Có vẻ như thị trường tiền số đã bình tĩnh trở lại sau khi bị các nhà đầu cơ đẩy giá lên cao chót vót hồi cuối năm ngoái. Giá trị của bitcoin – đồng tiền số nổi tiếng nhất – đã giảm một nửa kể từ đó đến nay. Tuy nhiên,Đểthuầnhóatiềnmậtmãviet nam thai lan những động lực đứng đằng sau tiền mật mã vẫn chưa hề nguội. Giá trị của bitcoin vẫn ở mức cao gấp 7 lần so với cách đây chỉ 1 năm. Theo CoinDesk, trong quý I năm nay, 6,3 tỷ USD đã được huy động thông qua các vụ ICO (1 dạng thức huy động vốn giống như phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhưng là phát hành các token), cao hơn tổng của cả năm 2017.
Không có gì khó hiểu khi các nhà quản lý muốn siết chặt kiểm soát đối với cơn sốt tiền số. Cơ hội có thể huy động tiền một cách quá dễ dàng thông qua các vụ ICO đã thu hút hàng tá những kẻ bịp bợm bên cạnh những doanh nhân thực sự. Theo ước tính của Europol, 3-4% tội phạm ở châu Âu đang lợi dụng tiền số để rửa tiền. Tuy nhiên, những người háo hức với những sự tiện lợi mà tiền số mang lại cũng có ý đúng khi lo sợ rằng nếu bị kiểm soát quá chặt chẽ (giống như lệnh cấm các sàn tiền số và các vụ ICO của Trung Quốc), 1 công nghệ đầy hứa hẹn sẽ bị chặn đứng.
Để đạt được sự cân bằng, chúng ta sẽ phải đi tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi: Tài sản số là gì? Làm sao để có thể quản lý rủi ro hàng ngày hàng giờ? Và các tài sản số đem đến những mối đe dọa như thế nào đối với sự ổn định của hệ thống tài chính?
Cho đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa có 1 khái niệm đồng nhất về tài sản số. Kể cả trong nội bộ các quốc gia, các cơ quan quản lý cũng chưa thống nhất về cách phân loại chúng. Tiền số là 1 loại hàng hóa, 1 loại tiền tệ, 1 loại chứng khoán hay là 1 loại tài sản hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện? Ở Mỹ, Ủy ban chứng khoán và hối đoái Hoa Kỳ (SEC) đã ám chỉ họ sẽ đối xử với hầu hết các token được phát hành thông qua ICO là chứng khoán. Điều đó có nghĩa là chúng phải đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe về công bố thông tin.