Dịch Covid-19 khiến chúng ta có nhiều mối lo hơn: lo bảo vệ bản thân khỏi virus,ăngthẳngmùadịchĐốiphókhôngkhó24h thể thao lo giữ việc làm khi công ty thanh lọc nhân sự, lo chăm sóc con cái khi trường học đóng cửa… Việc căng thẳng kéo dài có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, mỗi người không nên xem nhẹ việc nhận biết dấu hiệu của căng thẳng và chăm sóc đời sống tâm lý của bản thân.
Nhận biết dấu hiệu căng thẳng
Căng thẳng quá mức, trước hết sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống, về lâu dài sẽ làm sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: cáu kỉnh, tức giận nhiều hơn trước; tăng mức sử dụng rượu, thuốc lá; hoang mang, hồi hộp hoặc lo lắng; mệt mỏi hoặc quá tải; thiếu động lực, thiếu năng lượng; khó ngủ; khó tập trung.
Ngoài ra, còn có 1 số biểu hiện như: thường muốn ở một mình; lo lắng quá mức hoặc buồn bã, tuyệt vọng; đau đầu, đau bụng hoặc chóng mặt; thường xuyên muốn khóc; cảm thấy khó khăn để trao đổi hoặc nhận sự giúp đỡ.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như trên, hãy cố gắng quan sát bản thân xem những triệu chứng đó đến từ đâu. Người đi làm thường bị căng thẳng trong mùa dịch Covid-19 bởi các nguyên nhân: lo ngại về nguy cơ tiếp xúc với Covid-19 khi đi làm; lo ngại về việc các thành viên trong gia đình tiếp xúc với Covid-19 khi ra ngoài.
Hay là không nhận được sự hỗ trợ cần thiết để tập trung làm việc (ví dụ: trường mẫu giáo đóng cửa, không có người trông con); khối lượng công việc gia tăng; hoang mang về tương lai nghề nghiệp trong đại dịch; giảm thu nhập; phải thay đổi môi trường, lịch trình làm việc.
Cách kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là phản ứng bình thường khi đối mặt với đại dịch Covid-19 nhưng nếu kéo dài thì có hại. Kiểm soát được căng thẳng sẽ giúp bạn đứng vững trước sóng gió từ Covid-19.
Giao tiếp thẳng thắn với cấp trên
Cho dù vấn đề của bạn là thu nhập giảm hay khối lượng công việc tăng, bạn cũng nên nói chuyện thẳng thắn với cấp trên về mối lo ngại của mình. Giải thích rõ với sếp về những thách thức bạn đang gặp phải và mong muốn của bạn. Nên kiểm soát thái độ để cuộc trao đổi mang tính xây dựng, cả hai bên cùng nêu vấn đề và tìm giải pháp hiệu quả nhất.
Giữ kết nối
Với các quy tắc giữ khoảng cách trong mùa dịch Covid-19, sẽ không còn những buổi tụ tập sau giờ làm hay đi ăn trưa cùng đồng nghiệp, điều này khiến nhiều người cảm thấy đơn độc và bị cô lập.
Mỗi người có thể khắc phục cảm giác buồn chán bằng cách hẹn bạn bè, đồng nghiệp video call để “tám”. Những cuộc “buôn chuyện” online này cũng giúp bạn nhận ra mình không hề đơn độc trong cuộc chiến chống Covid-19.
Chọn lọc thông tin
Mỗi ngày có nhiều thông tin về Covid-19 và cập nhật thông tin mới về dịch bệnh sẽ giúp chúng ta bảo vệ tốt nhất cho bản thân và những người khác.
Tuy nhiên, liên tục đọc tin về Covid-19 có thể khiến bạn thêm sợ hãi và căng thẳng. Do đó, hãy cân nhắc tắt thông báo của mạng xã hội và chỉ đọc tin vào một khung giờ nhất định trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để tập trung vào những điều khác trong cuộc sống ngoài Covid-19.
Nếu bị “hoa mắt chóng mặt” giữa một rừng thông tin về Covid-19 và không biết bắt đầu từ đâu, hãy chọn nguồn tin đáng tin cậy như: trang Thông tin Chính phủ, báo chí chính thống, website của Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh...
Giữ gìn sức khỏe
Sức khỏe quý hơn vàng - câu nói này đặc biệt đúng trong mùa dịch Covid-19. Các bí quyết kinh điển vẫn đáng để ta làm theo: ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh uống rượu bia.
Nếu địa phương khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết, bạn có thể tập thể dục tại nhà theo video hướng dẫn trên mạng. Còn khi có việc cần thiết phải ra ngoài, hãy thực hiện nghiêm quy định 5K.
Thư giãn
Thư giãn là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần. Khi lo lắng hoặc căng thẳng, hãy nhắm mắt lại và hít thở sâu vài lần, tự nhủ rằng những cảm giác này là hoàn toàn bình thường trong đại dịch.
Tập trung vào những hoạt động tích cực, thường xuyên thư giãn bằng cách làm việc mình thích như: yoga hoặc thiền, xem phim, nghe nhạc, trồng cây, nấu ăn, chăm sóc da… sẽ giúp bạn và gia đình dễ dàng vượt qua khó khăn.
Nhiều chuyên gia dự đoán chúng ta sẽ phải sống chung với đại dịch trong thời gian dài, các quy tắc phòng ngừa như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách dần sẽ trở thành điều “bình thường mới”. Lúc này, kiểm soát căng thẳng sẽ là kỹ năng cần có cả trong sự nghiệp và đời sống hàng ngày.
FPT Long Châu khởi động chương trình "Long Châu sẻ chia - Đồng hành cùng chiến binh nhí" từ tháng 6/2024 nhằm đồng hành cùng với đối tác và khách hàng gây quỹ hỗ trợ chi phí điều trị cho các em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo (bệnh ung thư, tim bẩm sinh,..) giúp các em và gia đình vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.
Chi tiết: https://nhathuoclongchau.com.vn/vi-cong-dong/chien-binh-nhi
Quỹ Hy vọng (Hope Foundation) là quỹ xã hội từ thiện hoạt động trên toàn quốc, Quỹ sẽ hỗ trợ học sinh, trợ giúp các dự án xã hội, người khó khăn; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai…
Chương trình "Mặt trời hy vọng" là dự án thiện nguyện do Hope khởi xướng với mục tiêu hỗ trợ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo trên khắp cả nước. Chương trình đã nhận được sự đồng hành và hỗ trợ từ nhiều nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần mang đến niềm hy vọng và sự sống cho nhiều trẻ em không may mắn.
Ngọc Diệp
" alt="Long Châu chung tay tiếp sức cho 10 bệnh nhi tại Bệnh viện trung ương Huế" />Long Châu chung tay tiếp sức cho 10 bệnh nhi tại Bệnh viện trung ương Huế
Justus Uwayesu: mồ côi, ăn xin trên đường phố Rwanda, sống ở bãi rác đã trở thành một sinh viên Harvard. Ảnh: nytimes
Mùa thu này, Uwayesu đã trở thành sinh viên năm thứ nhất Đại học Harvard với học bổng toàn phần, chuyên ngành toán, kinh tế và nhân quyền. Giờ đây, ở tuổi 22, không rõ ngày sinh, cậu bé bãi rác năm nào trong trang phục jeans chẳng khác nào 1.667 sinh viên năm đầu của ngôi trường danh giá.
Lẽ dĩ nhiên, cậu có điều khác với mọi người. Cậu là minh chứng cho thấy ngay cả khi tiềm năng bị chôn sâu trong nỗi tuyệt vọng và ám ảnh nhất, khi được khai thác sẽ tỏa sáng.
Hơn 13 năm kể từ khi thoát khỏi bãi rác luôn âm ỉ khói, Uwayesu khôngđơn giản là trưởng thành qua những trường học hàng đầu của Rwanda, cậucòn học nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Pháp, Swahili và Lingala. Cậu làngười giám sát chương trình dạy kèm học sinh trung học. Cậu góp phầnthành lập một quỹ từ thiện trẻ đang phát triển trong toàn bộ hệ thốngtrường trung học trong nước. Qũy này mua bảo hiểm y tế cho học sinhnghèo, cung cấp thuốc men và và hỗ trợ học tập cho học sinh.
Cậu là minh chứng cho thấy ngay cả khi tiềm năng bị chôn sâu trong nỗi tuyệt vọng và ám ảnh nhất, khi được khai thác sẽ tỏa sáng.
Và như các thanh niên khác, cậu vẫn ngạc nhiên và thích thú khám phá văn hóa ở mảnh đất lạ.
Những người bạn cùng phòng đã giúp cậu thích nghi với cuộc sống ở Boston. “Mọi người ở đây rất chăm chỉ làm việc", cậu nói. "Họ làm mọi thứ rất nhanh, di chuyển cũng nhanh, họ nói với bạn sự thực, về những trải nghiệm và suy nghĩ của họ. Ở Rwanda, chúng tôi nói chuyện với người lớn theo cách khác. Chúng tôi không ồn ào. Ở đây, bạn có suy nghĩ độc lập".
Sinh ra ở vùng nông thôn phía đông Rwanda, mới 3 tuổi, Uwayesu đã mất cha mẹ vì nạn diệt chủng. Các nhân viên Chữ thập đỏ đã cứu cậu cùng một anh trai và hai chị gái. Họ được chăm sóc đến năm 1998, khi ngày càng có nhiều trẻ mồ côi khiến các nhân viên phải đưa họ trở lại làng. Giữa lúc đó xảy ra nạn hạn hán, sau đó là đói kém. "Tôi bị suy dinh dưỡng", Uwayesu nói. “Anh tôi nói phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, nhưng không thể, có nhiều lúc chúng tôi nhịn đói cả ngày".
Năm 2000, cậu và người anh tìm đến Kigali, Thủ đô của Rwanda để tìm kiếm thức ăn. Và rồi bãi rác Ruviri ở ngoại ô thành phố, nơi ẩn trú của hàng trăm trẻ mồ côi, là đích đến của họ. Justus tìm ra "ngôi nhà" cùng với hai đứa trẻ khác là chiếc xe bỏ hoang không cửa sổ. "Không có nước, tất cả đều không tắm. Thứ duy nhất là tìm cách giữ ấm trong đêm", cậu kể lại.
Uwayesu đã phải đi khập khiễng vì bị ngã từ một chiếc xe chở rác đang di chuyển. Một lần cậu suýt bị chôn sống khi xe ủi đẩy rác xuống hố. Những lúc ăn xin trên đường phố, cậu đã chứng kiến một thế giới hoàn toàn khác hẳn. "Buổi chiều, những đứa trẻ tan trường trong bộ đồng phục, chạy nhảy và vui chơi trên đường. Đó là thực là lúc đen tôi, vì tôi không thể hướng về một tương lai. Tôi không thể thấy cuộc sống có thể tốt hơn thế nào, hay làm cách nào thoát khỏi cảnh hiện tại".
Và Effiong đã trở thành vị cứu tinh của cậu. Qũy từ thiện mà bà thiết lập tại New Rochelle, New York mang tên Esther’s Aid, vào năm 2000 đã quyết định tập trung mọi nỗ lực giúp đỡ trẻ mồ côi Rwanda. Một ngày Chủ nhật năm 2001, sau khi phân phát cả một container quần áo và thực phẩm, bà đi taxi tới bãi rác, thấy trẻ mồ côi đang gây lộn với nhau, rồi trò chuyện và thuyết phục đưa các em tới một nơi an toàn.
Justus được tắm gội, thay quần áo, chữa trị vết thương và cuối cùng là tới trường tiểu học. Ngay ở cấp một, cậu đã đứng đầu lớp rồi đạt bậc A trung học cơ sở và tiếp theo là học bổng tại một trường trung học có tiếng. Trong suốt thời gian đi học, cậu đã tích cực làm việc cho quỹ từ thiện. "Cuộc sống của tôi đã thay đổi nhờ có Effiong".
Tốt nghiệp trung học, cậu nộp hồ sơ và giành được chương trình học bổng một năm mang tên Bridge2Rwanda từ một quỹ từ thiện chuyên giúp đỡ các học sinh tài năng. Suốt cả thập kỷ qua, vị giám đốc tuyển sinh quốc tế của Harvard đã bỏ tâm sức tìm kiếm các ứng viên tài năng của châu Phi mỗi năm. Và cánh cửa trường đại học danh giá nhất nước Mỹ đã rộng mở chào đón cậu.
Minh Tâm(Theo New York Times)
" alt="Từ bãi rác thẳng tiến đến Harvard" />
...[详细]
Các bác sĩ phẫu thuật từ Đại học Alabama chuẩn bị thận lợn để cấy ghép cho bệnh nhân chết não. Ảnh: Đại học Alabama
Chỉ mất khoảng hơn 20 phút kể từ khi hoàn tất việc cấy ghép, hai quả thận đã có thể khởi động chức năng lọc máu và tạo ra nước tiểu mà không bị cơ thể bệnh nhân đào thải. Bên cạnh đó, quả thận cũng không truyền bất kỳ tế bào hay vi khuẩn có hại nào từ lợn sang người.
Tuy nhiên, một trong hai quả thận hoạt động tốt hơn quả còn lại, nguyên nhân được cho là do một quả bị tổn thương trong quá trình tách từ con lợn bị biến đổi gen.
Tiến sĩ Locke cho hay, thí nghiệm này cho thấy cơ thể của người bị chết não vẫn có thể phục vụ cho việc thử nghiệm các phương pháp điều trị mới. Việc thí nghiệm cấy ghép nội tạng từ loài này sang loài kia được kỳ vọng có thể giải quyết được tình trạng khan hiếm nguồn cung nội tạng phục vụ mục đích y tế trên toàn cầu.
Việc cấy ghép nội tạng từ động vật sang người vốn được thử nghiệm suốt nhiều thập kỷ qua, song phần lớn đều không thành công vì hệ miễn dịch của cơ thể người thường ngay lập tức tấn công và đào thải các tế bào từ cơ quan nội tạng của động vật. Nhưng giờ đây, các công nghệ chỉnh sửa gen động vật có thể giúp các cơ quan nội tạng của chúng trở nên “giống người” hơn, giúp cho việc cấy ghép vào cơ thể người trở nên khả thi hơn.
Đầu tháng này, các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ) tuyên bố đã cấy ghép thành công quả tim lợn đã được chỉnh sửa gen cho một bệnh nhân 57 tuổi. Đến nay, bệnh nhân đang hồi phục dần và được đội ngũ y tế theo dõi kỹ lưỡng để đánh giá hiệu quả hoạt động của phần nội tạng mới trong cơ thể.
Cuối năm ngoái, các bác sĩ ở New York (Mỹ) cũng đã cấy ghép thành công một quả thận lợn cho một bệnh nhân chết não.
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Việt Anh
Thí nghiệm kỳ dị ghép đầu chó của nhà khoa học Liên Xô
Vladimir Demikhov đã cắt đầu một con chó, giữ đầu còn sống bằng một công nghệ đặc biệt và ghép đầu này vào thân một con chó khác.
