Người lớn cần quan tâm giáo dục trẻ biết nói lời hay, chuẩn mực từ khi còn bé, lúc còn học ở trường, khi tham gia các hoạt động xã hội. Ảnh minh họa: Thanh Tùng
5 nguyên nhân khiến trẻ nói tục, chửi thề
Lý do thì nhiều, nhưng theo ông Ngai, cơ bản tập trung vào 5 nguyên nhân.
Thứ nhấtlà gia đình thiếu quan tâm giáo dục con, cháu về lời ăn, tiếng nói thật chuẩn mực ngay khi các em bắt đầu học nói (nên nói gì, không được nói gì và tại sao như vậy), từ khi các em còn bé (dạy con từ thuở còn thơ).
Người lớn trong nhiều gia đình chưa thật sự làm gương, thiếu gương mẫu trong giao tiếp, còn văng tục, chửi thề một cách thoải mái trước mặt con cháu và không kịp thời giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn khi các em vi phạm, không xử phạt nghiêm minh khi các em tái phạm.
Thứ hailà chương trình môn giáo dục đạo đức chưa thật sát với từng lứa tuổi, đặc biệt với học sinh mầm non, tiểu học là đối tượng cần "học ăn, học nói, học gói, học mở". Môn học này chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn kỹ năng giao tiếp cho các em.
Thứ balà ở trường học, tuy trong bản nội quy từng trường đều có quy định học sinh không được nói tục, chửi thề... nhưng việc này không được quan tâm thường xuyên khi sinh hoạt toàn trường, trong tiết sinh hoạt hàng tuần của giáo viên chủ nhiệm, trong tiết học môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân... Khi phát hiện học sinh nói tục, chửi thề thì không ít giáo viên làm ngơ, không kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh (một phần do ngại đụng chạm, nhất là học sinh vi phạm không học ở lớp mình làm giáo viên chủ nhiệm). Học sinh vi phạm nói tục, chửi thề nhiều lần chưa được xử lý nghiêm minh, giáo dục đến nơi đến chốn với những biện pháp giáo dục phù hợp.
Thứ tưlà học sinh bị tác động bởi môi trường giao tiếp từ trong gia đình, khu phố, ngoài xã hội và trên các trang mạng xã hội.
Và thứ nămlà bản thân học sinh còn hạn chế về nhận thức, chưa thấy việc nói tục, chửi thề là một tật xấu (vì nhiều người lớn xung quanh mình vẫn nói thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc nhưng có ai bị sao đâu?). Có em coi việc nói tục, chửi thề là “model” của thời đại hiện nay, thể hiện bản lĩnh cá nhân của mình.
Lê Huyền - Ngân Anh (ghi)
Làm thế nào để giới trẻ, học sinh, sinh viên hạn chế nói tục, chửi bậy và có ứng xử văn minh trong môi trường học đường và xã hội. Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Những ý kiến phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Trân trọng cảm ơn." border="0"/>
Các Công ty Điện lực Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng cử nhóm công tác gần 100 thành viên đến các tỉnh miền Trung hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 9
Bên cạnh đó, EVNSPC cũng triển khai các chương trình tri ân khách hàng như: Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp cho một số khách hàng trạm chuyên dùng; Quay số trúng thưởng khi khách hàng cài đặt App CSKH hoặc quan tâm OA EVNSPC trên Zalo; Giải quyết các yêu cầu dịch vụ của khách hàng trong “Tháng tri ân khách hàng” đúng thời gian quy định, không để xảy ra khiếu nại về dịch vụ khách hàng do trách nhiệm của ngành điện.
Ngoài ra, EVNSPC cũng yêu cầu các công ty điện lực chủ động thực hiện các chương trình tri ân khách hàng phù hợp với địa bàn, đối tượng khách hàng của từng đơn vị, đảm bảo tiêu chí tiết kiệm, thiết thực và có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Theo ông Nguyễn Phước Đức - Tổng Giám đốc EVNSPC, trong cơn bão số 9 vừa qua, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã cử 3 nhóm công tác gồm 92 thành viên từ các công ty điện lực tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng, đến Quảng Nam, Quảng Ngãi hỗ trợ khắc phục các sự cố lưới điện sau bão số 9.
Các nhóm công tác đã hỗ trợ ngành điện miền Trung vận chuyển, trồng mới 130 trụ điện trung-hạ thế; chỉnh lại 79 trụ điện trung-hạ thế bị nghiên; căng lại hơn 40km đường dây trung-hạ thế; thay 135 bộ xà-sứ trung-hạ thế; phát quang cây xây 55,15km lưới trung-hạ thế và phối hợp các đơn vị bạn xử lý sự cố lưới điện tại nhiều vị trí nhánh rẻ vào nhà dân. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên EVNSPC còn quyên góp được gần 4 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào miền trung khắc phục của hậu quả thiên tai, bão lũ vừa qua.
评论专区