Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ dịch vụ tổng hợp nhằm cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn hạn, cho thuê văn phòng làm việc, cung cấp nhiên liệu (xăng dầu) cho khu vực.
Quy mô dự án gồm trung tâm thương mại tổng hợp kết hợp khách sạn cao 15 tầng, nhà dịch vụ kết hợp để xe 5 tầng, cửa hàng xăng dầu loại IV và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác với tổng diện tích khoảng 6.300m2, vốn đầu tư khoảng 160 tỷ đồng.
Thời gian khởi công xây dựng dự án là quý III/2016, hoàn thành đưa vào hoạt động từ quý IV/2019.
Ngày 31/10/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định thu hồi đất cho CTCP Xe khách Thanh Hóa thuê để thực hiện dự án, tổng diện tích 6.326m2, thời hạn thuê đất 50 năm. Hình thức thuê đất, nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
Theo nội dung quyết định, thu hồi 870,9m2 đất do UBND phường Đông Hương quản lý (đất nông nghiệp 530m2; đất giao thông, thủy lợi 340,9m2) để phục vụ dự án.
CTCP Xe khách Thanh Hóa được chuyển mục đích sử dụng 1.065,6m2 đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phục vụ dự án; chuyển mục đích sử dụng 4.389,5m2 đất từ bãi đỗ xe (trước đó giao cho công ty) sang đất thương mại, dịch vụ.
Ngày 9/2/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền thuê đất dự án là gần 14,9 triệu đồng/m2; giá trị thửa đất hơn 94 tỷ đồng.
Trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, thời gian khởi công dự án là quý III/2016 và đi vào hoạt động từ quý IV/2019. Tuy nhiên, mãi đến năm 2020 dự án mới được khởi công.
Công trình đang thi công thì bất ngờ đến cuối năm 2022 tạm dừng. Từ đó đến nay, một số hạng mục đã được xây thô vẫn "đứng hình". Xung quanh công trình được quây tôn kín mít, bên trong không có công nhân làm việc.
Theo ghi nhận của PV, dự án đã xây thô được khoảng 13 tầng, phía trên vẫn để sắt chờ để nối tầng.
Ngoài việc chậm tiến độ, đáng chú ý, dự án nằm trên "khu đất vàng" này được giao đất mà không qua đấu giá quyền sử dụng đất, theo Khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013.
Theo lãnh đạo phường Đông Hương, dự án trên có một phần đất nông nghiệp, giao thông nội đồng của phường đã thu hồi giải phóng mặt bằng cho CTCP Xe khách Thanh Hóa thuê.
"Dự án được được khởi công từ năm 2020, đến cuối năm 2022 thì chủ đầu tư dừng thi công do không chốt được khối lượng với đơn vị thi công (không có vốn-pv). Công trình vẫn để không, chưa biết khi nào chủ đầu tư mới thi công trở lại", một lãnh đạo phường Đông Hương chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề trên, trả lời PV.VietNamNet, đại diện Phòng Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, cho biết, việc giao đất cho CTCP Xe khách Thanh Hóa để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Dịch vụ tổng hợp không qua đấu giá là đúng theo quy định của pháp luật.
Theo lý giải của Phòng Quản lý đất đai, trong tổng diện tích 6.326m2 đất trên có 1.065,6m2 đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng chưa được giải phóng mặt bằng. Đất do UBND phường Đông Hương đang quản lý và đất thuê của công ty chưa đủ điều kiện thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
‘Phiên chợ’ đấu giá đất 2023: Nơi rầm rộ chốt lô, nơi ế ẩm bỏ cọc tiền tỷNăm 2023 khép lại với những cuộc đấu giá đất “dở khóc, dở cười”. Có địa phương thu về ngân sách chênh vài chục tỷ đồng so với giá khởi điểm; nhưng có nơi quá “ế”, không có người tham gia đấu giá." alt=""/>Dự án trên 'đất vàng’ Thanh Hóa giao đất không qua đấu giá bỗng... 'đứng hình'Zinger+ sở hữu thiết kế gọn gàng, tiện dụng. Xe có chiều cao yên 740mm, sử dụng khung thép carbon, dàn áo nhựa ABS được sơn tĩnh điện. Thiết kế của xe phù hợp với chị em phụ nữ, học sinh nhờ yên thấp, đủ giỏ đựng đồ, bàn đạp, đèn chiếu sáng, đồng hồ đo dung lượng pin...
