Theo Báo cáo Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm 2021, đổi mới sáng tạo mở chính là chìa khóa đột phá tăng trưởng của doanh nghiệp, khi có thể gia tăng tốc độ đổi mới sáng tạo lên từ 3 đến 5 lần trong khi tiết kiệm được đến 30% chi phí đầu tư.
Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng đổi mới sáng tạo, trong đó đổi mới sáng tạo khép kín tức là những doanh nghiệp có nguồn vốn, có chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) riêng biệt, giúp đẩy mạnh sáng tạo, tăng khả năng cạnh tranh như Airbus, Amazon, Microsoft, Apple, Qualcomm…
Xu hướng thứ hai là đổi mới sáng tạo mở, điển hình như các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, vận tải, giao hàng như Airbnb, Grab…
Trong quá khứ, nền tảng của đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp từng là việc phát triển sản phẩm. Nhưng trong thời đại hiện nay, việc tạo ra sản phẩm mới không còn quan trọng bằng việc tạo ra năng lực đổi mới sáng tạo bền vững cho doanh nghiệp.
Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) cho biết: “Đổi mới sáng tạo mở là một chủ đề được toàn thế giới quan tâm với hơn 1 tỷ lượt tra cứu và được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới ứng dụng như một giải pháp, chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả”.
Vị chuyên gia này khuyến khích các doanh nghiệp cùng đồng hành và hợp tác với các nguồn lực bên ngoài, để tối ưu hóa hiệu quả trong quá trình giải quyết bài toán kinh doanh. Qua đó, góp phần nhân rộng đổi mới sáng tạo mở ra một quy mô rộng lớn hơn, tiếp cận với nhiều chủ thể, thành phần hơn.
Cú “knock out” của Netflix và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam
Để có thể làm rõ hơn về giá trị của đổi mới sáng tạo mở, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc điều hành của BambuUP lấy ví dụ về câu chuyện cạnh tranh của BlockBuster và Netflix.
Theo bà Quỳnh, hiện tại mọi người chỉ biết tới Netflix, thế nhưng ít ai biết rằng, có một doanh nghiệp tên BlockBuster từng là kẻ phá bĩnh của gã khổng lồ xuyên biên giới này.
Netflix ra đời trước BlockBuster. Ở thời điểm Netflix còn cho thuê đĩa DVD và gửi qua đường bưu điện, BlockBuster đã ra đời với những cửa hàng cho thuê đĩa DVD tự động, cạnh tranh trực tiếp với Netflix.
Dù vẫn là doanh nghiệp nắm giữ phần lớn thị phần, thế nhưng ban giám đốc của Netflix đã thấy được một mối hiểm họa trước sự trỗi dậy của BlockBuster và quyết định thay đổi mô hình kinh doanh, đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Kết quả là giờ đây Netflix đang trở thành gã khổng lồ xuyên biên giới trong lĩnh vực livestream, còn BlockBuster mới đây đã thông báo phá sản tại thị trường Mỹ.
Từ câu chuyện trên, vị chuyên gia đến từ BambuUP cho rằng, những doanh nghiệp lớn không được phép ngủ quên trên chiến thắng.
Để đổi mới sáng tạo mở thành công, các doanh nghiệp Việt cần phải có nhận thức đúng đắn, phải có kỹ năng, cấu trúc tổ chức phù hợp và một cách thức thu thập thông tin đa dạng, liên tục.
Trọng Đạt
" alt=""/>Làm sao để có những Netflix, Airbnb phiên bản Việt?Mới đây, dư luận xôn xao trước clip ghi lại quá trình thanh toán của một cô gái sau khi vào ăn ở quán phở tại ngã tư Trần Nhân Tông - Bà Triệu (Hà Nội). Theo đó, cô gái cùng bạn vào gọi 2 bát phở gà với giá 30.000 đồng, nhưng khi thanh toán, chủ quán đòi 100.000 đồng (50.000 đồng/ 1 bát).
Thấy vậy, cô gái liền thắc mắc thì nhận được những câu trả lời từ chủ quán như "Không nghe tiếng, nghe thấy thì 25.000 đồng cũng làm", "Phở gà thì phải 50.000", "Nếu cháu không có, cô cho cháu luôn", "Phở ở đây là vô giá".
Cô gái này bức xúc chia sẻ: “Làm ăn đi kinh doanh ai cũng có vất vả thật, không có sự dễ dàng nào trong việc kiếm tiền, nhưng không nên vì đồng tiền mà có cách cư xử và lối sống như cô, thấy mất giá trị của một con người”.
Sau khi những thông tin này chia sẻ trên mạng, nhiều ý kiến tranh cãi được đưa ra xung quanh cách cư xử, thái độ khó chịu của người chủ quán. Bạn T.H bày tỏ quan điểm: “Nói kiểu cho luôn là khinh người quá. Người ta ăn uống trả tiền đàng hoàng, chỉ thắc mắc là bảo làm 30.000 đồng lại lấy 50.000 đồng thôi. Nghe không thể lọt tai được”.
![]() ![]() |
Bà Hằng khẳng định luôn bán đúng giá niêm yết |
Trước thông tin trên, PV đã tìm đến gặp người chủ quán để xác minh sự việc. Nhắc đến câu chuyện liên quan đến bát phở 50.000 đồng, bà Hằng kể lại: “Quán tôi luôn có 2 biển giá to để khách dễ dàng lựa chọn.
Giá niêm yết trước giờ vẫn từ 30- 40.000 đồng/ bát phở gà. Hôm đó có 2 cô gái đến gọi 2 bát phở đùi gà, tôi cũng vui vẻ chặt 2 đùi cho vào 2 bát. Khi đứng dậy thanh toán tiền là 100.000 đồng, cô gái đó có hỏi tại sao gọi bát 30.000 đồng lại tính 100.000 đồng/ 2 bát. Tôi đã giải thích ngay, bác luôn bán đúng bảng giá, nhưng ăn phở đùi là phải 50.000”.
Bà Hằng cũng khẳng định: “Tôi không cần thanh mình gì cả. Tôi không chặt chém hay lừa lọc ai. Bát phở đùi gà giá 50.000 đồng ở đất Hà Nội là chuyện bình thường. Nhà tôi ở đây, tôi đã bán tại đây cũng hơn 30 năm. Bây giờ đồng tiền kiếm khó, tôi không thể bán cho người ta giá 60- 70.000 đồng như các nơi khác bán. Tôi đã niêm yết giá chỉ bán 30-40.000 đồng. Nhưng nếu khách muốn ăn thêm đùi thì phải trả thêm tiền, không thể cả cái đùi gà mà tính giá như bình thường được”.
Nhắc đến cụm từ “phở vô giá” gây bất bình, người chủ quán cho hay: “Tôi nói phở vô giá tức là có nhiều mức giá khác nhau chứ không phải đề cao giá trị bát phở, như bún riêu cua giá 30.000 đồng, hay bún ốc bò là 40.000 đồng, ăn gà chặt đùi là 50.000 đồng,… Có lẽ cách nói của tôi đã gây ra hiểu nhầm. Thực tế, tôi không nghe thấy khách gọi bát phở 30.000 đồng, bởi nếu nghe thấy, chắc chắn tôi sẽ vẫn làm và làm ít đi. Hoặc nếu thiếu tiền, tôi sẵn sàng cho luôn”.
Bà Hằng cho biết thêm: “Bán hàng cũng cần cái tâm. Bán đắt cho ai tôi cũng rất ngại. Giả sử như một bát bún riêu cua giá trị chỉ 30.000 đồng, mình không thể chặt chém của khách lên 70.000 đồng được. Thực tế, ai mua giá gì tôi vẫn bán giá ấy. Có bà cụ ở Viện mắt sang mua 20.000 – 25.000 đồng tôi vẫn sẵn sàng bán cho”.
Thúy Nga
" alt=""/>Chủ quán phở đòi 50 nghìn cho bát phở 30 nghìnBác sĩ kiểm tra lại vết mổ cho bệnh nhân Thành sau 3 ngày phẫu thuật cắt bỏ khối u 2x3cm ở mang tai
Nằm sát phòng ông Thành là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Tâm, 43 tuổi ở Hà Nội. Anh Tâm đã từng 2 lần phẫu thuật u tuyến nước bọt nhưng 4 năm nay lại tát phát, đè đẩy dây thần kinh, lệch mặt trái.
Anh Tâm có tiền sử nghiện thuốc lá suốt 20 năm nay, mỗi ngày hút 10 điếu. Khối u của anh Tâm là dạng hỗn hợp, có kích cỡ khoảng 3x4cm, bác sĩ chỉ định phẫu thuật bóc sạch, xong bệnh nhân bị huyết áp cao nên chưa thể can thiệp.
BS Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba cho biết, khối u tuyến nước bọt hầu hết là lành tính, hay gặp ở tuyến mang tai, chiếm 5-10% khối u vùng hàm mặt.
Khối u kích cỡ lớn ở mang tái trái bệnh nhân Tâm
BS Nguyễn Thanh Thái xem lại phim cộng hưởng từ của bệnh nhân
Khối u tuyến nước bọt đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân nam 40-60 tuổi có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào. Tuy nhiên bệnh viện cũng từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 64 tuổi nghiện thuốc lá mắc u này.
“U tuyến nước bọt gồm thể hỗn hợp hoặc Warthin, phần lớn lành tính nhưng nếu để muộn có thể gây liệt mặt, chảy máu trên da, tê bì, ù tai, thậm chí tiến triển thành ung thư, khi đó sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ phải xạ trị, hoá trị”, BS Thái thông tin.
Theo BS Thái, khi bóc u tuyến nước bọt phải hết sức lưu ý, tránh chạm vào dây thần kinh có thể gây liệt mặt, chảy máu, nếu để sót u sẽ tái phát. Để tránh u “mọc” lại, một số trường hợp phải cắt rộng bán phần khối mang tai.
Để phát hiện sớm u tuyến nước bọt, người dân cần định kỳ khám sức khoẻ, khi phát hiện khối bất thường vùng hàm mặt cần đến các bệnh viện, chuyên khoa hàm mặt để kiểm tra.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
- Nam thanh niên nghĩ mình mình mọc răng khôn vì thường xuyên sưng đau vị trí gần răng số 7. Tuy nhiên khi khám chuyên sâu, bác sĩ phát hiện ‘thủ phạm’ ẩn giật.
" alt=""/>‘Bắn’ 10 điếu thuốc lào mỗi ngày, người đàn ông mọc u lệch mặt