Xuất hiện trên thị trường từ đầu tháng 6/2020, mẫu xe ga điện cao cấp Pega-S đã trở thành cơn sốt đối với cộng đồng yêu thích xe điện bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Theo thông tin từ nhà sản xuất, xe vận hành êm ái không tiếng động, không xả khói bụi, và khả năng tiết kiệm đáng nể khi di chuyển quãng đường 100km chỉ cần 3000 đồng tiền sạc điện.
![]() |
Số lượng người quan tâm Pega-S rất đông ngay ngày đầu khuyến mãi |
Theo đại diện xe điện Pega, vào ngày đầu khuyến mãi, riêng tại showroom Hà Nội ở 426 Xã Đàn, cửa hàng đã bị quá tải do quá đông khách hàng. Số lượng người mua đông đúc, chen lấn kín cả vỉa hè để trải nghiệm xe.
![]() |
Người trải nghiệm xe Pega-S đông kín cả vỉa hè khu vực Xã Đàn |
Anh Tô Văn Dũng - cửa hàng trưởng tại showroom Pega 426 Xã Đàn cho biết, sau khi thông tin giảm giá 8 triệu được đăng tải lên mạng xã hội, rất nhiều khách hàng đã gọi điện đặt trước, thậm chí đến 22h vẫn có người đến tận cửa hàng để xác thực thông tin.
“Nhân dịp sinh nhật lần thứ 8, Pega giảm giá lên tới 8 triệu đồng cho mẫu xe ga điện Pega-S. So với giá niêm yết đang là 38,9 triệu đồng thì nay khách hàng sẽ được sở hữu chiếc xe ga điện với giá chỉ còn 30,9 triệu, đây là mức giá hấp dẫn để sở hữu thời điểm này. Pega mong muốn mọi khách hàng sẽ được trải nghiệm chiếc xe ga điện cao cấp, hiện đại với mức giá hấp dẫn”, anh Dũng chia sẻ thêm.
![]() |
Xe ga điện Pega-S sở hữu kiểu dáng đẳng cấp, kích thước tương tự xe SH. Mức giá 30,9 triệu đồng đang là món hời cho khách hàng sở hữu Pega-S thời điểm này |
Đi từ sáng sớm, chú Phạm Văn Cương (45 tuổi) làm nghề chạy xe công nghệ cho biết, vì nghề nghiệp phải chạy xe suốt ngày nên xe rất nhanh hết xăng, phải thay dầu thay nhớt rất tốn kém. Còn xe Pega-S có thể đi tới 120Km 1 lần sạc lại không cần thêm chi phí dầu nhớt gì cả nên rất tiết kiệm, chú rất ưng ý.
“Đứa con gái bảo xe giảm giá là sáng sớm nay tôi bắt xe buýt lên đây ngay, nhà tôi tận Thạch Thất cơ. Thích chiếc xe điện này lâu lắm rồi mà chưa giám mua, giờ giảm tận 8 triệu nên tôi phải tranh thủ đi sớm một chút không hết mất”, chú Cương nói.
Không ở xa như chú Cương, chị Hiền (35 tuổi) cho biết, dù chỉ cách cửa hàng 1 con phố thôi nhưng chị cũng đã rủ cả chồng cùng ra xếp hàng. Kiểu dáng xe rất đẹp, thời trang và lại tiết kiệm nên vợ chồng chị quyết định mua hẳn 2 chiếc cho mỗi người, thay cho xe máy cũ ở nhà.
![]() |
Vợ chồng chị Hiền mua 2 chiếc Pega-S thay cho xe máy cũ |
Đại diện thương hiệu Pega, ông Hoàng Văn Mý cho biết: "Chương trình ưu đãi giảm 8 triệu của Pega đã nhận tín hiệu tích cực, chỉ riêng ngày đầu trên toàn quốc đã ghi nhận hơn 1000 xe bán và đặt cọc. Vì số lượng tại từng showroom có hạn nên rất nhiều người chưa mua được xe và phải đặt cọc trước, chúng tôi đang tăng ca nhà máy hết công suất để kịp tiến độ cho đợt khuyến mãi này. Các khách hàng đang tìm hiểu về xe nên nhanh chóng đến các showroom để trải nghiệm và đặt trước, tránh mất cơ hội ưu đãi rất lớn này của Pega."
Thông tin liên hệ: Hotline tư vấn ưu đãi: 0946699991 Website tham khảo: www.pega.com.vn |
(Nguồn: Pega)
" alt=""/>Hơn 1000 xe PegaKhuyến khích con ra khỏi “tổ”
Trước nay, các bậc phụ huynh luôn cố gắng lo chu toàn cho con trẻ từ việc nhỏ đến việc lớn và thường xuyên từ chối sự giúp đỡ của trẻ vì tâm lý muốn bảo bọc vốn đã trở thành một thói quen khó thay đổi.
Tư tưởng này đang có những bước chuyển khi phụ huynh bắt đầu làm quen với thông điệp đầy tính nhân văn và giáo dục “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!” của nhãn hàng bột giặt số 1 Nhật Bản Attack (*) từ năm 2014; và đặc biệt qua chương trình truyền hình thực tế “Con Đã Lớn Khôn” theo phiên bản “Hajimete no Otsukai” của đài truyền hình Nhật Bản Nippon TV đang được phát sóng lúc 18h thứ 7 hàng tuần trên HTV7.
Ở Nhật Bản, trẻ em được giáo dục về tính tự lập từ rất sớm, thường xuyên được khuyến khích để tự hoàn thành những “nhiệm vụ” đơn giản giúp rèn luyện và hình thành ý thức chủ động chia sẻ việc nhà.
Hành trình Attack “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!” cùng cô bé Taiko-chan, nhân vật đại diện nhãn hàng trong chương trình “Con Đã Lớn Khôn” đã và đang mang đến những khoảnh khắc thú vị; những giây phút cảm động, những hành động đáng yêu, sự trưởng thành của con trẻ mà hầu hết phụ huynh chưa bao giờ nghĩ đến.
Ví dụ như tập đầu tiên Taiko-chan tận tình hướng dẫn bạn thân Khánh-chan cách chọn hoa quả mà cô bé đã quan sát từ mẹ dù đây là lần đầu tiên cả 2 tự đi siêu thị.
Trong một tập phim khác hai anh em đi mua dưa hấu cho ba, dù nóng nảy với cậu em chậm chạp và lớn tiếng quát tháo nhưng cậu bé lại rất ra dáng anh hai qua những hành động quan tâm, lo lắng cho em. Khán giả lại tiếp tục ngạc nhiên với khả năng chăm sóc hai em của một cô bé con nhà võ đầy khẳng khái và bản lĩnh. Và còn nhiều câu chuyện về khả năng tự lập của các bé.
![]() |
Đôi bạn thân Taiko-chan và Khánh-chan tham gia tập đầu tiên của chương trình “Con Đã Lớn Khôn” 2016. |
Truyền cảm hứng để trẻ Việt tự tin hơn và tự lập hơn
Là hiện tượng văn hóa giáo dục ở Nhật Bản, “Con Đã Lớn Khôn” là một chương trình truyền hình thực tế thành công phát sóng trong giờ vàng suốt 16 năm.
Tại Việt Nam, chương trình cũng gây được tiếng vang trong lòng khán giả. Chị Thanh Minh (Q.10, Tp.HCM) cho biết: “Năm nay tôi khá ấn tượng với chương trình cùng thông điệp mới “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé”. Ngay từ tập đầu tiên, tôi đã thích thú theo dõi sự dễ thương, thông minh, chủ động phụ giúp việc nhà của bé Taiko-chan. Mong rằng khi xem chương trình này, con gái nhỏ nhà tôi sẽ trở nên dạn dĩ và tự lập, phụ giúp mẹ ngoan như vậy”.