" alt="Bác sĩ Mỹ lần đầu ghép thành công cặp thận lợn cho người chết não" />
...[详细]
Về chế độ đãi ngộ đối với giáo viên công tác và giảng dạy tại trường THPT chuyên, giáo viên giảng dạy các môn chuyên, giáo viên dạy song ngữ các môn chuyên sẽ được hưởng hỗ trợ hàng tháng bằng 150% mức lương cơ sở, thời gian hưởng 10 tháng/năm.
Giáo viên giảng dạy song ngữ các môn không chuyên được hưởng hỗ trợ hàng tháng bằng 120% mức lương cơ sở, thời gian hưởng 10 tháng/năm.
Với học sinh trường THPT chuyên có hộ khẩu tại các huyện của tỉnh hoặc nhà ở cách trường trên 15 km được hỗ trợ kinh phí bằng 0,15 lần mức lương cơ sở/tháng/học sinh trong 9 tháng/năm.
Những học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì không được hưởng chế độ theo quy định của chính sách này.
Chính sách hỗ trợ cho thầy trò tham gia thi học sinh giỏi
Dự thảo Nghị quyết cũng có chính sách hỗ trợ cho học sinh tham gia đội tuyển của tỉnh dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi khoa học kỹ thuật quốc gia, thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực quốc tế.
Học sinh tham gia đội tuyển của tỉnh được chọn dự thi học sinh giỏi quốc gia trong thời gian ôn luyện được hỗ trợ bằng 0,1 lần mức lương cơ sở/ngày/học sinh, thời gian hỗ trợ không quá 90 ngày/năm.
Học sinh tham gia đội tuyển của tỉnh được chọn dự thi học sinh giỏi quốc gia, trong thời gian bồi dưỡng, ôn luyện ở ngoài tỉnh được hỗ trợ tiền tàu xe, mỗi lần đi về bằng 0,15 lần mức lương cơ sở/học sinh; hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ, tiền sinh hoạt phí bằng 0,3 lần mức lương cơ sở/ngày/học sinh, thời gian hỗ trợ không quá 30 ngày/năm.
Học sinh trong đội tuyển quốc gia tập huấn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực quốc tế được hỗ trợ chi phí ăn, nghỉ, đi lại và học tập trong thời gian tham gia tập huấn bằng 100% mức lương cơ sở/ngày/học sinh, số ngày được hưởng không quá 30 ngày/học sinh/năm.
Theo dự thảo này, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ một lần cho học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, học sinh giỏi quốc tế và khu vực quốc tế như sau: Giải Nhất: 10 triệu đồng/giải; Giải Nhì: 8 triệu đồng/giải; Giải Ba: 5 triệu đồng/giải; Giải Khuyến khích: 3 triệu đồng/giải.
Cùng đó, chi cho giáo viên ôn luyện, bồi dưỡng đội tuyển của tỉnh dự thi học sinh giỏi quốc gia với mức bằng 0,8 lần lương cơ sở/buổi dạy (4 tiết), thanh toán theo số buổi dạy thực tế và không quá 90 buổi cho mỗi đội tuyển Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí; các đội tuyển có phần thi thực hành: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tin học không quá 100 buổi/đội tuyển.
Chi trả tiền thuê chuyên gia đầu ngành, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ôn luyện đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia với mức bằng 2 lần lương cơ sở/buổi dạy (4 tiết), thanh toán theo số buổi dạy thực tế và không quá 30 buổi/đội tuyển.
Nếu được thông qua, nguồn kinh phí thực hiện các việc trên sẽ do ngân sách nhà nước của tỉnh Hòa Bình đảm bảo.
Thanh Hùng
Bộ đề nghị có trường chuyên tư thục, các hiệu trưởng nói gì?
Để hệ thống trường chuyên tiếp tục phát huy được những hiệu quả, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách xây dựng trường chuyên tư thục.
" alt="Hòa Bình đề xuất hỗ trợ 1 tỷ đồng cho giáo sư, phó giáo sư về dạy trường chuyên" />