Trong cuộc họp vừa diễn ra,ànQuốcphạtGoogleFacebooktỷbóng đá kết quả Ủy ban Bảo vệ thông tin cá nhân (PIPC) phê duyệt mức phạt 69,2 tỷ won (50 triệu USD) đối với Google và 30,8 tỷ won (21,9 triệu USD) đối với Meta. Đây là hai án phạt đầu tiên của Ủy ban liên quan đến hành vi thu thập dữ liệu quảng cáo cá nhân hóa.
Nó cũng là số tiền phạt lớn nhất từng có với các hành vi vi phạm luật bảo vệ thông tin cá nhân. PIPC còn ra lệnh cho Google và Meta thông báo cho người dùng một cách đơn giản, rõ ràng và xin phép họ khi muốn thu thập hay sử dụng dữ liệu hành vi trên website hoặc ứng dụng không thuộc các nền tảng của họ.
Cuộc điều tra của PIPC kết luận Google và Meta không thông báo rõ ràng hay xin phép người dùng khi thu thập, phân tích dữ liệu để đánh giá thị hiếu cá nhân, cũng như sử dụng thông tin đó cung cấp quảng cáo cá nhân hóa. Hành vi của Google diễn ra sớm nhất từ năm 2016 trong khi Meta, công ty mẹ Facebook, không thông báo hay xin phép người dùng từ năm 2018.
Kết quả là dữ liệu hành vi của hơn 82% người dùng Google và hơn 98% người dùng Meta tại Hàn Quốc đã bị thu thập trái phép, theo PIPC.
Theo Reuters, Google chưa bình luận gì về án phạt. Trong khi đó, người phát ngôn Meta khẳng định làm việc với khách hàng một cách hợp pháp, đáp ứng quy trình mà luật pháp địa phương yêu cầu. Vì vậy, công ty không đồng ý với quyết định của Ủy ban, sẽ cân nhắc mọi tùy chọn, bao gồm tìm kiếm phán quyết từ tòa án.
Du Lam (Theo Yonhap, Reuters)
Instagram bị phạt kỷ lục hơn 400 triệu USD
Ireland đã phạt Instagram số tiền kỷ lục 405 triệu EUR (402 triệu USD) sau cuộc điều tra về cách ứng dụng này xử lý dữ liệu của trẻ em.
Chủ tịch Fidel Castro và Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Ảnh: Cubadebate
Trước cách mạng năm 1959, việc phân biệt chủng tộc ở Cuba rất gay gắt. Trong chế độ Fulgencio Batista, nhiều cơ sở dịch vụ có hai khu dành riêng cho người da đen và da trắng (bể bơi, bãi biển, khách sạn, nghĩa địa...). Do đó, ngay sau khi cách mạng thành công, Chủ tịch Fidel Castro đã xóa bỏ tất cả những sự phân biệt này.
Chủ tịch Fidel Castro và nhà lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela có mối quan hệ gần gũi và lâu dài, được hình thành từ chính cuộc đấu tranh chung chống lại bất công và áp bức. Khi khởi xướng cuộc phản kháng bất bạo động chống nạn áp bức chủng tộc ở Nam Phi, Nelson Mandela đã tìm thấy niềm cảm hứng từ cách mạng Cuba.
Nelson Mandela nhận xét: “Ngay từ những ngày đầu, cuộc cách mạng Cuba đã là nguồn cảm hứng cho tất cả những người yêu chuộng tự do”. Ông còn cho biết, “Chủ tịch Fidel Castro đã truyền cảm hứng đến nhân dân Cuba để họ cùng chúng tôi đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”.
Sau khi Nelson Mandela được phóng thích năm 1990, tình bạn của hai nhà lãnh đạo này càng thêm khăng khít. Nelson Mandela đã tới Cuba để gặp Chủ tịch Fidel Castro và cám ơn những nỗ lực của Cuba góp phần vào cuộc đấu tranh chống chế độ Apartheid.
Năm 1994, Nelson Mandela được bầu là vị tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, một bước ngoặt lịch sử đánh dấu kết thúc thắng lợi của cuộc đấu tranh hơn 40 năm chống áp bức và phân biệt chủng tộc. Chủ tịch Fidel Castro đã sang tận Nam Phi năm đó để chúc mừng Nelson Mandela. Cuba cũng gửi 200 bác sĩ sang giúp đỡ nhân dân Nam Phi.
“Tôi là một người trung thực và không bao giờ tôi quên rằng trong những giây phút đen tối nhất của đất nước chúng tôi, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Apartheid, Fidel đã ở bên cạnh chúng tôi” - Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela nhấn mạnh.
Nguyễn Văn Toàn
Hình ảnh cảnh sát da màu đồng cảm cùng người biểu tình ở Mỹ
Những khoảnh khắc dưới đây cho thấy các cuộc biểu tình ở Mỹ không chỉ có vũ lực hay bạo loạn, mà còn cả những tấm lòng chia sẻ đồng cảm giữa lực lượng an ninh và người biểu tình.
" alt="Đất nước chống phân biệt chủng tộc tốt nhất thế giới"/>