Không chỉ tham gia tập đầu tiên, Taiko-chan đã và sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các bạn nhỏ và MC Thảo Hugo trong suốt những hành trình kế tiếp. Theo đó, thông điệp “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!” và Taiko-chan sẽ thêm gần gũi, thêm gắn kết với nhiều gia đình Việt trong những năm tới. Và trẻ em Việt Nam cũng sẽ được truyền cảm hứng, được khuyến khích tự lập hơn từ bé.
![]() |
Mẹ ơi, hãy để bé tham gia cùng giúp đỡ việc nhà nhé! |
Hành trình Attack “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!” và Taiko-chan còn được yêu thích rộng rãi với cách gọi tên con thân mật theo kiểu Nhật, bằng cách thêm từ “chan” sau tên con. Tiếp nối Totto-chan, Taiko-chan gần đây đã trở thành một hiện tượng dễ thương được các mẹ hưởng ứng nhiệt tình. Không chỉ riêng các bé đã tham gia “Con Đã Lớn Khôn” mà nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình đã từng trải nghiệm cuộc sống tại Nhật Bản giờ đây cũng gọi con bằng những cái tên dễ thương như Ben-chan, Ân-chan, Hoa-chan, Đậu-chan, Vân-chan...
Thay vì từ chối cho bé phụ giúp việc nhà, phụ huynh có thể hướng dẫn bé làm các việc vừa sức và không quên khuyến khích “Mẹ biết con sẽ làm được, cố gắng nhé!”, hay khen ngợi “Con đã làm được rồi nè, giỏi lắm!”.Bắt đầu bằng những việc đơn giản trong khuôn viên nhà như lau nhà, quét dọn phòng, rửa rau củ, tưới cây, thu gom và gấp quần áo…đến không gian xung quanh nhà như đi chợ, mang quà sang nhà hàng xóm…
Mẹ có thể hướng dẫn trẻ toàn bộ qui trình của một công việc, để trẻ ý thức được trách nhiệm sẽ kết thúc ở giai đoạn nào. Ví dụ như dạy trẻ phân loại quần áo bẩn theo màu sắc hoặc chất liệu, để phù hợp với hình thức giặt máy hay giặt tay; giải thích lý do vì sao quần áo có mùi ẩm mốc khi phơi trong nhà vào mùa mưa hoặc khi thời tiết nồm ẩm; hướng dẫn trẻ kiểm tra quần áo đã giặt đúng với “chuẩn sạch” mới “Chỉ giặt sạch thôi chưa đủ, phải sạch khuẩn!”…
Bột giặt Attack Khử mùi mới - số 1 Nhật Bản (*) với công nghệ khử mùi Nhật Bản đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, giúp loại bỏ hiệu quả các vết bẩn. Đồng thời giúp khử đến 99,9% vi khuẩn gây mùi (**), khử sạch mùi ẩm mốc khi giặt phơi trong điều kiện thiếu nắng, khi thời tiết nồm ẩm, vào mùa mưa, giặt quần áo ban đêm hoặc phơi trong nhà cho hiệu quả khử mùi như phơi nắng. Attack Khử mùi mới với 3 dòng nước hoa: hương anh đào, hương hoa oải hương (lavender) và hương ngày sảng khoái (hương hoa linh lan, lan chuông). (*) Nhãn hiệu giặt (bột giặt + nước giặt) chiếm thị phần số 1 Nhật Bản theo tổng giá trị bán ra, dựa trên số liệu khảo sát thị trường SRI của INTAGE Inc., Nhật Bản. (**) Trong điều kiện thử nghiệm. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Để trẻ chủ động nói 'Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!'Phần mềm “soi” rõ đường đi liên kết đằng sau các doanh nghiệp
- Cục Thuế Bình Định đã tạo nên một hệ sinh thái hàng chục ứng dụng “phủ” đến tất cả đối tượng nộp thuế và chức năng quản lý thuế. Ông có thể nói rõ hơn về hệ sinh thái này?
