![]() |
Dự kiến bác sĩ chuyên khoa II sẽ được công nhận có trình độ tiến sĩ |
Giảng viên có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp I các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính như giảng viên có trình độ thạc sĩ.
Đối với khối ngành nghệ thuật, giảng viên là nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính như giảng viên có trình độ tiến sĩ.
Giảng viên là nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính như giảng viên có trình độ thạc sĩ.
Cũng theo dự thảo, giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng quy đổi trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy đổi theo hệ số như sau:
![]() |
Số lượng giảng viên cơ hữu quy đổi theo khối ngành bao gồm: giảng viên cơ hữu ngành quy đổi và giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành đó. Trong đó, số lượng giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành được xác định dựa trên công thức:
Số lượng giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành i = Tổng số giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của trường x Số lượng giảng viên cơ hữu ngành quy đổi của khối ngành i/ Tổng số giảng viên cơ hữu ngành quy đổi của tất cả khối ngành của trường.
Thêm một điểm mới của Dự thảo này là chỉ tiêu tuyển sinh các trường đại học ngoài được xác định dựa trên số lượng giảng viên cơ hữu, quy mô đào tạo sẽ được xác định trên số sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
Cụ thể, nếu tỷ lệ trung bình của sinh viên có việc làm trong một năm kể từ khi tốt nghiệp đạt từ 90% trở lên và có sinh viên bị sàng lọc thì sau khi xác định chỉ tiêu theo quy định chung còn được xác định chỉ tiêu tuyển sinh tăng thêm không quá 25% số trung bình cộng của sinh viên bị sàng lọc trong 4 năm trước liền kề năm tuyển sinh. Nếu cơ sở đào tạo chưa đủ 4 năm có sinh viên tốt nghiệp thì tính số trung bình cộng sinh viên bị sàng lọc của các khóa đã tốt nghiệp.
Lê Huyền
- Đây là một trong 6 điểm được Bộ GD&ĐT dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Quy chế tuyển sinh năm 2019.
" alt=""/>Giảng viên là bác sĩ chuyên khoa II sẽ được công nhận tương đương tiến sĩSự phát triển bùng nổ của ngành công nghiệp may mặc trẻ em tại thị trấn Zhili thuộc huyện Hà Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc đã mang tới vô số cơ hội cho những người mẫu nhí. Đó là động lực khiến rất nhiều bậc phụ huynh làm mọi cách đưa con cái họ tới đây để tham gia các khóa đào tạo người mẫu cũng như cố gắng giành được các hợp đồng quảng cáo.
Theo trang Sina, mỗi người mẫu nhí kiếm được từ 80 - 150 Nhân dân tệ (khoảng 277.000 - 520.000 đồng) cho một lần chụp mẫu quảng cáo một sản phẩm may mặc nào đó hoặc tới khoảng 10.000 NDT (34,6 triệu đồng) cho một ngày làm mẫu diện hơn 100 bộ đồ, váy áo khác nhau.
Những mẫu nhí đắt khách nhất kiếm được tới 1 triệu NDT (gần 3,6 tỉ đồng) mỗi năm, trong khi những "đồng nghiệp" cùng trang lứa, thành công ở mức vừa phải cũng có mức thu nhập hàng năm vào khoảng hàng trăm ngàn NDT (hàng trăm triệu đồng).
![]() |
Các người mẫu nhí xếp hàng dài chờ tới lượt biểu diễn. Ảnh: Sina |
Hiện có gần 10.000 hãng dệt may trẻ em đang đóng đô ở Zhili, nơi có số dân cư trú thường xuyên chỉ vào khoảng 100.000 người. Nhờ dịch vụ mẫu nhí phát triển mạnh, số cư dân tại thị trấn có lúc đạt đỉnh điểm tới 350.000 người, chẳng hạn như vào ngày độc thân (11/11), một dịp kích cầu mua sắm ở Trung Quốc.
Một bà mẹ họ Bao kể, cô cùng con gái Gu Ge, hiện 11 tuổi đã chuyển từ tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc đến Zhili sống cách đây 7 năm, khi ngành công nghiệp dệt may trẻ em bắt đầu khởi sắc.
"Nhiều lần, Gu Ge phải làm bài tập trong giờ nghỉ, giữa những lần thay áo váy hoặc trang điểm. Sau giờ học, con tôi phải nhờ các thầy cô giáo dạy phụ đạo cho những môn học phải vắng mặt do đi làm mẫu. Cháu đam mê biểu diễn và tôi nghĩ con bé rất thích được làm người mẫu", cô Bao bộc bạch.
![]() |
Gu Ge tranh thủ đọc bài tập trong lúc cô bé được chuyên gia làm tóc. Ảnh: the paper.cn |
Gu Ge cũng chia sẻ, cô bé muốn trở thành diễn viên trong tương lai.
Tuy nhiên, việc đào tạo và hành nghề người mẫu không hề dễ dàng. Cô Bao cho hay, công việc làm mẫu đầu tiên của Gu Ge kéo dài từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối.