Pega trang bị cho xe đạp điện Zinger+ khối động cơ điện 250W, giúp đạt tốc độ từ 25-35km/h, phù hợp với mục đích sử dụng chính của phần lớn người dùng sử dụng xe để đi lại. Đi kèm với đó, Pega trang bị cho xe điện của mình ắc quy loại 48V-12Ah, giúp cấp nguồn cho tối đa quãng đường 80km.
Asama là một trong những thương hiệu xe đạp điện sớm xuất hiện trên thị trường Việt Nam cách đây đã lâu. Với số tiền 3- 5 triệu đồng, bạn có thể chọn mua mẫu điện Asama EBK SH1801 đời 2020-2021.
Asama SH 1801 là dòng xe đạp điện đô thị thế hệ mới, đối thủ của Pega Zinger+ với thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng giúp người dùng di chuyển linh hoạt, dễ dàng. Xe sử dụng bộ vành đúc 18 inch bằng hợp kim cao cấp, sử dụng thắng cơ kiểu xe máy đặt ở tâm bánh xe giúp người điều khiển dễ dàng làm chủ tốc độ của xe. Ngoài ra xe đời này đã dùng bộ giảm xóc sau lò xo thay thế bản cũ, có thể chở nặng đến 120kg, vận hành ổn định.
Động cơ xe được sản xuất với quy trình đến từ Đài Loan với công suất 250W. Xe đạp điện Asama EBK SH 1801 sử dụng bình ắc quy chì khô, giúp xe có thể di chuyển tối đa 50 km mới phải sạc đầy 1 lần. Giá mua mới của mẫu xe này hiện nằm trong khoảng 9,9-10,5 triệu đồng tùy từng đại lý.
Trên các chợ xe cũ, Osakar Alpha 2020-2021 hiện được chào bán với giá dao động từ 3-5,5 triệu đồng. Osakar Alpha 2020, 2021 được thiết kế theo dạng khối kéo dài theo thân xe về đuôi, giống mẫu Nijia của Trung Quốc quen thuộc thời gian trước.
Phần đầu đèn trước của xe đạp điện Osakar Alpha S 2021 ở dạng cụm 2 đèn LED, bánh trước và sau của xe được trang bị cặp lốp kích thước 18 x2.5 và một vành hợp kim thép tiêu chuẩn.
Xe đạp điện Osakar Alpha S 2021 được trang bị bộ bình ắc quy thông số 48V-12Ah cho vận tốc tối đa 30-40km/h. Sau mỗi lần sạc đầy, xe có thể di chuyển được quãng đường tối đa khoảng 50km. Thời gian sạc đầy bình của con xe này rơi vào khoảng từ 6-8 tiếng.
Hiện tại, mẫu xe điện Alpha S 2023 được nhà sản xuất trang bị 3 phiên bản với giá bán dao động từ 11,39-13,49 triệu đồng.
Nijia là một thương hiệu từng làm mưa làm gió kể từ khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào năm 2009. Cái tên Nijia cũng phổ biến hơn chục năm nay cho một mẫu xe được nhiều chị em ở đô thị sử dụng.
Hiện tại, xe đạp điện Nijia có rất nhiều biến thể với giá bán từ 9 -13 triệu đồng tuỳ theo khác biệt về ắc-quy, đèn, vành, phanh,...
Điểm nhấn và cũng là sự độc đáo của xe đạp điện Nijia đó là giỏ đựng hàng phía trước tạo hình như một ba lô nhỏ, sàn xe cứng chắc và giảm xóc tốt hơn so với một số dòng xe đạp điện học sinh giá tương đương như X-men.
So với những mẫu xe đạp điện giá tương đương thì điểm hơn của Nijia là có động cơ công suất lên tới 500W. Xe sử dụng bình ắc quy 48V - 12A, có thời gian sạc đầy trung bình 6-8 tiếng và quãng đường đi được sau mỗi lần sạc là 40-45Km. Giá xe cũ đời 2019-2020 hiện đang bán chưa đến 5 triệu đồng.
(tổng hợp)
Loạt xe tay ga 50cc giá rẻ hơn xe máy điện hiện nayNhững chiếc xe tay ga 50cc giá rẻ trên dưới 20 triệu đồng vẫn thu hút được giới trẻ so với nhiều lại xe máy điện đắt đỏ hiện nay." alt=""/>Top xe đạp điện cũ giá rẻ dưới 5 triệu dễ mua nhất hiện nayĐược biết, sàn thương mại điện tử ngành Công Thương thiết kế giao diện theo hướng tiện lợi, giúp doanh nghiệp dễ dàng đăng ký tài khoản và đăng các sản phẩm - dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Thêm nữa, các chủ cơ sở sản xuất tại địa phương cũng có thể đăng tải thông tin, quản lý đơn hàng bán, thống kê doanh thu trên sàn.
Đối với người tiêu dùng thì có thể xem thông tin sản phẩm và cơ sở sản xuất, hoặc phản hồi về chất lượng để cơ quan chức năng kiểm duyệt nội dung quảng bá sản phẩm, các đánh giá...
Phát huy thế mạnh của loại hình này, thời gian qua sở chức năng địa phương tiếp tục xây dựng Đề án nâng cấp Sàn thương mại điện tử ngành Công Thương và đã được Bộ Công Thương phê duyệt vào cuối năm 2022. Tiếp đó còn phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện triển khai kết nối Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng với Sàn thương mại điện tử quốc gia - Sàn Việt (www.sanviet.vn) nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của sàn thương mại điện tử ngành Công Thương.
Theo ông Biện Tấn Tài - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận, đến nay Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã được nâng cấp, hoàn thiện và bổ sung thêm các tính năng. Cụ thể, quản lý gian hàng, quản lý danh mục, quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng theo trạng thái xử lý, quản lý nhóm sản phẩm trong gian hàng. Hay như đăng ký kênh người bán, gắn nhãn sản phẩm, chia sẻ sản phẩm lên Sàn Việt hoặc sàn thương mại điện tử của các địa phương khác...
Trong khi người mua hàng quản lý được thông tin và trạng thái của đơn hàng, có thể đánh giá gian hàng, sản phẩm trên hệ thống và đặc biệt là tính năng tính giá ship của đơn vị vận chuyển, hỗ trợ thanh toán điện tử hoặc tích hợp truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa...
Đầu tháng 5/2024, ngành Công Thương địa phương đã phối hợp tổ chức Hội nghị giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng. Qua đó tập trung hướng dẫn doanh nghiệp về tính năng và cách đăng ký tham gia kinh doanh, mua - bán trên sàn thương mại điện tử ngành Công Thương cũng như liên kết, kinh doanh, mua - bán trên Sàn Việt...
Đây cũng được xem là kênh quan trọng để giới thiệu, quảng bá đến doanh nghiệp, người tiêu dùng về các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng để phát triển thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận.
Liên quan vấn đề này, Sở Công Thương đã giao đơn vị trực thuộc là Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tiếp tục quản lý, vận hành, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng trong thời gian tới.
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bình Thuận cho biết: Sau khi Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đi vào hoạt động, đến nay đã có khoảng 70 doanh nghiệp, cơ sở của tỉnh đăng ký tham gia và đưa “lên sàn” hơn 80 sản phẩm (trong đó có 32 sản phẩm kết nối lên Sàn Việt). Hiện trên các sàn cũng có hàng chục giao dịch thành công của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Bình Thuận như: Công ty TNHH Nước ép Phúc Hà, Cơ sở Rượu thanh long Bảo Long, Công ty TNHH Nước mắm Mai Hương, Công ty TNHH Bảo Liên Phát... |
Theo Đ.Quốc(Báo Bình Thuận)
" alt=""/>Hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm Bình Thuận “lên sàn” điện tử