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý thuế thay cho thao tác thủ công đã trở thành tất yếu. Do vậy, chúng tôi tạo nên một hệ sinh thái các ứng dụng CNTT làm nền tảng, để vận hành mô hình quản lý thuế mới - “Mô hình quản lý thuế định hướng mở bằng công nghệ”.
Từ năm 2020 đến nay, ngoài các ứng dụng Tổng cục Thuế đang vận hành, riêng Cục Thuế Bình Định tự xây dựng, triển khai 22 ứng dụng phục vụ công tác quản lý thuế và quản trị nội ngành.
Cụ thể, có 16 ứng dụng giúp Cục bao quát tất cả các chức năng, nguồn thu và lĩnh vực quản lý: từ giám sát hồ sơ khai thuế, hóa đơn, hoàn thuế đến kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; từ quản lý nợ, hộ kinh doanh, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… đến khai thác nguồn thu lĩnh vực thương mại điện tử, giao dịch liên kết, bất động sản, khai thác khoáng sản...)
Ngoài ra, có 6 ứng dụng làm tăng tính công bằng, minh bạch, bình đẳng trong nội bộ (công khai các mặt công tác từ tài chính; tổ chức cán bộ; đào tạo; đặc biệt là ứng dụng giám sát phiếu nhận xét của doanh nghiệp qua công tác kiểm tra, thanh tra)…
Với hệ sinh thái trên, chúng tôi xây dựng và hoàn thành được mô hình “tuân thủ tự nguyện” của người nộp thuế. Từ việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế… tất cả được số hoá, vận hành trên môi trường điện tử là chính.
- Khái niệm “tuân thủ tự nguyện” ở đây có nghĩa là gì, thưa ông?
Tức là doanh nghiệp tự sửa sai và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thuế.
Hiện, cơ quan thuế rà soát hoá đơn điện tử hàng ngày trên môi trường số, nhờ hệ thống nghiệp vụ được cài đặt mà chúng tôi có thể ngồi tại chỗ, khoanh vùng các doanh nghiệp có khả năng sai phạm.
Với đối tượng nộp thuế đã chấp hành tốt nhưng vô tình vi phạm, chúng tôi giúp họ tự sửa sai, đưa ra cảnh báo phòng ngừa cho doanh nghiệp.
Còn đối tượng mua bán hoá đơn bất hợp pháp, cơ quan thuế sẽ kiểm tra, ngăn chặn và xử lý ngay.
Để dễ hình dùng, Cục Thuế Bình Định có 2 hình thức cảnh báo.
Cảnh báo rộng: cơ quan thuế tập hợp tất cả sai phạm của doanh nghiệp tại tỉnh về các lĩnh vực như: hoá đơn, thương mại điện tử, du lịch… và cập nhật công khai lên cổng giao tiếp trực tuyến của Cục để cá nhân, doanh nghiệp khác vào đấy xem. Tự họ đối chiếu mẫu và rà soát lại quá trình hạch toán của mình. Nếu sai thì tự sửa.
Cảnh báo hẹp: với hệ sinh thái đang sở hữu, chúng tôi rà soát được tất cả sai phạm của từng doanh nghiệp trên phần mềm. Bài toán nghiệp vụ chuyên ngành được đặt vào hệ sinh thái số, từ đó, chúng tôi lập danh sách một loạt doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm ở từng dạng thức. Lúc này, Cục phát cảnh báo tới từng doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm, để họ tự rà soát và sửa sai.
Như vâỵ, công khai diện rộng và cảnh báo diện hẹp khiến doanh nghiệp hiểu. Hai dạng thức này đã thúc đẩy tính tự nguyện của người nộp thuế.
- Tức là chính người nộp thuế tự nộp bổ sung số thuế còn thiếu?
