Giáo dục di sản bắt đầu từ giáo dục - đó là khẳng định của các diễn giả và nhà giáo dục khi tham gia tọa đàm "Giáo dục di sản tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám".
Sở VH-TT Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa tổ chức cuộc tọa đàm về "Giáo dục di sản tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám".
Nhiều năm nay,áodụcdisảnbắtđầlịch thi đấu v-league hôm nay Trung tâm Văn hóa Khoa học (VHKH) Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với nhiều trường học tổ chức các buổi ngoại khóa tại khu di tích để các em học sinh có được trải nghiệm thực tế bổ ích, phát triển kỹ năng cá nhân.
Sau mỗi chuyến tham quan, nhà trường nhận được nhiều phản hồi tích cực qua những bài thu hoạch, các hoạt cảnh, những câu chuyện kể theo trí tưởng tượng của học sinh. Tuy nhiên, cán bộ Trung tâm cũng thừa nhận, việc phổ biến giá trị di sản Văn Miếu đến học sinh tính tương tác chưa rõ nét, cần phải nỗ lực nhiều hơn.
Theo ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám: "Với cách làm mới này kỳ vọng cách giáo dục di sản sẽ có những hướng đi mới linh hoạt, thay thế những cách làm xưa cũ, kém hiệu quả. Chương trình giáo dục di sản này hướng tới việc tổ chức cho học sinh đến thăm quan di tích theo lớp. Chỉ tổ chức theo nhóm nhỏ thì việc học tập, trải nghiệm mới đạt hiệu quả cao".
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, nhiều ý kiến của các nhà quản lý góp thêm kinh nghiệm và cách làm hay để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục di sản. Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam (nhóm Cánh buồm) nhấn mạnh cần phải dạy đúng phương pháp, lựa chọn giá trị do chuyên gia di sản quyết định, xây dựng, còn truyền cảm hứng thế nào thì phải là người làm giáo dục.
Góp ý về kế hoạch chương trình giáo dục di sản tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, PGS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho rằng để thành công trong công tác giáo dục di sản tại các điểm di tích, bảo tàng hiện nay là nhờ ở các thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy các em nhỏ. Có một bất cập trong việc giáo dục di sản là căn bệnh “thành tích” trong việc đưa các em nhỏ trải nghiệm các giá trị của di sản. Nhiều trường cho các em đến các điểm di tích chỉ để đủ các hoạt động ngoại khóa thường niên, rồi để báo cáo tổng kết cuối năm học.
Đồng quan điểm, đại diện của khu Di tích Hoàng thành Thăng Long cũng thừa nhận việc tổ chức các tour trải nghiệm di sản cho các học sinh hiện nay vẫn còn mang nặng tính phong trào. Đơn cử, có những thời điểm di tích Hoàng thành Thăng Long đón gần 1.000 em học sinh nhưng tính hiệu quả không cao. Thực tế các chương trình giáo dục di sản dù được được tham khảo ý kiến của các chuyên gia cũng như có sự kết hợp chặt chẽ với các nhà trường, cơ sở giáo dục nhưng khi học sinh đến tham quan chỉ đi vòng vòng, chưa kịp tìm hiểu một điểm di tích đã vội di chuyển sang một điểm mới. Cũng theo bà Yến nguyên nhân là do nhận thức về các chương trình này với nhiều trường chưa cao.
Trong khi đó, đại diện của Di tích Nhà tù Hỏa Lò – ông Đặng Văn Biểu lại cho rằng giáo dục di sản nhiều năm vẫn là một ẩn số. Khi thực hiện việc này, những người làm tổ chức cần phải xác định những định hướng trọng tâm cụ thể. Đơn cử, việc giáo dục di sản cần phải có những nghiên cứu rõ từng lứa tuổi, đối tượng khi tham gia hoạt động. Học sinh lớp 4 khác hoàn toàn với các học sinh lớp 6 không chỉ ở việc tiếp thu kiến thức mà cần phải quan tâm đến cả vấn đề cách tiếp nhận của các học sinh. Chưa kể nhiều học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục di sản còn nặng về tính đối phó dẫn đến hiệu quả gần như chỉ ở con số 0.
Giáo dục di sản văn hóa cho thế hệ con em là việc quan trọng không chỉ đặt ra ở Việt Nam. Chính đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng từng khẳng định, di sản văn hóa cho chúng ta ý thức về bản sắc, sự hiểu biết về quá khứ, liên kết với hiện tại và tương lai. Di sản làm cho quốc gia có bản sắc riêng, vừa là thành viên của cộng đồng toàn cầu, vừa khác biệt với những quốc gia khác.
T.Lê