Chiếc Volvo s80 và Vaz 2112 đã đâm trực diện gây ra vụ tai nạn kinh hoàng trên đường phố ở Nga. Được biết,ôtôtannátsaucúđâmtrựcdiệđá bóng việt nam hôm nay trực tiếp lái xe Volvo bị say rượu.
Play
Chiếc Volvo s80 và Vaz 2112 đã đâm trực diện gây ra vụ tai nạn kinh hoàng trên đường phố ở Nga. Được biết,ôtôtannátsaucúđâmtrựcdiệđá bóng việt nam hôm nay trực tiếp lái xe Volvo bị say rượu.
Hàng loạt sản phẩm như iPhone 11, iPhone 12 đang được các đại lý đồng loạt giảm giá, về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, iPhone 11 đang được chào bán với mức giá lần lượt 10,5 triệu đồng cho bản 64 GB và 12 triệu đồng cho bản 128 GB. Trong khi đó, mẫu iPhone 12 có mức giá 15,5 triệu đồng cho bản 64 GB và 17,6 triệu đồng cho bản 128 GB.
"Lượng người dùng chọn mua iPhone 12 giảm hơn 10% so với thời điểm cách đây một tháng. Trong khi đó, doanh số của iPhone 11 lại tăng trưởng khoảng 5%. Đây là mức tăng trưởng nằm trong dự kiến bởi từ khi ra mắt, iPhone 11 đã được coi là mẫu iPhone "quốc dân" khi sở hữu cấu hình mạnh mẽ, thời lượng pin tốt cùng mức giá hợp lý", ông Nguyễn Hữu Phúc - Trưởng phòng kinh doanh hệ thống Minh Tuấn Mobile, chia sẻ.
Cũng theo chia sẻ từ các đại lý, thời điểm hiện tại là khoảng thời gian mà người dùng đang đổ dồn sự chú ý vào thế hệ iPhone chuẩn bị ra mắt. Do đó, doanh số của các sản phẩm đời cũ như iPhone 11, iPhone 12 và iPhone 13 cũng chịu ảnh hưởng nhất định.
"Doanh số của dòng sản phẩm iPhone 12 đã giảm khoảng 50%, trong khi thế hệ iPhone 11 và iPhone 13 cũng giảm khoảng 20%. Sau khi Apple ra mắt thế hệ iPhone mới, những sản phẩm đời cũ có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh giá bán. Tuy nhiên, mức giảm sẽ không nhiều", ông Xà Quế Nguyên, CEO của hệ thống Hnam Mobile, cho biết.
Thế hệ iPhone 14 dự kiến sẽ được Apple giới thiệu tại sự kiện "Far out" diễn ra vào ngày 7/9 tới. Cách đây không lâu, một nguồn tin thân cận với Apple tiết lộ dòng sản phẩm iPhone 14 sẽ chính thức lên kệ tại thị trường Việt Nam vào trung tuần tháng 10.
"Với mức độ ảnh hưởng và vị thế đối tác hàng đầu tại Việt Nam, dự kiến khách hàng có thể mua iPhone mới sớm nhất tại hệ thống trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10. Hệ thống luôn tiên phong về việc mở bán sớm, nhiều chương trình ưu đãi và dịch vụ tốt dành cho khách hàng", đại diện hệ thống FPT Shop chia sẻ.
(Theo Dân Trí)
">TIN BÀI KHÁC:
Bắc Kinh hoang mang vì bọ cắn chết người
Chiêm ngưỡng những chiếc mũ "độc" của nữ quý tộc
Thế giới 24h: Hư thực hải quân Trung Quốc
">
Cụ thể, trong thông báo về việc chấn chỉnh thực hiện nội quy giảng đường vừa được trường này ban hành mới đây, nêu rõ: “Sinh viên phải đi học đúng giờ. Nhà trường sẽ đóng cửa ra vào sau thời gian vào học các ca 15 phút. Thông báo này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
Sinh viên bức bối với quy định "cửa đóng then cài" của Trường ĐH Công đoàn. |
Nhiều sinh viên chia sẻ khó có thể chấp nhận với quy định này. Bởi đôi khi chỉ đến trường muộn 1-2 phút sau giờ giới nghiêm (sau giờ vào lớp 15 phút) là phải quay về và coi như hôm ấy sinh viên nghỉ học.
Một sinh viên trường này chia sẻ: “Tôi đến trường vào một ngày nắng đẹp trời, lúc đó là tầm 16h chiều, điều đập vào mắt tôi đó là thứ hai đầu tuần sao nhà xe không mở cửa? Cứ ngỡ trường đã được nghỉ Tết. Đứng một lúc mới biết là trường tôi mới ban hành bộ luật phổ thông đó là “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong giờ học và chỉ mở khi hết giờ học hoặc chuyển ca. Đường đường là một trường đại học tầm cỡ, quy mô và trình độ ở một đẳng cấp khác mà lại có cái quy định mang tầm phổ thông thế? Mà không biết đóng cổng như vậy thì sẽ giúp ích được gì nhỉ? Giúp sinh viên đi học sớm, đúng giờ hay là cấm sinh viên ra ngoài ăn sáng để vào căng-tin ăn sáng, mua đồ tránh tình trạng ế ẩm! Nói chung là đeo thẻ sinh viên thì tốt và thực hiện được chứ kiểu đóng cổng trường khi vào giờ học như thế này thì các thầy cô nên xem xét lại, trường hợp như hôm nay mấy lớp được về sớm, nhưng đợi ra đúng giờ thì khó chấp nhận lắm...”.
Một sinh viên khác nói: “Người nào cũng có công việc riêng, đôi khi chỉ vào trường có chút việc rồi ra chứ không học nhưng cũng phải chờ đến đoạn chuyển giao giữa hai ca học (gần 9 giờ) mới có thể ra ngoài được”.
Bạn Ngọc Lan chia sẻ: “Có thể trường đặt ra quy định để hạn chế những sinh viên thiếu ý thức, trốn tiết nhưng không phải tất cả sinh viên đều như thế và không phải ai đến lớp cũng có ý định trốn học. Nhà trường cần xem lại cách quản lý khác thay vì áp đặt sinh viên như thế này”.
Hầu hết sinh viên đều tỏ ra ngán ngẩm, bức xúc với quy định kiểu quản lý như với học sinh phổ thông này.
Về việc này, trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Công Đoàn cho biết quy định này được thực hiện hơn một tuần nay và trường cũng đã thông báo để sinh viên nắm được.
Nhà trường đưa ra quy định này nhằm hướng nâng cao ý thức sinh viên về việc đi học đúng giờ, tránh trốn tiết và để kiểm soát việc người lạ ra vào trường một cách tự do.
“Như vậy sẽ hạn chế việc sinh viên đi học muộn, rồi người lạ vào trường quảng cáo,bán đủ thứ hay phóng xe máy trong sân trường ảnh hưởng đến các tiết học thể dục. Nhà trường cũng vừa mới trang bị một số cơ sở vật chất có giá trị, việc này cũng hạn chế chuyện bị mất cắp đồ đạc. Do đó mong sinh viên thấu hiểu cho quy định trường đưa ra”, ông Hà nói.
Tuy nhiên, theo ông Hà, quy định này không hoàn toàn cứng nhắc. “Với quy định này, sinh viên vào muộn giờ sẽ bị bảo vệ ghi tên lại, báo cáo cho phòng quản lý sinh viên và tính vào điểm thi đua, chứ nhà trường không hướng tới chuyện không cho các em vào trường. Quy định mới này cũng không cấm hoàn toàn sinh viên ra vào trường trong giờ học mà chỉ hạn chế việc tự do đi lại của các em. Nếu sinh viên xuất trình được thẻ sinh viên và có lý do chính đáng báo cáo thì bảo vệ sẽ mở cửa cho các em”, ông Hà nói.
Ông Hà cũng cho biết nhà trường sẽ vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến của sinh viên để có những điều chỉnh trong quy định sao cho phù hợp.
Thanh Hùng
">