Đến sân bay trước mấy tiếng là hợp lý?

TheĐếnsânbaytrướcmấytiếnglàhợplýkq c1 đêm quao CnTraveler, việc ra sân bay trước bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, từ các hãng bay và cảng hàng không. Ví dụ, hãng Delta yêu cầu hành khách đến sân bay tối thiểu 4 tiếng với các chuyến từ Dublin, Ireland. Hành khách phải có mặt tại cổng ra máy bay 60 phút trước khi khởi hành.

Với chuyến bay nội địa tại các sân bay lớn, nếu bạn có hành lý ký gửi, nên tới sớm hơn 2 tiếng. Nếu bạn chỉ có hành lý xách tay, đẹp nhất là đến trước 90 phút. Đối với các sân bay nhỏ hơn, thời gian đến sân bay lần lượt là 90 phút và một tiếng. Với các chuyến quốc tế, thời gian lý tưởng đến sân bay trước giờ khởi hành là 3 tiếng.

{ keywords}
Đến sân bay trước mấy tiếng là hợp lý?

Tuy nhiên, nếu bay vào các dịp lễ, cuối tuần, mùa cao điểm và nơi khởi hành luôn nằm trong danh sách những sân bay bận rộn nhất thế giới, bạn nên cộng thêm một tiếng vào thời gian được khuyến nghị phía trên.

Ngoài ra, thời gian đến trước cũng phụ thuộc vào từng hành khách. Nếu là khách hạng thương gia, đi một mình hay thuộc đối tượng ưu tiên không phải xếp hàng... bạn không cần đi sớm. Nhưng nếu đi cùng gia đình, nhóm bạn hay có con nhỏ, người già... bạn nên đến sớm hơn.

Anh Việt Anh (Hà Nội) làm trong ngành du lịch, thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay, chia sẻ thường tới sân bay trước một tiếng nếu bay nội địa và hai tiếng với chuyến bay quốc tế. Tại một số nước anh đi du lịch hay công tác, tài xế sẽ chở anh ra sân bay sớm hay muộn phụ thuộc vào tình trạng tắc đường, khoảng cách xa gần. Trong chuyến bay từ Malaysia về Việt Nam, anh Việt Anh phải có mặt ở sân bay trước 3 tiếng. Với chuyến rời Trung Quốc, anh đến sớm 4 tiếng vì lượng khách đông. 

Stacey Lastoe, nữ nhà báo của CNN và làm việc tại New York cho biết người Mỹ thường đến sân bay sớm 2 tiếng nếu bay nội địa, 3 tiếng cho hành trình quốc tế. Tuy nhiên cô không thích ở sân bay lâu và muốn rời khỏi đó càng sớm càng tốt. Bởi khi đến sớm, cô phải làm mọi thứ để giết thời gian. Một trong những việc đó là tiêu tiền.

Do vậy, Stacey không đồng tình với thói quen đến sân bay trước ba tiếng cho chuyến quốc tế và hai tiếng cho chuyến nội địa. Cô khẳng định sẽ không đến sân bay sát thời gian, nhưng cũng sẽ không đến sớm. Stacey muốn ở nhà thêm một chút, để có thêm thời gian tưới cây, kiểm tra lò nướng bánh đã rút điện hay chưa, cất quần áo phơi ngoài hiên vào tủ và vuốt ve con chó yêu quý của mình.

David G.Allan, trưởng ban biên tập chuyên mục Du lịch của CNN cho biết, việc đến sớm hay muộn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. David chọn đến sân bay sớm vì không thích vội vã, hớt hải chạy đến quầy in vé vào những phút cuối. "Không phải chúng ta có đủ căng thẳng trong cuộc sống rồi ư? Tại sao còn tự tạo thêm căng thẳng nữa", anh nói. Đôi khi, việc tới sân bay sát giờ có thể gây ra các cuộc xung đột, va chạm của hành khách với những người trong sân bay.

Do đó, David thường đến sớm nhiều tiếng nhất có thể và gọi thời gian ngồi đợi ở sân bay là "dành cho bản thân". Anh có thể vừa kéo vali vừa nghe nhạc đến cổng kiểm soát, rồi thong thả qua cửa an ninh. Sau khi làm xong thủ tục, David thường ngồi đọc, viết lách hay xem báo.

Vì đến sớm, anh là những người xếp hàng đầu tiên để lên máy bay và có thể ổn định chỗ ngồi nhanh chóng. Sau đó, David sẽ có nhiều thời gian hơn để làm nốt công việc dang dở của mình như gửi tin nhắn, email hay bắt đầu xem một bộ phim trên máy bay. "Đó là trải nghiệm mà bạn sẽ không thể có được, nếu chỉ đến sân bay trước một tiếng hay 30 phút", David nói.

Mải 'yêu đương' trên ban công, cặp du khách lãnh đủ trái đắng

Mải 'yêu đương' trên ban công, cặp du khách lãnh đủ trái đắng

Mải mê 'yêu đương' lãng mạn trên ban công, cặp đôi du khách bất ngờ rơi từ độ cao 4m xuống đất và phải cấp cứu trong tình trạng khẩn.

Bóng đá
上一篇:Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách
下一篇:Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế