếng như Disney, Sparx...với mức thu nhập “trong mơ”. Và ngành này được xem là một trong số các ngành học “hot” được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh 2019.
Sinh viên Arena Multimedia được trải nghiệm các hoạt động cùng doanh nghiệp đối tác uy tín như Thunder Cloud studio, B& A, Esoftflow, TechmoKoei, Greenway.... Đâu là tố chất của một nhà thiết kế MTĐT?
Richard Askew - Lead Developer tại Server Tastic kiêm Giảng Viên Thỉnh Giảng tại Đại Scarborough Cammpus cho rằng ngành thiết kế là ngành nghề mang tư duy sáng tạo và mới mẻ. Những tố chất dưới đây sẽ phù hợp với ngành nghề:
- Có tư duy thẩm mỹ và năng khiếu tạo hình
- Có vốn kiến thức rộng và khả năng sáng tạo độc đáo
- Có khả năng tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin
- Có tư duy logic
- Kiên trì và nhẫn nại theo đuổi đam mê
- Có khả năng ngoại ngữ tốt
Arena Multimedia - Nơi khởi nguồn của đam mê và sáng tạo
Được thành lập vào năm 1996 tại Ấn Độ - đất nước được đánh giá là cường quốc về công nghệ thông tin. Arena Multimedia là một nhánh đào tạo quan trọng của tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin Aptech Ấn Độ.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Arena trở thành đơn vị tiên phong trong đào tạo Multimedia. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, Arena Mutimedia đã không ngừng khẳng định vị thế và uy tín trong hệ thống giáo dục thế giới. Tính đến nay, mức độ phủ sóng của Arena là hơn 20 quốc gia trên toàn cầu, đào tạo trên 450,000 sinh viên. Trường giảng dạy thiên về thực hành (75% thực hành), thường xuyên kết nối doanh nghiệp, đem tới cơ hội thực tập, làm việc part time cho sinh viên từ sớm. Đó là lý do đa số phụ huynh tin tưởng lựa chọn Arena Multimedia là nơi “chọn mặt gửi vàng” giúp con thỏa mãn đam mê sáng tạo trong khi vẫn tích lũy được kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên.
Với mức thu nhập cao cùng cơ hội thăng tiến rộng mở, ngành MTĐPT đang lọt top 5 công việc có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây, và thị trường sẽ càng “khát” hơn trong 5 – 10 năm tới.
Lệ Thanh
"> -
Nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi chìm trong biển nước, miền núi sạt lởTừ ngày 22/11 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mưa to. Lũ trên các sông Trà Câu, sông Vệ đang ở mức rất cao và tiếp tục lên.
Đến thời điểm hiện tại, toàn phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ, 30 ngôi nhà bị ngập lụt từ 30cm đến hơn 1,5m. UBND phường Phổ Minh tổ chức di dời 15 hộ dân đến nơi tránh trú an toàn. (Ảnh: N.Đ)
Lãnh đạo UBND thị xã Đức Phổ huy động gần 100 người gồm các lực lượng dân quân tự vệ, thành viên tổ an ninh trật tự và dân quân cơ động của thị xã hỗ trợ phường Phổ Minh di dời người dân, vật nuôi ra khỏi khu vực ngập sâu. (Ảnh: N.Đ)
Chính quyền địa phương hỗ trợ lương thực cho bà con có nhà cửa bị ngập lụt. (Ảnh: N.Đ)
Theo nội dung công điện do lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi ký và phát đi chiều nay, lũ trên các sông Trà Câu, Vệ đang lên và ở mức rất cao. Mực nước lúc 10h ngày 24/11 trên sông Vệ tại trạm Sông Vệ: 4,28m, dưới mức báo động 3 (BĐ3): 0,22m; trên sông Trà Câu tại trạm Trà Câu: 6,16m, trên mức BĐ3: 0,66m. Dự báo, đến chiều nay (24/11), lũ trên sông Trà Câu và sông Vệ tiếp tục duy trì ở mức cao, dao động ở mức BĐ3 đến trên BĐ3. (Ảnh: N.Đ)
Không chỉ gây ngập lụt, mưa lớn còn gây ra sạt lở trên tuyến đường thuộc xã Thanh An, huyện miền núi Minh Long với chiều dài khoảng 50m, khối lượng khoảng 500m3. (Ảnh: N.Đ)
Thống Nhất">Lực lượng chức năng đặt biển cảnh báo nguy hiểm và cắt cử người túc trực tại khu vực sạt lở. (Ảnh: N.Đ)
-
Thi học sinh giỏi quốc gia: Nhiều băn khoăn trong tổ chứcThí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2019 tại tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Phạm Huệ
Chẳng hạn: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (tỉnh Ninh Bình), năm 2017 có 12 người; Trường THPT chuyên Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), năm 2017 có 21 người; Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh), năm 2016 có 7 người... là thành viên ra đề đề xuất, hội đồng ra đề thi tham gia tập huấn, ôn luyện học sinh giỏi.
Trong khi đó, số lượng đề đề xuất của một số môn dùng cho thi HSGQG khá ít như: Ngữ văn (hai đề), Tin học (ba đề), Tiếng Pháp (bốn đề)...
Như vậy, với việc số lượng đề đề xuất ít, trong khi người liên quan ra đề lại đi tập huấn, bồi dưỡng cho đội tuyển một số tỉnh, thành phố tiềm ẩn nguy cơ lộ bí mật, thiếu khách quan.
Kết luận chỉ rõ, quá trình tổ chức thi HSGQG, danh sách người ra đề đề xuất không bảo đảm thể thức văn bản "tối mật" theo quy định. Danh sách người ra đề đề xuất không ghi ngày, tháng ban hành; người ký không quy định về độ mật, số lượng in, phạm vi lưu hành, hình thức sao chụp, nhân bản, không đánh số trang, không đóng dấu độ mật...
Cục Quản lý chất lượng có hàng loạt các thiếu sót, sai phạm trong tham mưu, ban hành văn bản. Trong đó, năm 2017, Cục đã tham mưu Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập Hội đồng ra đề và Hội đồng chấm thi chung một quyết định là không đúng quy chế thi HSGQG; thành phần chấm thi cũng không đúng theo quy chế; tham mưu Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập Hội đồng chấm phúc khảo nhưng có giám khảo chấm thi đồng thời lại tham gia chấm phúc khảo.
Kế hoạch chấm thi HSGQG các năm 2015, 2016 không có số, không có ngày, tháng ban hành, chưa được Bộ trưởng phê duyệt là sai; quy định chấm thi ngày 16-1-2017 do Cục trưởng Quản lý chất lượng ký với chức danh Chủ tịch hội đồng chấm thi không đúng thẩm quyền...
Cùng với công tác làm đề, ban hành các văn bản không đúng quy định, công tác chấm thi HSGQG cũng có nhiều sai sót.
Kết quả việc kiểm tra xác suất chấm lần một của 27 bài thi HSGQG năm 2017 cho thấy, giám khảo chưa chấm bài thi độc lập theo quy định, việc cộng điểm trên bài thi không đúng.
Như bài thi số phách 4114 (môn Sinh học), điểm câu 1 ghi không đúng, khiến cho tổng điểm bài thi thực tế là 18,75 điểm nhưng được ghi là 19 điểm; bài thi số phách 5606 (môn Lịch sử) câu 6 được ghi là 2,5 điểm nhưng điểm thực tế chỉ là 2,25 điểm.
Quá trình chấm thi, trong "phiếu thống nhất" không có điểm của giám khảo 1 và giám khảo 2 nhưng lại có điểm thống nhất của hai giám khảo; điểm trên phiếu thống nhất không giống như điểm được nhập vào máy tính.
Cụ thể, tại môn Lịch sử, số phách 5209 và số phách 5325 có phiếu điểm thống nhất cùng là 13,75 nhưng in từ máy tính ra lại là 14 điểm...
Trong khi đó, biên bản nhập điểm bài thi vào máy tính (môn Hóa học) không có chữ ký của Thư ký Hội đồng chấm thi theo quy định...
Quá trình chấm phúc khảo cũng không minh bạch
Qua kiểm tra xác suất 4 bài thi có điểm thay đổi sau khi phúc khảo (2 bài môn Hóa học, 2 bài môn Sinh học) cho thấy không có biên bản mở, kiểm tra túi bài thi theo quy định; biên bản tổ chấm ghi không đúng với thực tế của việc tăng điểm bài thi.
Cụ thể, bài thi mã phách 04363402 của thí sinh tỉnh Thanh Hóa từ không có giải, sau khi phúc khảo được tăng điểm và đoạt Giải ba (từ 11,5 điểm tăng lên 12,5 điểm).
Tuy nhiên, việc tăng điểm có sự không bình thường bởi trong biên bản chấm phúc khảo, việc tăng điểm được lý giải do cộng nhầm điểm; nhưng khi kiểm tra thì không phải cộng nhầm mà do giám khảo chấm phúc khảo cho thêm điểm thành phần vào bài thi bằng mực tím, trong đó riêng câu 6 tăng 0,5 điểm mà không rõ tăng thành phần nào.
Tương tự, bài thi có mã phách 04400325 của thí sinh tại Hà Nội (từ 9,25 điểm tăng lên 10,5 điểm) biên bản chấm phúc khảo ghi do cộng nhầm điểm thành phần trước đó; nhưng khi kiểm tra lại do giám khảo chấm phúc khảo cho thêm điểm bằng mực tím và cũng có câu 6 tăng 0,5 điểm nhưng không rõ cho điểm thành phần nào của câu.
Còn những băn khoăn Có thể nói, kỳ thi HSGQG có sai phạm trong nhiều năm liền, được Thanh tra chỉ rõ và đưa ra yêu cầu khắc phục, kiến nghị kiểm điểm xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân từ đầu năm học 2018 - 2019 nhưng đến nay việc xử lý, khắc phục vẫn còn chưa triệt để.
Dư âm kỳ thi năm 2019
Vì vậy, kỳ thi năm 2019 diễn ra từ ngày 13 đến 15/1 tiếp tục gây nên những hoài nghi, băn khoăn trong dư luận xã hội.
Ngay sau khi kết thúc các môn thi, một số ý kiến cho rằng đề thi năm 2019 không được đầu tư kỹ, không phù hợp kỳ thi...
GS.TSKH Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học cho rằng, đề thi HSGQG môn Toán năm 2019 quá khó, nhiều điểm trong đề chưa sáng tạo, thiếu sự phân loại và chưa phù hợp thi học sinh giỏi, không kích thích được việc học tập của học sinh.
Thầy giáo Ngô Xuân Ái, giáo viên Toán, Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) (từng giảng dạy học sinh đoạt Huy chương vàng Ô-lim-pích quốc tế) cho rằng, đề thi năm nay quá khó, chưa phù hợp mục tiêu kỳ thi.
"Với kỳ thi học sinh giỏi, việc ra đề giữa các ý trong một câu cần có sự lô-gích để học sinh có thể sáng tạo. Tuy nhiên, cách ra đề năm nay giữa các ý trong một câu độc lập với nhau, quá nhiều kiến thức thì học sinh chưa tìm ra cách giải có thể đã hết giờ thì làm sao có thể sáng tạo để phân loại học sinh giỏi", thầy Ái nhìn nhận.
Bộ GD-ÐT thừa nhận, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2019 có nhiều phản ánh, ý kiến của dư luận và các chuyên gia về quá trình tổ chức kỳ thi.
Hiện nay, Bộ GD-ÐT đang triển khai các công đoạn của quy trình chấm thi theo quy định.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn, hoài nghi sự chặt chẽ, nghiêm túc của kỳ thi năm nay do những sai phạm trong tổ chức kỳ thi HSGQG diễn ra nhiều năm dù đã được thanh tra công bố nhưng chưa được công khai xử lý nghiêm túc.
Việc cán bộ hội đồng ra đề thi đi dạy bồi dưỡng, ôn luyện cho một số địa phương tiềm ẩn khả năng lộ bí mật, gây nên sự thiếu công bằng được khắc phục như thế nào?
Hệ thống văn bản của Bộ ban hành không đúng với quy chế thi HSGQG; sai phạm trong chấm thi, chấm phúc khảo... được khắc phục ra sao?
Có hay không tiêu cực trong phúc khảo, tăng điểm giúp thí sinh đoạt giải kỳ thi HSGQG để được tuyển thẳng vào đại học theo quy chế tuyển sinh hay không?
Ðiểm b, Khoản 1, Ðiều 38 của Quy chế thi HSGQG quy định chỉ lưu trữ bài thi của thí sinh và hồ sơ của hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo trong thời hạn 12 tháng liệu có hợp lý. Bởi vì quy định như trên thì sau thời gian 12 tháng, bài thi và một số văn bản coi, chấm, phúc khảo... sẽ được hủy thì lấy gì để hậu kiểm việc coi thi, chấm thi nếu có nghi ngờ, phát hiện, tố giác sai phạm?
Những băn khoăn, thắc mắc nêu trên đã được đặt vấn đề nhưng không nhận được câu trả lời...
Theo Nhân Dân
Xem xét toàn diện công tác thi chọn học sinh giỏi..."
Trước những phản ánh của báo chí về bất ổn của kỳ thi HSGQG, ngày 19/1 Bộ GD-ĐT đã gửi thông tin tới báo chí cho biết: "Hiện nay, Bộ đang triển khai các công đoạn của quy trình chấm thi theo quy định của Quy chế. Bộ GD-ĐT sẽ mời các chuyên gia, nhà giáo giỏi có kinh nghiệm và trách nhiệm tham gia chấm thi để đảm bảo công bằng, khách quan. Đồng thời, Bộ đang triển khai nghiên cứu, xem xét toàn diện các khía cạnh của công tác thi chọn học sinh giỏi để tiếp tục đổi mới công tác thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế từ sau năm 2020 theo hướng tăng cường phân cấp và phát huy tự chủ của các cơ sở giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo....
Thanh Hùng