"Các bài tập kỹ năng cơ bản dài lê thê và đòi hỏi sự khổ luyện. Bọn trẻ thường khóc lóc trong khi tham gia các khóa đào tạo", Xi Shenghao, một cựu người mẫu chuyên nghiệp đang giảng dạy tạo một trường đào tạo mẫu nhí ở Zhili, cho hay.
Shen Rongfeng, một quản lý tại Công ty may mặc Hồ Chu Minh Đô phát biểu trên Nhật báo Chiết Giang rằng, nhu cầu người mẫu nhí tăng đột biến cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử.
"Khi chiếc váy do một mẫu nhí nào đó diện, gây sốt trên mạng, các công ty khác sẽ đổ xô tới mời người mẫu ấy chụp hình cho họ. Giá của các mẫu nhí sẽ được đẩy lên cao do hiệu ứng ngôi sao này", ông Shen giải thích.
![]() |
Một mẫu nhí được cha đút vài miếng lót dạ trong lúc chuẩn bị lên sàn diễn. Ảnh: thepaper.cn |
Cạnh tranh khốc liệt đồng nghĩa một lượng không nhỏ người mẫu nhí sẽ rơi vào tình trạng "ế khách". Nhiều đứa trẻ thậm chí không nhận được hợp đồng làm mẫu nào mỗi tháng. Tuy nhiên, điều đó không làm nản lòng các ông bố, bà mẹ đầy tham vọng.
Cha mẹ của Sheng Zhe, một cậu bé 6 tuổi nhưng đã có 2 năm thâm niên làm người mẫu, tiết lộ họ đã từ bỏ việc kinh doanh hải sản ở đông bắc Trung Quốc để đến thuê nhà tại Zhili hồi đầu năm nay nhằm tìm kiếm cơ hội cho con trai.
Một số bậc phụ huynh khác thúc ép con gia nhập làng mẫu nhí không chỉ bởi hám thu nhập "khủng" mà còn vì mong muốn giúp bọn trẻ trở nên mạnh dạn và tự tin hơn.
Một bà mẹ tên Wang Lili nói, cô bắt con gái 9 tuổi của mình, Xu Ziqing, thử học làm người mẫu cách đây 4 năm vì nghĩ cô bé quá nhút nhát.
"Hiện, con bé cực tự tin và thích các sàn diễn. Tôi chưa bao giờ quan tâm đến thu nhập của con. Tôi chỉ chú trọng đến những gì cháu được học và trải nghiệm", cô Wang nhấn mạnh.
Tuấn Anh
" alt=""/>Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong làng mẫu nhí Trung QuốcKỳ thi đánh giá năng lực sẽ được tổ chức hai đợt thi vào tháng 3/2019 và tháng 7/2019. Kết quả của kỳ thi này được sử dụng như một phương thức xét tuyển vào ĐHQG TP.HCM.
![]() |
Thí sinh làm bài thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2018 |
Ở đợt 1, từ ngày 18/1-28/2, ĐHQG TP.HCM sẽ mở cổng đăng ký dự thi. Lệ phí dự thi là 200.000 đồng thông qua các hình thức: thanh toán trực tiếp, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc sử dụng ứng dụng Ví MoMo. Ngày thi diễn ra ngày 31/3, sau đó kết quả của kỳ thi sẽ được công bố vào ngày 10/4. Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 sẽ được tổ chức tại TP.HCM và tỉnh Bến Tre.
Ở đợt 2, thời gian mở cổng đăng ký dự thi ttừ ngày 15/4-31/5, tổ chức thi vào ngày 7/7, công bố kết quả thi vào ngày 15/7. Kỹ thi sẽ được tổ chức tại TP.HCM, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ hoặc An Giang), khuc vực miền Trung (Quy Nhơn hoặc Đà Nẵng). Từ ngày15/4-15/6 sẽ mở đăng ký xét tuyển vào ĐHQG TP.HCM
Thí sinh có thể đăng ký dự thi 1 đợt hoặc cả 2 đợt. Nếu thí sinh dự thi nhiều hơn một đợt thì kết quả thi cao nhất sẽ được sử dụng để xét tuyển.
Năm nay, ngoài các đơn vị thành viên của ĐHQG TP.HCM , kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực còn được 8 trường ĐH, CĐ khác sử dụng để xét tuyển trong năm 2019 gồm: Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Thủ Dầu Một và Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, ĐHQG TP.HCM, cho hay chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức ĐGNL năm 2019 chiếm tối đa 40% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành. Thí sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng vào các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc của ĐHQG TP.HCM. Bên cạnh đó, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học và Cao đẳng ngoài hệ thống ĐHQG TP.HCM (không giới hạn số nguyện vọng) có sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh”.
Theo đó, bài thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh. Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA.
Cấu trúc bài thi gồm 3 phần: (1)Sử dụng ngôn ngữ, (2) Toán học, Tư duy logic và phân tích số liệu, (3) Giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
Bài thi ĐGNL gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Lê Huyền
" alt=""/>ĐHQG TP.HCM mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực