Doanh nghiệp bất động sản kiện UBND tỉnh Khánh Hòa về quyết định giá đất
TAND tỉnh Khánh Hòa vừa thụ lý vụ “Khiếukiện quyết định hành chính về việc tiền sử dụng đất” mà nguyên đơn khởi kiện là Công ty CP Bất động sản Hà Quang (Hà Quang Land) - chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Lê Hồng Phong II (dự án Lê Hồng Phong II).
Bị đơn trong vụ kiện này là UBND tỉnh và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Dự án Lê Hồng Phong II ở TP Nha Trang có diện tích khoảng 100ha, được UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định giao đất lần đầu cho Hà Quang Land hồi tháng 4/2004. Sau đó, địa phương này phê duyệt một số dự án tiếp giáp dẫn tới việc khu đất trên bị chồng lấn ranh giới và thay đổi diện tích.
Đến năm 2015, UBND tỉnh hủy bỏ quyết định nói trên để ban hành quyết định mới, giao lại hơn 51ha đất cho Hà Quang Land thực hiện dự án Lê Hồng Phong II.
Chủ đầu tư đã làm hạ tầng, quy hoạch hệ thống giao thông rộng rãi. Khu đô thị được hình thành, trở nên sầm uất với nhà cửa khang trang. Hàng nghìn người đã chọn nơi đây để an cư lạc nghiệp.
Tuy nhiên, những năm qua, người dân đối mặt với lo lắng sau nhiều năm chờ đợi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phía chủ đầu tư cũng liên tục kiến nghị cấp thẩm quyền giải quyết những vướng mắc tại dự án, như phê duyệt giá đất để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính, người dân được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, UBND tỉnh Khánh Hòa lại xác định khu đô thị trên chưa được quy định về giá đất cụ thể, kéo theo các vấn đề liên quan “bế tắc” trong thời gian dài.
Phải đến ngày 29/8/2024, UBND tỉnh mới có quyết định 2282/QĐ-UBND (quyết định 2282) về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị mới Lê Hồng Phong II.
Cụ thể, giá đất ở đô thị là nhà liền kề, nhà biệt thự có giá 6.397.236 đồng/m2, nhà chung cư là 12.468.657 đồng/m2; giá thuê đất trả tiền hàng năm đối với đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp - đất thương mại, dịch vụ là 6.416.565 đồng/m2.
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ra các thông báo 11456, 11596, 11573, yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỷ đồng tiền thuê đất và sử dụng đất cho dự án.
Khởi kiện vì cho rằng chính quyền "áp dụng luật đã hết hiệu lực"
Trả lời PV VietNamNet, đại diện Hà Quang Land cho biết doanh nghiệp đã khiếu nại về các vấn đề liên quan tới việc xác định giá đất dự án Lê Hồng Phong II nhưng không được giải quyết. Vì thế, công ty đã có đơn gửi tới TAND tỉnh Khánh Hòa, khởi kiện UBND và Cục Thuế.
Hiện, TAND tỉnh đã thụ lý vụ “Khiếu kiện quyết định hành chính về việc tiền sử dụng đất”. Trong đó, doanh nghiệp đề nghị tòa án hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh và các thông báo số 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế.
Theo chủ đầu tư dự án Lê Hồng Phong II, quá trình xác định giá đất khu đô thị Lê Hồng Phong II được thực hiện vào thời điểm Điều 37 của Nghị định 71 quy định về phương pháp thặng dư đã có hiệu lực từ ngày 27/6/2024.
Tuy nhiên, trong các tài liệu liên quan được Công ty định giá, Hội đồng thẩm định giá đất, Sở TN&MT trình UBND tỉnh Khánh Hòa sau ngày 27/6/2024, các cơ quan, tổ chức này không áp dụng Điều 37 của Nghị định 71. Trong khi đó, địa phương lại áp dụng phương pháp thặng dư xác định giá đất cho dự án được căn cứ theo quy định tại Nghị định 12 đã hết hiệu lực.
Theo nội dung đơn khởi kiện, đương sự khẳng định UBND tỉnh xác định giá đất theo quyết định 2282 là vi phạm nguyên tắc áp dụng pháp luật, đã kéo theo xác định giá đất dự án Lê Hồng Phong II không đúng. Vì thế, quyết định 2282 được áp dụng khiến nhà đầu tư chịu về gánh nặng tài chính, đứng trước nguy cơ phá sản do không có nguồn lực chi trả. Doanh nghiệp còn cho rằng bất cập này còn ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư tại địa phương do tạo ra sự bất công giữa các dự án có điều kiện pháp lý tương tự.
Hà Quang Land đưa ra đơn cử như dự án Khu đô thị VCN - Phước Hải vốn được tách ra từ dự án Lê Hồng Phong II, có thời điểm ban hành quyết định giao đất chênh nhau khoảng 6 tháng nhưng được xác định giá đất thấp hơn 5 lần.
Liên quan việc xác định giá đất trên, UBND tỉnh Khánh Hòa từng có công văn đề nghị Bộ TN&MT hướng dẫn về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật khi Nghị định 71 được ban hành và có hiệu lực một phần. Cụ thể, ngày 23/7 vừa qua, UBND tỉnh có công văn xin ý kiến của Bộ TN&MT về xác định giá đất dự án Lê Hồng Phong II, xin được áp dụng phương pháp thặng dư theo quy định tại Nghị định 12. Đến ngày 22/8, UBND tỉnh tiếp tục có công văn gửi Bộ TN&MT về việc giải quyết các hồ sơ phương án xác định giá đất cụ thể tiếp nhận theo Nghị định 12. Tại các thời điểm trên, việc xác định giá đất theo phương pháp thặng dư phải tuân theo Điều 37 của Nghị định 71. Tuy nhiên, trong lúc Bộ TN&MT chưa có văn bản hướng dẫn, ngày 29/8, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định 2282 xác định giá đất cụ thể của dự án này, căn cứ theo Nghị định 12. 本文地址:http://tw.tour-time.com/html/387b499379.html版权声明本文仅代表作者观点,不代表本站立场。 |
Ngày 15/6, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã ra thông báo cảnh báo khách hàng tăng cường bảo mật thông tin để tránh bị lừa đảo dẫn đến mất tiền trong tài khoản.
Trong cảnh báo mới nhất này, Vietcombank cho biết thời gian qua, các ngân hàng vẫn tiếp nhận thêm các trường hợp khách hàng bị lừa đảo dẫn đến mất tiền trong tài khoản với nguyên nhân được xác định do khách hàng để lộ các thông tin ngân hàng như tên truy cập, mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử, thông tin thẻ ngân hàng...
“Để phòng tránh các trường hợp tương tự, một lần nữa, Vietcombank lưu ý khách hàng luôn bảo mật các thông tin liên quan đến giao dịch ngân hàng, các thông tin thẻ, và trong mọi trường hợp không cung cấp các thông tin này qua các trao đổi, giao tiếp trên mạng xã hội; đăng ký dịch vụ SMS để biết ngay tình trạng biến động số dư tài khoản ngân hàng và tài khoản thẻ”, Vietcombank khuyến nghị.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đề nghị các khách hàng xem thông tin hướng dẫn giao dịch an toàn trên các kênh ngân hàng điện tử và giao dịch thẻ được cập nhật thường xuyên trên website của ngân hàng.
Cụ thể, trong tài liệu hướng dẫn của Vietcombank, cùng với hướng dẫn chi tiết cho khách hàng về những nguyên tắc để giao dịch an toàn trên các kênh Ngân hàng điện tử và giao dịch an toàn bằng thẻ của ngân hàng mình cũng như cách thức để liên lạc với ngân hàng khi gặp sự cố trong quá trình sử dụng dịch vụ, Vietcombank cũng cảnh báo về các loại hình tấn công trực tuyến mà tội phạm thường sử dụng hiện nay nhằm giúp khách hàng chủ động phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất.
Theo Vietcombank, những loại hình tấn công trực tuyến thường được tội phạm sử dụng hiện nay bao gồm: Lừa đảo tài chính quốc tế; Trộm danh tính; Virus; Phishing; Hacking; và Lừa gạt qua mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo…
Đồng thời, Vietcombank cũng thông tin tới các khách hàng về những giải pháp bảo mật hiện đang được triển khai tại ngân hàng này, đó là: Sử dụng công nghệ bảo mật xác thực 2 yếu tố thông qua thiết bị bảo mật tin nhắn OTP và ứng dụng Vietcombank Smart OTP; cơ chế tự động khóa tài khoản dịch vụ Ngân hàng điện tử/ thẻ: sau 3 lần đăng nhập không thành công, Vietcombank sẽ tạm khóa tài khoản của khách hàng và khách hàng cần liên hệ với Vietcombank để được hướng dẫn kích hoạt lại tài khoản.
Vietcombank cũng đã tích hợp ứng dụng AhnLab Online Security cho các khách hàng sử dụng dịch vụ VCB-iB@nking - ứng dụng bảo mật được cài đặt vào máy tính của người sử dụng nhằm giúp khách hàng hạn chế tối đa khả năng bị đánh cắp thông tin khi thực hiện truy cập và sử dụng các dịch vụ trên VCBiB@nking của Vietcombank.
Ngoài ra, các giải pháp khác cũng được Vietcombank thực hiện đồng bộ trong các khâu thiết kế và vận hành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và các chế độ cảnh báo rủi ro đáp ứng các thông lệ quốc tế.
">Vietcombank khuyến cáo người dùng không cung cấp các thông tin thẻ qua mạng xã hội