Đúng vậy. Năm 2019, khi chưa đẩy mạnh mô hình “tuân thủ tự nguyện”, ngành thuế Bình Định trực tiếp điều tra, thanh tra tại 998 doanh nghiệp. Số tiền xử lý khoảng 79 tỷ, trong đó, số truy thu thuế là 53 tỷ, còn số tiền phạt lên tới 26 tỷ.
Từ khi áp dụng mô hình “tuân thủ tự nguyện”, riêng hoạt động cảnh báo, rà soát đã tăng số thuế phải nộp là 50 tỷ đồng/năm, tránh toàn bộ tiền phạt cho doanh nghiệp. Thay vì công chức thuế trực tiếp xuống kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, chúng tôi hỗ trợ người nộp thuế bằng việc cảnh báo các rủi ro, sai phạm, cho họ tự sửa và nộp thuế bổ sung. Thay vì doanh nghiệp mất tiền phạt khi ngành thuế xuống tận nơi kiểm tra.
Như vậy, hiệu quả quản lý Nhà nước là tương đương, hệ sinh thái số mang lại hiệu quả thấy rõ.
Bằng chứng khác về tính tự nguyện, có những doanh nghiệp xuất khẩu trước đây chỉ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 5 tỷ đồng nhưng sau khi dữ liệu được áp lên hệ thống phần mềm, họ tự biết và tự điều chỉnh số thuế phải nộp lên 20 tỷ; cũng có doanh nghiệp mọi năm nộp 1 tỷ, nhưng sau phải điều chỉnh lên 10 tỷ.
Lý do, chúng tôi đã công khai bài toán nghiệp vụ của từng ngành lên hệ thống phần mềm (ví dụ, tỷ lệ lãi trên doanh thu hàng năm là bao nhiêu đối với chế biến gỗ, bất động sản…), do đó, các doanh nghiệp phải điều chỉnh và tự nâng thuế thu nhập cần nộp.
Trước đây, doanh nghiệp dàn xếp các giao dịch, để giảm thiểu tối đa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giảm số thuế phải nộp. Nhưng, phần mềm nghiệp vụ rà soát và thấy rõ đường đi liên kết đằng sau các doanh nghiệp, nâng chi phí chỗ này, bù trừ chỗ khác ra sao.
Những trường hợp cụ thể thể đó, chúng tôi mời doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với cơ quan thuế. Chúng tôi chứng minh cho họ tâm phục khẩu phục với những tính toán hiện đại của phần mềm nghiệp vụ.
Để làm được việc trên, điều kiện tiên quyết là phải số hoá được trong công tác quản lý nhà nước, số hoá cụ thể các dạng thức sai phạm của doanh nghiệp. Từ đó, chúng tôi mới có căn cứ để đối thoại và khiến doanh nghiệp tâm phục khẩu phục.
Nói tóm lại, mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy tính tự nguyện của người nộp thuế, nâng cao sự tự giác chứ không phải cứ tìm tòi sai phạm của doanh nghiệp mà xuống xử lý trực tiếp. Số hoá đang thay đổi toàn bộ cách tiếp xúc giữa công chức thuế và người nộp thuế.
Phòng ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu từ xa
- Quản lý bằng công nghệ, đồng nghĩa, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa công chức thuế và người nộp thuế. Ông có gặp phải lực cản nội bộ khi đẩy mạnh chuyển đổi số tại Cục?
Hãy nhìn nhận thực tế rằng, khi một cán bộ thuế trực tiếp tới tiếp xúc doanh nghiệp có vi phạm, không ai biết được chuyện gì xảy ra, tiêu cực hoàn toàn có thể phát sinh từ những cuộc gặp gỡ trực tiếp.
Còn bây giờ, với công cụ số hoá và môi trường quản trị điện tử, đây là cách để chúng tôi bảo vệ cán bộ, công chức thuế, tạo môi trường công vụ trong sạch. Từ đó, Cục tạo sự tin tưởng của người nộp thuế với cơ quan quản lý thuế. Khi hình ảnh của cơ quan thuế được nâng lên, người dân và doanh nghiệp mới tin. Lúc này, họ sẽ tuân thủ tự nguyện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Số hoá là gì? Đó là chính là công cụ phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, hạn chế nhũng nhiễu từ xa trong ngành thuế.
Tất nhiên rồi, khi chuyển sang phương thức tiếp xúc gián tiếp, sẽ triệt tiêu những lợi ích khi làm việc trực tiếp. Anh thử nghĩ xem, nếu ngăn chặn nguồn lợi của ai đó thì đương nhiên sẽ bị phản đối, lực cản trong nội bộ ngành là có. Nhưng, đây là việc Cục Thuế Bình Định phải làm. Càng làm thì càng quen. Chuyển đổi số là xu hướng không thể chối bỏ. Chuyển đổi số để giữ gìn, bảo vệ màu áo của ngành thuế chúng tôi.
- Như vậy, Cục Thuế Bình Định đã có những thay đổi rất lớn khi áp dụng hệ sinh thái số của mình?
Đúng vậy. “Trái tim” của Cục Thuế Bình Định hiện nay là bộ phận CNTT và tuyên truyền, hỗ trợ. Chính họ đóng góp công lớn trong xây dựng hệ sinh thái ứng dụng, thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện, lấy phòng ngừa cho người nộp thuế là chính.
Với hàng chục nghìn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhiều mô hình kinh tế hoạt động nhưng Cục Thuế Bình Định tự tin rằng, chúng tôi quản lý sát được toàn bộ hoạt động kinh tế trên địa bàn.
Cục Thuế Bình Định đang là một trong các đơn vị có tốc độ số hoá nhanh nhất toàn quốc. Chúng tôi đi đầu trong việc tự thân xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT, Tổng cục Thuế và nhiều đơn vị khác đều công nhận điều này. Các ứng dụng như quản lý, rà soát hoá đơn điện tử để chống mua bán hóa đơn hợp pháp, bản đồ số hộ kinh doanh, bản đồ mỏ khoáng sản… đều xuất phát từ Cục Thuế Bình Định, sau đó được Tổng cục Thuế tiếp nhận, nâng cấp các phiên bản cho phần mềm và được ứng dụng tại nhiều tỉnh/thành trên toàn quốc.
Hiện, Cục Thuế Bình Định trở thành điểm đến trao đổi kinh nghiệm triển khai hệ sinh thái ứng dụng CNTT và chuyển giao công nghệ cho các Vụ, Cục trên cả nước.
Tôi đã công tác trong ngành thuế 33 năm. Năm 1990, tôi xuất phát điểm là người công tác tại Cục Thuế Quảng Nam-Đà Nẵng, sau đó tách tỉnh, tôi về Cục Thuế Đà Nẵng. Tới năm 2002, tôi được điều động ra Tổng cục Thuế và luân chuyển công tác ở các đơn vị trong Tổng cục. Năm 2019, tôi là Vụ trưởng Vụ Kiểm tra nội bộ Tổng cục Thuế và tới năm 2020, tôi được điều về Cục Thuế Bình Định.
Kể về quá trình công tác dài dòng như vậy để nói rằng, tôi có may mắn khi được tiếp cận câu chuyện số hoá và có cái nhìn bao quát từ hoạt động của Tổng cục cũng như điểm mạnh, điểm yếu trong số hoá tại các cơ quan thuế địa phương. Nơi nào mạnh, mình học được cái gì, nơi nào yếu, điểm gì cần phải tránh khi xây dựng hệ sinh thái cho phù hợp.
Rõ ràng, chuyển đổi số tạo nên những biến chuyển rất thiết thực. Hệ sinh thái ứng dụng CNTT đã giải quyết được hầu hết các bài toán nghiệp vụ quản lý thuế của Cục, không những tiết kiệm rất nhiều thời gian xử lý công việc mà hiệu quả đem lại cũng đạt rất cao.
Trần Chung - Diễm Phúc