2 nơi này yêu cầu Sở GD-ĐT xây dựng và triển khai kế hoạch dạy bù nhằm đảm bảo nội dung chương trình năm học 2019 - 2020. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của ngành y tế.
Tại nhiều địa phương công tác đón học sinh trở lại học vào ngày 17/2 cũng đang được chuẩn bị.
Huế cấp khẩu trang vải kháng khuẩn cho toàn bộ học sinh và giáo viên |
Tại Thừa Thiên - Huế, chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã yêu cầu cấp miễn phí khẩu trang vải kháng khuẩn cho 100% học sinh và giáo viên các cấp học từ mầm non đến THPT trực thuộc trên địa bàn tỉnh với số lượng 290.000 cái.
Bên cạnh đó, các giải pháp nhằm đảm bảo điều kiện cũng như sức khỏe cho giáo viên và học sinh như tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng học, trường học, thiết bị dạy và học cũng được chuẩn bị.
Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học |
Đi học tiếp hay không là thông tin được phụ huynh tại TP.HCM nóng lòng trông ngóng. Trong chiều ngày 12/2 liên tiếp các trao đổi của cơ quan quản lý được đưa ra. UBND thành phố gửi công văn khẩn cho các ngành Giáo dục, Y tế và Lao động, yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng đón học sinh quay lại trường từ ngày 17/2.
Khử khuẩn lớp học ở TP.HCM |
Thành phố yêu cầu Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế rà soát lại việc tiêu độc, khử trùng ở các trường học. Các thông số chi tiết cần báo cáo về uỷ ban trước ngày 14/2. Còn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM thì báo cáo sớm hơn, trước ngày 13/2.
Học sinh hai tỉnh Quảng Ngãi - Quảng Nam cũng có thể sẽ đi học trở lại từ 17/2 nếu tình hình bệnh covid-19 không diễn biến phức tạp.
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết Sở đã có văn bản gửi ngành y tế tỉnh xin ý kiến để xem xét cho học sinh đi học lại.
"Nếu Sở Y tế thống nhất và tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona trên địa bàn tỉnh không diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT sẽ xin ý kiến Chủ tịch tỉnh cho học sinh đi học lại vào ngày 17/2”- ông nói.
Trong khi đó, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi Đỗ Văn Phu thông tin UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo cho học sinh, sinh viên đi học lại bắt đầu từ ngày 17/2 nếu báo cáo tình hình dịch bệnh covid-19 gây ra trên địa bàn tỉnh không có diễn biến phức tạp.
Tại hội nghị giao ban công tác phòng chống dịch bệnh do covid gây ra từ chiều 11/2, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã nêu vấn đề xem xét cho học sinh đi học tiếp thay vì nghỉ tạm thời.
Sở GD-ĐT Nghệ An đã có hướng dẫn công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường. Dựa theo khuyến cáo của Bộ Y tế và căn cứ vào điều kiện thực tế tình hình diễn biến dịch bệnh ở Nghệ An, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với Sở Y tế, dự kiến tham mưu UBND tỉnh cho học sinh trên địa bàn toàn tỉnh đi học trở lại trường từ ngày 17/2.
Để tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện cần tuyên truyền đến tất cả các trường học trên địa bàn tiến hành tiêu độc khử trùng lần thứ 3 vào 2 ngày cuối tuần (15-16/02). Ông Chung nhấn mạnh, trước cửa lớp học cần có nước rửa tay khô, đảm bảo vệ sinh cho học sinh. Việc quyết định đeo khẩu trang hay không khi ngồi trong lớp học cần chờ hướng dẫn của Bộ Y tế để có sự chuẩn bị tốt nhất cho học sinh khi đi học trở lại.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu đơn vị Quản lý thị trường đánh giá chất lượng của 600 nghìn khẩu trang đã thu hồi không rõ nguồn gốc, sau khi kiểm định chất lượng, phát miễn phí cho các trường học.
Nhiều trường đại học sẽ "gọi" sinh viên lại giảng đường
Trái ngược với số ít trường ĐH tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ cho sinh viên cho đến hết tháng 2, nhiều trường ĐH đã lên kế hoạch đón sinh viên trở lại trong tuần tới.
Trường ĐH Nha Trang đã có thông báo gửi tới cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn trường để chủ động sắp xếp thời gian trở lại trường tham gia hoạt động giảng dạy, học tập học kỳ II năm học 2019-2020 từ ngày 17/2.
Thông báo đi học lại của Trường ĐH Nha Trang |
Tại TP.HCM, dự kiến hàng loạt các trường đại học sẽ bắt đầu học vào ngày 17/2 như Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, các trường thành viên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM.
Ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, công tác lắp máy đo thân nhiệt từ xa, mua sắm xà bông, vệ sinh phòng học, đặt bồn rửa tay dã chiến đã được thực hiện. Để đảm bảo an toàn có 9 sinh viên đến từ Vĩnh Phúc sẽ được khuyên ở nhà học online hoặc đăng ký cách ly 14 ngày, sau đó mới được đi học trở lại.
Camera đo thân nhiệt từ xa của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM |
Lãnh đạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã thị sát kiểm tra việc phun khử khuẩn toàn trường trong thời gian từ 12-14/2 đồng thời yêu cầu trạm y tế xây dựng quy trình xử lý cụ thể cho trường hợp phát hiện ca nghi nhiễm.
Trường ĐH Nhân văn TP.HCM thực hiện bố trí xe ô tô để sẵn sàng vận chuyển khi cần tại 2 cơ sở đào tạo. Với sinh viên Trung Quốc theo học, nhà trường cho phép nhập học trễ tối thiểu 1 tháng và có thể kéo dài thời gian này tùy tình hình thực tế.
Phun khử khuẩn ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM |
Ngày hôm nay 13/2, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh virus corona của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng sẽ họp để bàn về phương án phòng chống cho sinh viên quay lại vào ngày 17/2.
Ở Hà Nội, một số trường cũng sẵn sàng với mốc thời gian này. Lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đón sinh viên quay trở lại trường, đồng thời theo dõi sát sao các em đến từ vùng có dịch.
Tương tự, Trường ĐH Mở Hà Nội đã kết nối trực tuyến với sinh viên nhằm nắm bắt được tình hình sức khỏe, lịch sử di chuyển, lịch sử tiếp xúc của sinh viên, đặc biệt là những em ở các tỉnh thuộc vùng dịch...
Trường ĐH Sao Đỏ (Hải Dương) sản xuất khẩu trang 5 lớp phát miễn phí cho sinh viên |
Học sinh các cấp trở lại trường học nhu cầu sử dụng khẩu trang sẽ tăng cao. Tại TP.HCM, Sở Công thương đã tìm kiếm thêm nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Sở này đã làm việc với 20 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang với năng lực sản xuất 2.532.000 cái/ngày.
Tại Lâm Đồng, ngay trong tuần đầu tiên trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trường CĐ Y tế Lâm Đồng đã mua khẩu trang để cấp phát 2.000 chiếc cho sinh viên trong trường và tặng 1.000 chiếc cho những người dân. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng khẩu trang để phòng dịch bệnh ngày càng lớn nhà trường đã quyết định tổ chức sản xuất khẩu trang và nước sát khuẩn phục vụ trong nội bộ...
Lê Huyền (tổng hợp)
Đó là ý kiến của Sở Y tế TP.HCM về việc các điều kiện chuẩn bị cho học sinh trở lại trường.
" alt=""/>Nhiều tỉnh thành chuẩn bị đi học trở lại sau 2 tuần nghỉ dịch virus coronaÍt ai biết năm 2013 trở về trước, gia đình Y Xuân chủ yếu làm nương rẫy. Ngoài thời gian này, Y Xuân còn tranh thủ xin một chân làm phu hồ. Quần quật quanh năm nhưng thu nhập của gia đình Y Xuân cứ mãi túng thiếu.
Vào tháng 4/2013, được người quen giới thiệu, Y Xuân mạnh dạn đăng ký khóa học dạy nghề xây dựng do Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên Huyện Krông Ana (Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana) tổ chức.
Sau mấy tháng học lý thuyết và thực hành ở trung tâm, Y Xuân đã có thể đọc bản vẽ, các kỹ thuật hàn cửa sắt, lắp điện một cách thành thạo.
“Ngày ra trường, tôi đã có thể nhận thầu các công trình xây dựng cơ bản trong buôn. Đây là điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến trước khi đăng ký học nghề ngắn hạn” – Y Xuân tâm sự.
Giúp nhau thoát nghèo
Chủ trương dạy nghề ngắn hạn cho người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã làm thay đổi diện mạo tại nhiều vùng quê nghèo khó.
Không chỉ bản thân thoát nghèo, nhiều học viên ở Đắk Lắk sau khi được dạy nghề đã cùng nhau lập nhóm thợ để hỗ trợ nhau trong công việc.
Nhóm thợ xây dựng của Thổ Lợi (ngoài cùng bên phải – PV) nghỉ ngơi sau một ngày lao động. |
Như trường hợp của Thổ Lợi (29 tuổi, dân tộc Chơ Ro, trú xã Ea Na, huyện Krông An) học nghề xây dựng tại Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana vào tháng 8/2019.
Sau 3 tháng học nghề ngắn hạn, Thổ Lợi, Y Đen Byă (30 tuổi) và 4 thành viên khác trong buôn lập ra nhóm thợ xây dựng.
Để tạo thuận lợi khi làm việc, mọi người trong nhóm chia công việc theo từng thế mạnh của mỗi người.
“Lập được nhóm thợ xây dựng, chúng tôi mạnh dạn nhận thầu những công trình xây nhà cấp 4 trong buôn. Làm việc theo nhóm còn giúp chúng tôi đoàn kết, tăng năng suất lao động. Quan trọng hơn cả, chúng tôi còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho thanh niên trong buôn làng” – Thổ Lợi chia sẻ.
Thầy giáo Đào Bắc Hà và Y Xuân trao đổi với nhau về nghiệp vụ trong quá trình xây dựng nhà ở. |
Thầy Đào Bắc Hà – giáo viên dạy nghề xây dựng tại Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana cho rằng, sở dĩ việc dạy nghề ngắn hạn cho người đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu qủa cao là bởi người dân ai cũng ý thức được lợi ích của việc học nghề.
“Ngoài những giờ học lý thuyết, chúng tôi thường xuyên đưa người học ra thực tế để thực hành. Cụ thể, chúng tôi chọn những gia đình nghèo để các học viên thực hành xây nhà. Mãi đến khi ngôi nhà được xây lên, dân nghèo vừa có nhà ở miễn phí mà người học lại nâng cao tay nghề” - thầy Đào Bắc Hà tâm sự.
Chủ trương nhân văn
Ông Đào Văn Phương – Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana cho biết, hằng năm, trung tâm thường rà soát nhu cầu học các nghề phi nông nghiệp sao cho phù hợp với thực tế. Sau đó, trung tâm sẽ đề xuất lên lên UBND huyện và Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk về việc mở lớp dạy nghề theo nhu cầu.
“Nhiều người học nghề sửa xe máy, nghề may, tin học, nghề xây dựng ngay khi ra trường đã nhanh chóng xin được việc làm. Riêng đối với nghề xây dựng, gần như 100% học viên ra trường đều đã có việc làm và thu nhập tốt” - ông Phương thông tin.
Ông Phạm Anh Tuấn – Phó trưởng Phòng Giáo dục Nghề nghiệp thuộc Sở LĐTB&XH cho biết, trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh có tổng số 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong năm qua, toàn tỉnh đã thực hiện tuyển mới 35.199 học viên, học sinh sinh viên giáo dục nghề nghiệp tăng 0,16% kế hoạch năm, tăng 3,78% so với năm 2018.
“Riêng hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019 (kinh phí 16.483 triệu đồng – PV) đã hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn là 4.431 người, trong đó số người học nghề phi nông nghiệp là 2.821; số người học nghề nông nghiệp là 1.610.
Trùng Dương
" alt=""/>Học 3 tháng, việc nhiều không xuể ở Tơ Lơ